- Tổng thể nghiên cứu: là những ngƣời đã biết về TPCN nhƣng chƣa từng
- Phƣơng pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu trong mô hình nghiên cứu đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp này là chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tƣợng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp đƣợc đối tƣợng. Phƣơng pháp này cho phép nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phƣơng pháp thuận tiện - là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận. (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Kích thƣớc mẫu: tỷ lệ mẫu trên số biến quan sát phải đạt tối thiều là 5:1
(Bollen, 1986). Nhƣvậy, nghiên cứu có 26 biến quan sát nên số lƣợng khảo sát tối
thiểu phải là 26x5 = 130 phiếu khảo sát.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
+ Số liệu thứ cấp
Đƣợc thu thập từ các tài liệu đƣợc chọn lọc từ niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long, các bài viết đƣợc đăng trên tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học.
+ Số liệu sơ cấp
Để thực hiện nghiên cứu, các khái niệm đƣợc đo lƣờng bằng các biến quan sát và các biến quan sát đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 mức độ: theo thứ tự từ 1 đến 5, thể hiện mức độ đồng ý tăng dần (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không
đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý) của ngƣời tiêu dùng
trong tình Vĩnh Long. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế gồm 2 phần: thông tin khảo sát và
thông tin cá nhân. Thang đo gồm 26 biến quan sát. Trong đó, 21 biến quan sát đầu
tiên đƣợc sử dụng để đo lƣờng 4 biến độc lập và 5 biến quan sát cuối là đo lƣờng biến phụ thuộc. Sau khi thu thập thông tin, các bảng phỏng vấn đƣợc xem xét và loại đi những bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu, sau đó mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng SPSS 16. Phần mềm này giúp tác giả phân tích dữ liệu, kiểm định
thang đo và mô hình lý thuyết..