KIỂM ĐỊNH ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người tiêu dùng đối với chất lượng dịch vụ siêu thị một nghiên cứu tại siêu thị big c nha trang (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. KIỂM ĐỊNH ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐO

Tại phần 4.3 thang đo được đánh giá sơ bộ nhằm xác định những biến quan sát phù hợp sau đó đưa vào những bước phân tích tiếp theo. Trong mục này, thang đo được kiểm định về cấu trúc cũng như giá trị hội tụ và giá trị phân biệt nhằm xác định sự phù hợp của mô hình. Trên cơ sở đó, điều chỉnh lại mô hình và các giả thuyết đã được

phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) để kiểm định giá trị của bộ thang đo trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như phương pháp hệ số tương quan hoặc phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Steenkamp & Van Trijp, (1991), CFA cho phép kiểm định mô hình cấu trúc của các thang đo như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch sai số đo lường. Mặt khác, sử dụng phương pháp này còn giúp kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo một cách thuận tiện hơn.

Trong phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA, ta xem xét đến các chỉ tiêu đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, cụ thể:

- Chi-bình phương (CMIN).

- Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df).

- Chỉ số phù hợp tuyệt đối (không điều chỉnh bậc tự do) (GFI). - Chỉ số thích hợp so sánh (CFL: Comparative Fit Index). - Chỉ số Tucker và Lewis (TLI: Tucter & Lewis Index).

- Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation).

Nếu một mô hình nhận được giá trị GFI, TLI, CFI >=0,9 Bentler & Bonett, (1980); CMIN/df <=3, một số trường hợp có thể <=5 Carmines & McIver, (1981); RMSEA=<0,08 Steiger, (1990) thì mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Trong bước phân tích CFA, mô hình tới hạn được thiết lập để kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu. Mô hình tới hạn là

mô hình mà trong đó các khái niệm nghiên cứu tự do quan hệ với nhau nên nó có bậc tự do thấp nhất. Các khái niệm nghiên cứu và các biến quan sát tương ứng như sau:

-Khái niệm Chất lượng dịch vụ siêu thị bao hàm 07 khái niệm bậc một: (1) “Hàng hoá” (bao gồm 04 biến từ HH1 đến HH4), (2) “Nhân viên phục vụ” (bao gồm

03 biến từ NV1 đến NV3), (3) “Trưng bày siêu thị” (bao gồm 03 biến từ TB1 đến

TB3), (4) “Vị trí siêu thị” (bao gồm 03 biến từ VT1 đến VT3), (5) “Giá cả cảm nhận”

(bao gồm 03 biến từ GC1 đến GC3), (6) “Dịch vụ khách hàng” (bao gồm 03 biến từ

DV1 đến DV3), (7) “An toàn siêu thị” (bao gồm 03 biến từ AT1 đến AT3)

-Khái niệm Sự hài lòng bao gồm 04 biến từ SHL1 đến SHL4.

Kết quả mô hình CFA (xem phụ lục 10): Mô hình CFA có Chi-bình phương = 463,715; p= ,000; df = 271; Chi-bình phương/df 1,711; các chỉ số CFI= 0,938 >0,9 (đạt yêu cầu); GFI= 0,859 ≈ 0,9 (đạt yêu cầu); TLI= 0,925 >0,9 (đạt yêu cầu); RMSEA= 0,058<0,05 (đạt yêu cầu). Vậy có thể kết luận mô hình CFA thỏa mãn các tiêu chí để đánh giá là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thị trường. Đồng thời, các trọng số chuẩn hóa ở lần cuối đều > 0,5, AVE > 0,5 nên các khái niệm đạt được giá trị hội tụ (xem bảng 4.4 tiếp theo).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người tiêu dùng đối với chất lượng dịch vụ siêu thị một nghiên cứu tại siêu thị big c nha trang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)