Đánh giá kết quả điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to bằng viên nang totcos (Trang 68 - 82)

4.2.1. Tác dụng giảm đau theo thang điểm VAS

Đau là cảm giác chủ quan của người bệnh, và người bệnh quyết định đi khám bệnh hay không cũng chính bởi vì đau. Do vậy để đánh giá hiệu quả của phương pháp, trước tiên phải đánh giá mức độ giảm đau của người bệnh sau khi điều trị. Đau thần kinh hông to là do có sự chèn ép chủ yếu vào rễ L5 và rễ S1 tùy vào các mức độ khác nhau. Để đánh giá mức độ đau, chúng tôi sử dụng thang điểm VAS (Visual Analogue Scale) đánh số từ 0 – 10.

Kết quả bảng 3.3 cho thấy trước điều trị, tất cả các bệnh nhân ở 2 nhóm đều ở mức độ đau vừa và nặng, mức đau nặng ở nhóm nghiên cứu là 32,5% còn ở nhóm chứng là 52,5%. Điểm trung bình VAS ở nhóm nghiên cứu là 5,28 ± 0,75 điểm, nhóm chứng là 5,50 ± 0,78 điểm. Không có sự khác biệt về phân bố mức độ đau giữa 2 nhóm với p > 0,05. Với mức điểm VAS trước điều trị như vậy, chúng tôi không cần phải sử dụng thêm các thuốc giảm đau cũng như đổi phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Mức độ đau trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương của Nguyễn Thị Thúy (2016) với 100% bệnh nhân ở mức đau vừa và nặng (đau nặng chiếm 56,7% ở nhóm I và 76,7% ở nhóm II), điểm VAS trung bình nhóm I là 5,83 ± 1,15 điểm, ở nhóm II là 6,03 ± 0,76 điểm [40]; Trần Thị Minh Quyên (2011) có điểm VAS ngày đầu là 5,97 ± 1,16 trong đó mức độ đau nặng là 48,5%, mức độ đau trung bình là 51,5% [34]; Vũ Thị Thu Trang (2017) điểm VAS ngày đầu là 6,10 ± 0,71 điểm [41].

Sau 14 ngày điều trị, điểm VAS trung bình ở nhóm nghiên cứu là 3,03 ± 0,89 điểm, ở nhóm chứng là 3,63 ± 0,84 điểm (biểu đồ 3.6). So với ngày đầu, điểm VAS ở từng nhóm đều giảm có ý nghĩa (p < 0,001). So sánh giữa 2 nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có sự khác biệt với p < 0,01.

Sau 28 ngày, điểm VAS trung bình ở nhóm nghiên cứu giảm còn 1,40 ± 0,81 điểm, ở nhóm chứng giảm còn 2,28 ± 0,88 điểm (biểu đồ 3.6). So sánh với ngày đầu và ngày thứ 14 thì điểm VAS giảm có sự khác biệt (p < 0,001), mức độ đau được cải thiện. So sánh giữa 2 nhóm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, nhóm nghiên cứu giảm điểm VAS nhiều hơn nhóm chứng.

Về cải thiện mức độ đau (bảng 3.6), trước điều trị 100% bệnh nhân ở 2 nhóm đều ở mức đau vừa và nặng. Sau 14 ngày không còn mức độ đau nặng, ở nhóm nghiên cứu tỷ lệ không đau 2,5%, đau nhẹ 20%, đau vừa 77,5%, nhóm chứng có tỷ lệ đau nhẹ 12,5%, đau vừa 87,5%. Các tỷ lệ đau không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05). Sau 28 ngày điều trị, ở nhóm nghiên cứu chủ yếu là mức không đau (15%) và đau nhẹ (80%), ở nhóm chứng chủ yếu là mức đau nhẹ (55%) và đau vừa (42,5%), có 1 bệnh nhân (2,5%) không đau. So sánh các tỷ lệ này giữa 2 nhóm có sự khác biệt với p < 0,001. Như vậy nhóm nghiên cứu có mức giảm đau nhiều hơn so với nhóm chứng.

Kết quả này cũng tương đương với các nghiên cứu của Vũ Thị Thu Trang (2017) sau điều trị điểm VAS giảm còn 1,10 ± 0,92; Trần Thái Hà (2011) sau 30 ngày, điểm VAS là 1,2 ± 1,1 điểm ở nhóm nghiên cứu; Trần Thị Minh Quyên (2011) điểm VAS ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng lần lượt là 1,45 ± 1,00 điểm và 2,21 ± 1,29 điểm.

Điểm VAS trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương trong NC của Nguyễn Thị Thúy (2016) khi cũng dùng phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp bài Độc hoạt tang ký sinh dạng thang sắc uống ở nhóm II, sau 28 ngày điểm VAS ở nhóm II là 1,87 ± 0,63 điểm, (không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p > 0,05) [40]. Phương pháp điện châm và XBBH đã được chứng minh là một phương pháp giảm đau có hiệu quả đối với các bệnh lý cả cấp tính và mạn tính. Khi huyệt vị được kích thích, cơ thể sẽ giải phóng ra các hormon nội sinh có tác dụng giảm đau như enkephalin, endorphin... Viên nang Totcos là bài Độc hoạt ký sinh thang, tuy hàm lượng các vị dược liệu trong viên nang thấp hơn so với hàm lượng các vị thuốc trong thang sắc, nhưng khi dùng hỗ trợ, kết quả bước đầu ở nhóm NC có tốt hơn so với nhóm chứng. Trong thành phần Totcos có các vị khu phong trừ thấp như Độc hoạt, Tần giao, hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc như Quế chi, Xuyên khung, Đương quy, Ngưu tất, khi dùng làm khai thông bế tắc ở kinh lạc, do vậy giảm đau nhiều hơn so với ở nhóm chứng.

So với nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Bích (2015) điều trị đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống sử dụng điện trường châm kết hợp bài Độc hoạt tang ký sinh ở dạng thuốc thang, điểm VAS trước điều trị là 7,28 ± 0,94 sau điều trị còn 3,21 ± 0,84 sau 21 ngày điều trị [51], mức chênh lệch điểm VAS trước và sau điều trị cũng tương đương với chúng tôi.

So sánh với kết quả của Đinh Đăng Tuệ (2013) điều trị đau thần kinh hông to dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt của y học cổ truyền kết hợp

với phục hồi chức năng của y học hiện đại (đắp parafin, điện phân, kéo giãn cột sống, bài tập McKenzie), điểm VAS trước điều trị là 8,7 ± 1,6 giảm còn 2,4 ± 1,2 [38], mức giảm điểm VAS tốt hơn của chúng tôi vì nghiên cứu của Đinh Đăng Tuệ sử dụng nhiều phương pháp, kết hợp cả YHCT và phục hồi chức năng theo YHHĐ nên hiệu quả cao hơn.

Đối chiếu với những kết quả nghiên cứu trên, có thể sơ bộ thấy rằng ngoài việc sử dụng các phương pháp không dùng thuốc kết hợp thuốc thang thì việc sử dụng kết hợp các chế phẩm từ dược liệu được bào chế theo công nghệ hiện đại bước đầu cũng đem lại hiệu quả khả quan, cải thiện triệu chứng đau cho bệnh nhân, đồng thời thuốc sử dụng thuận tiện hơn, người bệnh cũng tuân thủ điều trị tốt hơn. Đồng thời với đó là kết hợp nhiều phương pháp điều trị, nhất là kết hợp YHHĐ và YHCT rõ ràng đã đem lại lợi ích lớn hơn trong cải thiện triệu chứng đau cho bệnh nhân.

4.2.2. Cải thiện hội chứng rễ theo các nghiệm pháp Lasegue, Bonnet, Neri, Walleix, dấu hiệu bấm chuông

Các dấu hiệu Lasegue, Bonnet và Neri là dấu hiệu đặc trưng cho đau kiểu rễ do làm căng dây thần kinh hông to [2],[16]. Nghiệm pháp Lasegue đã được áp dụng rộng rãi như một thăm khám lâm sàng thần kinh đầu tiên với bệnh nhân đau lưng thấp và đau chi dưới với độ đặc hiệu là 0,91 [62].

Cải thiện theo góc Lassegue

Kết quả bảng 3.9 cho thấy: ở ngày đầu góc Lassegue trung bình ở nhóm nghiên cứu là 55,03 ± 7,72 (độ), nhóm chứng là 54,13 ± 5,42 (độ), không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

Sau 14 ngày, góc Lassegue ở nhóm nghiên cứu là 71,38 ± 9,93 (độ), nhóm chứng là 65,13 ± 5,25 (độ). So sánh trước sau ở mỗi nhóm, góc Lassegue đều tăng có ý nghĩa (p < 0,001); so sánh giữa 2 nhóm sau 14 ngày có sự khác biệt với p < 0,01.

Sau 28 ngày, góc Lassegue ở nhóm nghiên cứu tăng lên 78,75 ± 7,05 (độ), ở nhóm chứng tăng lên 72,75 ± 4,93 (độ). Sự thay đổi góc α này so với ngày 14 có sự khác biệt (p < 0,001), mỗi nhóm đều tăng có ý nghĩa sau điều trị. So sánh giữa 2 nhóm có sự khác biệt sau 28 ngày với p < 0,001. Nhóm nghiên cứu cải thiện góc α nhiều hơn nhóm chứng.

Kết quả này cũng tương đương với Vũ Thị Thu Trang (2017), trước điều trị nhóm nghiên cứu có góc α là 52,57 ± 6,44 (độ). Sau 10 ngày góc α là 66,63 ± 4,12 (độ) và sau 21 ngày là 79,47 ± 7,99 (độ) [41]. Nguyễn Thị Thúy (2016) trước điều trị góc α lần lượt là 45,17 ± 11,02 (độ) và 48,00 ± 10,05 (độ) ở nhóm I và nhóm II. Sau 14 ngày, góc α tăng lên 61,50 ± 6,97 (độ) và 59,50 ± 5,31 (độ); sau 28 ngày là 73,50 ± 6,58 (độ) và 70,83 ± 5,58 (độ) [40]. Phạm Thị Ngọc Bích (2015) trước điều trị góc α là 68,83 ± 5,28 (độ), sau điều trị 21 ngày góc α tăng lên 76,72 ± 1,64 (độ) [51].

Cải thiện hệ thống điểm Walleix

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: trước điều trị, số điểm Walleix trung bình ở nhóm nghiên cứu là 3,20 ± 0,52 (điểm), ở nhóm chứng là 3,38 ± 0,49 (điểm). Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

Sau 14 ngày: nhóm nghiên cứu là 2,20 ± 0,56 (điểm), nhóm chứng là 2,42 ± 0,50 (điểm). So sánh trước sau, thống điểm Walleix trung bình có sự thay đổi ở mỗi nhóm (p < 0,001) nhưng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

Sau 28 ngày: nhóm nghiên cứu giảm còn 1,35 ± 0,62 (điểm), nhóm chứng còn 1,70 ± 0,52 (điểm). So sánh với ngày thứ 14, điểm trung bình Walleix ở mỗi nhóm đều giảm có ý nghĩa (p < 0,001 và p < 0,01). So sánh giữa 2 nhóm có sự khác biệt với p < 0,01. Cải thiện điểm trung bình Walleix ở nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm chứng.

Kết quả này cũng tương đương với những tác giả khác. Tuy vậy thấp hơn so với Vũ Thị Thu Trang (2017): trước điều trị nhóm nghiên cứu số điểm Walleix trung bình là 3,47 ± 0,57 (điểm). Sau 10 ngày nhóm nghiên cứu có điểm Walleix là 1,90 ± 0,76 (điểm) và sau 21 ngày giảm còn 0,50 ± 0,50 (điểm). Trong nghiên cứu, tác giả có sử dụng máy kéo giãn cột sống, là phương pháp đã được chứng minh có tác dụng làm giảm áp lực nội đĩa đệm, từ đó giảm chèn ép vào rễ thần kinh hơn [41].

Cải thiện các dấu hiệu Bonnet và Neri

Kết quả bảng 3.11 cho thấy: trước điều trị ở nhóm nghiên cứu 90% bệnh nhân có dấu hiệu Bonnet dương tính, ở nhóm chứng là 100%; dấu hiệu Neri dương tính ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng lần lượt là 70% và 82,5%. So sánh giữa 2 nhóm không có sự khác biệt về tỷ lệ dương tính của 2 dấu hiệu Bonnet và Neri (p > 0,05).

Sau 14 và 28 ngày điều trị: ở nhóm nghiên cứu dấu hiệu Bonnet dương tính giảm dần về 50% (ngày 14) và 17,5% (ngày 28); ở nhóm chứng lần lượt là 72,5% (ngày 14) và 24% (ngày 28). Dấu hiệu Neri dương tính giảm còn 17,5% (ngày 14) và 5% (ngày 28) ở nhóm nghiên cứu, ở nhóm chứng tương ứng là 30% (ngày 14) và 25% (ngày 28). Như vậy, sau 14 và 28 ngày điều trị, các dấu hiệu Bonnet và Neri ở 2 nhóm đều có sự cải thiện so với trước điều trị (p < 0,01). So sánh giữa 2 nhóm tương đương nhau ở ngày thứ 14 (p > 0,05), nhưng ở ngày thứ 28 thì có sự khác biệt (p < 0,05), nhóm nghiên cứu có tỷ lệ dương tính ít hơn nhóm chứng.

Tỷ lệ này của chúng tôi tương đương với Vũ Thị Thu Trang (2017): trước điều trị Bonnet dương tính 73,3% ở nhóm nghiên cứu, sau điều trị giảm xuống còn 13,3%, tỷ lệ âm tính 86,7% (p < 0,01). Kết quả của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Quang Vinh (2012) với tỷ lệ Bonnet dương tính 71,1% trước điều trị và 28,9% sau điều trị, Neri dương tính 100% trước điều trị giảm còn

66,7% sau điều trị (p < 0,05), lý do là nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh đánh giá trong thời gian ngắn hơn (2 tuần) và chỉ dùng đơn thuần XBBH theo phương pháp Shiatsu [50].

Cải thiện dấu hiệu bấm chuông

Trước điều trị, dấu hiệu bấm chuông dương tính ở 2 nhóm tương đương nhau. Sau 14 ngày, ở nhóm NC giảm từ 75% xuống 45%, nhóm chứng giảm từ 82,5% xuống 55% (p > 0,05). Sau 28 ngày, nhóm NC còn 12,5% số bệnh nhân dương tính, nhóm chứng là 32,5% dương tính, giữa 2 nhóm có sự khác biệt với p < 0,05 (Bảng 3.6).

Trong nghiên cứu này, phác đồ huyệt chúng tôi sử dụng gồm các huyệt Hoàn khiêu, Ân môn, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn ..., 5 huyệt này tương ứng với hệ thống điểm Walleix. Các huyệt sử dụng có tác động tại chỗ và theo đường đi tương ứng của dây thần kinh hông to. Khi sử dụng thủ thuật châm tả và kích thích từ máy điện châm vào các huyệt này sẽ làm lưu thông khí huyết tại các huyệt cũng như kinh bàng quang, kinh đởm, làm thư cân (giãn cơ) vùng cột sống. Hơn nữa XBBH dùng lực của bàn tay tạo nên áp lực và nhiệt làm mềm khối cơ thắt lưng, tác động tới các thụ cảm của da, cơ, mạch máu, cùng với điện châm giúp cải thiện hệ tuần hoàn cũng như hệ thần kinh cơ, do vậy mà các dấu hiệu rễ thần kinh qua các nghiệm pháp Lassegue, Walleix, Bonnet, Neri và dấu hiệu bấm chuông cũng đều được cải thiện.

4.2.3. Cải thiện tầm vận động cột sống thắt lưng

Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng

Đánh giá độ giãn cột sống thắt lưng bằng nghiệm pháp Schober. Đau thần kinh hông to là do có sự chèn ép vào dây và đặc biệt là các rễ L5, S1 gây ra triệu chứng đau. Chính triệu chứng đau này là nguyên nhân làm giảm vận động cột sống, dẫn đến giảm độ giãn cột sống. Bên cạnh đó, bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra co các cơ cạnh sốngvà các tổ chức liên kết, do đó

cũng gây ra hạn chế độ giãn cột sống thắt lưng. Bình thường chỉ số Schober ≥ 4 cm, khi chỉ số Schober < 4cm thì coi là giảm độ giãn cột sống thắt lưng [2].

Trước điều trị, chỉ số Schober trung bình ở nhóm nghiên cứu là 2,40 ± 0,86 (cm), ở nhóm chứng là 2,25 ± 0,44 (cm), không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

Kết quả bảng 3.8 cho thấy sau 14 ngày điều trị, chỉ số Schober trung bình ở nhóm nghiên cứu là 3,15 ± 1,05 (cm), ở nhóm chứng là 3,03 ± 0,42 (cm). So với trước điều trị thì chỉ số Schober tăng có ý nghĩa với p < 0,001, tuy nhiên giữa 2 nhóm thì không có sự khác biệt (p > 0,05).

Sau 28 ngày, ở nhóm nghiên cứu là 3,79 ± 0,81 (cm), nhóm chứng là 3,25 ± 0,44 (cm). Kết quả này ở mỗi nhóm so với ngày 14 có sự khác biệt (p < 0,001 và p < 0,01), và sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nhóm nghiên cứu cải thiện độ giãn CSTL tốt hơn nhóm chứng.

Kết quả này tương đương với Nguyễn Thị Thúy (2016): sau 14 ngày chỉ số Schober ở nhóm I là 3,23 ± 0,50 (cm) tương đương ở nhóm II là 3,07 ± 0,55 (cm); sau 28 ngày, chỉ số ở nhóm I là 4,00 ± 0,54 (cm) tương đương ở nhóm II là 3,72 ± 0,65 (cm). Theo Trần Thái Hà (2011), Schober trung bình của nhóm nghiên cứu tăng từ 2,2 ± 0,4 (cm) lên 3,1 ± 0,3 (cm) ở ngày 15 và 3,7 ± 0,4 (cm) ở ngày 30, ở nhóm chứng lần lượt là 2,3 ± 0,4 (cm) trước điều trị, 2,9 ± 0,4 (cm) sau 15 ngày và 3,3 ± 0,4 (cm) sau 30 ngày; đối chiếu với kết quả của chúng tôi cũng có sự tương đương giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng với nhau [36].

Cải thiện động tác cúi (gập) cột sống thắt lưng

Chúng tôi dựa vào nghiệm pháp Tay đất để đánh giá động tác gập của cột sống thắt lưng. Khoảng cách tay đất thể hiện khả năng gập của cột sống và độ mềm mại của các tổ chức phần mềm (gân, cơ, dây chằng của cột sống thắt lưng). Bình thường khoảng cách tay đất ≤ 10cm. Vùng thắt lưng được coi như

bản lề của vận động cột sống, do vậy động tác gập có biên độ vận động cao hơn nhiều so với các động tác duỗi (ngửa), nghiêng và xoay cột sống, cũng vì lẽ đó nên khi vùng thắt lưng bị đau, động tác gập cũng như độ giãn cột sống (nghiệm pháp Schober) dễ bị ảnh hưởng trước tiên.

Trước điều trị, khoảng cách tay đất trung bình là 16,30 ± 2,29 (cm) ở nhóm nghiên cứu, 17,2 ± 2,39 (cm) ở nhóm chứng, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p > 0,05.

Kết quả bảng 3.12 cho thấy: sau 14 ngày, nhóm NC giảm xuống 13,71± 2,47 (cm), nhóm chứng giảm xuống 14,94 ± 2,22 (cm). Khoảng cách này ở mỗi nhóm giảm có ý nghĩa so với trước điều trị (p < 0,001), và giữa 2 nhóm có sự khác biệt với p < 0,05.

Sau 28 ngày: nhóm NC là 11,96 ± 2,13 (cm) còn nhóm chứng là 13,52 ± 2,18 (cm), sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. So sánh kết quả giữa ngày 28 với ngày 14 ở từng nhóm cũng có sự khác biệt với p < 0,001.

Kết quả này cũng tương đương với các tác giả Vũ Thị Thu Trang (2017): trước điều trị là 18,83 ± 3,57 (cm). Sau 10 ngày giảm xuống 13,37 ± 2,93 (cm) và sau 21 ngày là 8,43 ± 2,87 (cm) [41]; tương đương với Phạm Thị Ngọc Bích (2015): trước điều trị là 21,61 ± 5,51 (cm), sau 21 ngày là 15,64 ± 4,63 (cm) [51].

Cải thiện các động tác duỗi (ngửa), nghiêng, xoay cột sống - Động tác duỗi (ngửa) cột sống:

Kết quả bảng 3.13 cho thấy trước điều trị, góc độ duỗi trung bình ở nhóm NC là 21,90 ± 4,35 (độ), ở nhóm chứng là 23,20 ± 0,97 (độ), không có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to bằng viên nang totcos (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)