Tăng cường công tác quản lý thuế tài nguyên theo các quy trình quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 95)

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh

3.2.1 Tăng cường công tác quản lý thuế tài nguyên theo các quy trình quản lý

thuế ở các bộ phận chức năng cơ bản

- Lãnh đạo Cục Thuế cần quan tâm thỏa đáng đối với công tác quản lý thuế tài nguyên, phải coi sắc thuế tài nguyên cũng có tầm quan trọng như tất cả các loại sắc thuế khác đối với nguồn thu NSNN của Tỉnh. Đồng thời cần phải hồn thiện cơng tác lập dự tốn, đề nghị các đơn vị có hoạt động khai thác tài ngun khống sản có báo cáo sơ bộ, đánh giá tình hình kinh doanh và ước tính thu nhập của đơn vị mình trong năm tới để cơng tác tổng hợp dự toán tại cơ quan quản lý sẽ sát thực tế hơn.

- Thống nhất thực hiện người được phép khai thác tài nguyên phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế tài nguyên. Nếu khai thác nhỏ lẻ khơng nộp thuế được thì người mua gom phải nộp thay, bảo đảm đúng đối tượng khai thác là người nộp thuế, tăng cường quản lý, tránh trốn thuế. Bảo đảm việc khai thác khống sản được thực hiện bởi

đơn vị có đủ năng lực về khai thác, quản lý hoạt động và môi trường, tăng cường quản lý để ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá.

- Nghiên cứu cơ chế chính sách về thuế tài nguyên đối với tài nguyên đã qua chế biến, quy định những căn cứ cụ thể để phân biệt sản phẩm đã qua chế biến vẫn ở dạng nguyên, hoặc đã thành sản phẩm khác, để xác định sản lượng và giá tính thuế đối với tài nguyên khai thác và sản phẩm khác chế biến từ tài nguyên khai thác cho đồng bộ với chính sách hiện hành để khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá trị tài nguyên trong nước. Sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng thực tế khai thác trong kỳ. Cần tăng cường quản lý sản lượng tài nguyên khai thác từ khâu cấp phép, cho đến quá trình tổ chức khai thác, tiêu thụ để chống thất thốt, trốn sản lượng tính thuế.

- Cơng tác tun truyền, hỗ trợ: Tăng cường chỉ đạo và thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đối với sắc thuế tài nguyên thông qua các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến NNT, đồng thời trả lời vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế tài nguyên kịp thời, đúng hạn. Ban hành các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thuế tài nguyên cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu lực quản lý thuế tài nguyên.

+ Thực hiện chuyên sâu về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT cần đào tạo cán bộ giỏi về nghiệp vụ, Có năng khiếu giao tiếp và truyền đạt. Cán bộ tuyên truyền giỏi có tác động quan trọng trong việc thực thi chính sách của người nộp thuế.

+ Tổ chức “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp ở Cục Thuế và các Chi cục Thuế để lắng nghe ý kiến NNT, đồng thời trả lời vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế tài nguyên của NNT kịp thời, đúng thời hạn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thuế cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu lực quản lý thuế tài nguyên.

+ Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa cơng tác thi đua tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách thuế tài nguyên, để các quy định về thuế tài nguyên được phổ biến sâu rộng tới NNT, để NNT có mỗi liên hệ gần gũi hơn với cơ quan thuế, tăng hiệu quả công tác hỗ trợ NNT.

+ Có chính sách biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế tài nguyên với Nhà nước, đồng thời phê phán các đối tượng có hành vi gian lận hoặc trốn thuế tài nguyên.

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền để đưa ra các hình thức tuyên truyền phù hợp; đưa các chính sách, pháp luật thuế tài nguyên mới, đặc biệt là các văn bản chính sách thuế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm thực hiện tuyên truyền đến được với NNT.

- Công tác thanh tra, kiểm tra: Thực hiện kiểm tra tại địa bàn (kê khai thuế điện tử của doanh nghiệp tại cơ quan thuế) để xác định sản lượng khai thác hàng quý, tập hợp bảng kê bán lẻ hàng ngày, đối thoại với các doanh nghiệp.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên, lấy đó là một điều kiện tiên quyết để hệ thống quản lý thuế tự khai tự nộp thành cơng. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra khi phân tích thơng tin đánh giá rủi ro chính xác đối tượng nộp thuế tài nguyên cần phải thanh tra, kiểm tra. Nâng cao khả năng đánh giá phân tích các hiện tượng kinh tế phát sinh, những đặc thù của lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, đến mức độ thành thạo thành những kỹ năng cơ bản của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.

+ Thanh tra, kiểm tra có tác động ảnh hưởng và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nh m đánh giá, điều chỉnh mọi hoạt động của các bộ phận cấp dưới khi thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế. Mục đích của thanh tra, kiểm tra nh m phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra ngun nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Thanh tra, kiểm tra là tai mắt của quản lý. Vì vậy cơng tác thanh tra, kiểm tra là việc làm thường xuyên, linh hoạt và dưới nhiều hình thức. Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần phải cẩn trọng, kín đáo và khơng được làm ảnh hưởng hay cản trở đến công việc thường xuyên của đối tượng được thanh tra, kiểm tra.

+ Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý thuế. Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế tại các nước trên thế giới đã chứng minh thanh tra thuế là tất yếu và là một trong những nhiệm vụ của cơ

quan thuế để đảm bảo chính sách thuế được thi hành nghiêm túc.

+ Thực tế cho thấy thanh tra, kiểm tra thuế nh m phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm về chính sách pháp luật thuế (đăng ký, kê khai, nộp thuế không đúng thời gian quy định; xác định và tính khơng đúng số thuế phải nộp, số thuế được miễn giảm...) để có biện pháp nhắc nhở giáo dục, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật thuế đối với những trường hợp cố ý gian lận về thuế dưới mọi hình thức. Trong giai đoạn mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế cần tập trung đổi mới như sau:

+ Thường xuyên củng cố công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các đối tượng là người nộp thuế của hệ thống hiện hành: tập trung vào các biện pháp chống thất thu NSNN theo đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế nh m đảm bảo cơ quan thuế quản lý đúng người nộp thuế và đối tượng chịu thuế; tính đúng tiền thuế phải nộp vào NSNN.

+ Thanh tra, kiểm tra theo hướng rủi ro, gắn trách nhiệm của người nộp thuế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN. Phân loại đối tượng để thanh tra, kiểm tra; tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế. Các đối tượng tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì 5 năm mới thanh tra tồn diện một lần. Nói cách khác là xây dựng và thực hiện công tác thanh tra dựa trên phân tích, đánh giá quản lý rủi ro.

Xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với từng trường hợp (thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, lập hồ sơ thanh tra, lập chứng cứ, đánh giá sau thanh tra, kiểm tra...): nâng cao việc sử dụng thông tin kinh tế ngành trong thanh tra thuế; xây dựng và triển khai thực hiện các kỹ năng kiểm tra phân tích thơng tin trên báo cáo tài chính và quyết toán thuế của doanh nghiệp tại cơ quan thuế trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Phát triển các chương trình thanh tra đặc biệt theo chuyên ngành và theo từng lĩnh vực; xây dựng và thực hiện chương trình, biện pháp thanh tra, kiểm tra chống thất thu NSNN đối với các doanh nghiệp có quy mơ sản xuất kinh doanh và số nộp NSNN lớn, số thuế nộp của các doanh nghiệp này rất có ý nghĩa đối với thu ngân

sách của địa phương.

Nghiên cứu và xây dựng đề án để triển khai điều tra thuế, trong đó chú ý mơ hình và phương pháp điều tra đối với các trường hợp gian lận, trốn thuế, phối hợp trong q trình điều tra thuế với chính quyền địa phương các cấp và các ban ngành khác như: Cơng an, Tịa án...

Xây dựng chương trình ứng dụng trên máy tính nh m hỗ trợ và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế.

Tăng cường chế độ trách nhiệm cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Cán bộ thuế khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế nếu cố tình phối hợp với người nộp thuế che giấu vi phạm của người nộp thuế để phục vụ lợi ích cá nhân và làm thất thu NSNN, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Luật Cán bộ công chức.

Về kỹ thuật thanh tra, kiểm tra: có thanh tra, kiểm tra theo phương pháp truyền thống và thanh tra, kiểm tra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro (hiện nay các nước tiên tiến đang áp dụng).

- Xử lý truy thu quyết liệt thuế tài nguyên đối với các trường hợp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan pháp luật đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa và chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế tài nguyên, đặc biệt là các hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để trốn thuế tài nguyên, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước.

- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tổ chức thực hiện tốt quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tài nguyên. Tăng cường nghiên cứu kỹ quy trình quản lý, cưỡng chế nợ thuế để áp dụng vào thực tiễn công tác đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế đạt hiệu quả; Phân loại nợ thuế trong đó có thuế tài nguyên, phân tích tình trạng nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tập trung cơng tác đôn đốc, xử lý, thu nợ thuế cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý và cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ nộp thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế, đưa tỷ lệ nợ đọng thuế của tỉnh xuống dưới mức bình quân của ngành thuế; là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, xuyên suốt. Sâu sát địa bàn và giám sát chặt chẽ các khoản nợ thuế, đôn đốc thu nợ kịp thời không để tăng nợ, đồng thời cố gắng giảm nợ quá hạn. Tăng cường công tác thông tin, phối hợp giải quyết nợ thuế giữa Cục Thuế và UBND tỉnh nh m kịp thời xử lý nợ khó thu, dây dưa và thực hiện cưỡng chế nợ thuế, đặc biệt là giảm tỷ lệ nợ thuế tài nguyên và hoàn thành các chỉ tiêu thu nợ thuế mà Tổng cục Thuế giao.

+ Tăng cường triển khai công tác phối hợp giữa bộ phận quản lý nợ với các phòng, bộ phận chức năng trong việc rà soát, đối chiếu, điều chỉnh nợ thuế tài nguyên để xử lý kịp thời các khoản nợ ảo, nợ đọng đảm bảo số liệu nợ thuế tài nguyên theo dõi nợ trên ứng dụng của cơ quan thuế thống nhất chính xác với người nộp thuế.

+ Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế tài nguyên: khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ theo quy định của luật Quản lý thuế và hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

+ Triển khai các biện pháp đồng bộ trong việc phân tích, đơn đốc thu nợ và xử lý nợ thuế tài nguyên, lấy kết quả thu nợ hàng tháng, quý và cả năm trước khi làm chỉ tiêu xét thi đua cả năm nay đối với các đơn vị nhận kế hoạch thu và chỉ tiêu thu nợ thuế tài nguyên.

+ Chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn các Chi cục Thuế trong công tác quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế tài nguyên; xây dựng và kiện toàn tổ chức Đội quản lý Nợ tại các Chi cục Thuế các huyện, thành phố.

+ Mạnh dạn đề xuất với UBND tỉnh giải pháp cưỡng chế nợ b ng hình thức thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên đối với các đơn vị trây ỳ nợ thuế tài nguyên. Gửi công văn cho đơn vị quản lý để đôn đốc nợ đọng thuế. Đồng thời, xử lý nghiêm đối với các dự án, doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn hoạt động kinh doanh, khai thác không kê khai, nộp các loại thuế, phí theo quy định, trường hợp khơng chấp hành đúng kiên quyết cưỡng chế, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép.

- Công tác kê khai, nộp thuế: Tăng cường kiểm tra chặt chẽ hồ sơ khai thuế, xử lý kịp thời các hồ sơ lỗi, sai số học, thực hiện kiểm soát tốt việc kê khai đăng ký thuế,

kiểm tra rà sốt tình hình kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo người nộp thuế nộp tờ khai đúng hạn, đúng chỉ tiêu, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh và xử phạt nghiêm theo pháp luật. Tổ chức thực hiện việc kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và áp dụng các biện pháp đồng bộ trong việc đôn đốc, xử phạt các trường hợp kê khai chậm, không nộp tờ khai, nộp tờ khai cịn có nhiều sai sót.

+ Cán bộ thuế quản lý trực tiếp cần thường xun nắm tình hình và có những nhận xét đúng đắn về các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, để việc lập dự tốn thu nhập của phịng quản lý thu cho sát thực hơn.

+ Các phòng tại Cục Thuế cần thường xuyên phối hợp chuyên môn với nhau để giải quyết về các nghiệp vụ phát sinh khi xử lý công việc, để thống nhất trong cách thực thi nhiệm vụ, tránh trường hợp mỗi phịng có mỗi cách giải quyết khác nhau và trả lời thắc mắc cho người nộp thuế theo nhiều hướng khác nhau Tăng cường cung cấp thơng tin kiểm tra rà sốt đối với các đơn vị giúp rút ngắn thời gian kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Trong lĩnh vực quản lý thuế tài ngun thì có nhiều khâu cần được cụ thể hóa để người dân cũng như cán bộ thuế năm bắt và triển khai một cách đồng bộ như khâu kê khai thuế, xử lý dữ liệu qua kê khai thuê, kiểm tra người nộp thuế, hoàn thuế…. + Áp dụng các biện pháp đồng bộ trong việc đôn đốc, xử phạt các trường hợp kê khai chậm, khơng nộp tờ khai, nộp tờ khai có nhiều sai sót.

+ Tăng chất lượng của cơng tác Kế tốn Thuế và thống kê Thuế để kịp thời phát hiện, xử lý thừa hoặc thiếu thuế trên sổ thuế, đồng thời cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về kết quả thu nộp thuế phục vụ cho cơng tác phân tích đánh giá chỉ đạo công tác thu thuế của đơn vị.

+ Xây dựng ứng dụng riêng để thường xuyên cập nhật, kiểm sốt các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và đang hoạt động khai thác tài nguyên, nh m theo dõi giám sát chính xác, đầy đủ việc kê khai nộp thuế của các đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh và công tác quản lý thuế của ngành.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị nộp thuế tài nguyên và cán bộ các ngân hàng thương mại (trong trường hợp NNT nộp ngân sách Nhà nước qua ngân hàng) thực hiện ghi địa chỉ nơi đóng trụ sở, nơi khai thác đúng với địa bàn khai thác trên giấy nộp tiền thuế để phù hợp với việc điều tiết ngân sách đúng địa bàn.

- Xây dựng hệ thống dịch vụ kế toán, tư vấn thuế rộng rãi từ Trung ương đến địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 86 - 95)