Kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lự cở các doanh nghiệp và ài họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà (Trang 32 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lự cở các doanh nghiệp và ài họ

Chi nhánh Thái Hà

Hiện nay, các quốc gia đều tập trung vào việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để tăng hả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Để có thể hội nhập và cạnh tranh được với các quốc gia khác trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần phải nhanh chóng chuyển nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào tài nguyên, vốn sang phát triển dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng và khoa học, công nghề. Muốn vậy, Việt Nam phải có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực đúng đắn.

Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước phương Tây trong những năm giữa của thế kỷ XX, hiện tượng những “con rồng” ở khu vực Đông Á phần lớn đều nhờ vào nguồn nhân lực có chất lượng. Chính vì vậy, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu nhất thiết phải học hỏi kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực của những quốc gia này.

1.4.1. Kinh nghi m về đào tạo nguồn nhân lực ở t số à

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (SacomBank)

Đào tạo nguồn nhân lực thành một đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng của SacomBank.

- Lớp học hội nhập: là lớp dành cho các nhân viên mới tuyển, trang bị cho nhân viên những kiến thức cơ bản về môi trường làm việc, điều kiện làm việc và những thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng.

- Các lớp đào tạo nghiệp vụ: Hơn 1.000 lượt học viên đã tham dự các lớp đào tạo do Trung tâm đào tại SacomBank tổ chức nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu như Nghiệp vụ tín dụng, hướng dẫn sử dụng hệ thống phầm mềm lõi, nghiệp vụ giao dịch, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ Thanh toán quốc tế,… Nội dung đào tạo do giảng viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong Ngân hàng hướng dẫn.

- Các lớp học liên kết đào tạo: Bên cạnh những hóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ do các chuyên viên cao cấp trong ngân hàng trực tiếp hướng dẫn, trung tâm đào tạo có liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức các lớp đào tạo nâng cao như: Chương trình đào tạo về ISO 9001 và 5S của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản, Nghệ thuật lãnh đạo và quản lý hiệu quả của VCCI, Quản trị rủi rot ring tài trợ thương mại của Ngân hàng Nova Scotia (Canada).

- Các ưu điểm trong đào tạo nhân viên của SacomBank:

 Về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo: hàng năm SacomBan đều xây dựng một kế hoạch đào tạo khá rõ ràng và chi tiết.

 Về công tác xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo:

 SacomBan đã liên tục đa dạng hóa các chương trình đào tạo, nội dung đào tạo cũng như phương pháp đào tạo.

 Công tác tổ chức đào tạo của SacomBan được thực hiện tốt.

 SacomBan có đội ngũ giảng viên nội bộ lớn, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế.

 Về công tác đánh giá sau đào tạo đã được SacomBank quan tâm, thực hiện thường xuyên và đang trú trọng để nâng cao chất lượng đánh giá.

 SacomBank xây dựng được hệ thống câu hỏi, ngân hàng đề thi há đa dạng và phong phú phục vụ cho việc đánh giá ết quả học tập của học viên.

 SacomBan đã thực hiện đánh giá những thay đổi của học viên sau đào tạo bằng việc lấy ý kiến đánh giá của cấp quản lý trực tiếp và trưởng đơn vị nơi nhân viên làm việc sau hi được đào tạo.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập vào năm 1963. Với tầm nhìn trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, một trong các mục tiêu chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, trong thời gian qua, Vietcombank đã thực hiện đổi mới toàn diện công tác tổ chức và nhân sự, nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực.

- Thành lập tổ chức Khố nhân sự với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phần được tinh gọn, tập trung quản lý và điều hành theo các Khối hoạt động, tối ưu và nâng cao năng lực quản lý của các đơn vị tại Trụ sở chính, bảo đảm yêu cầu hoạt động thông suốt và hiệu quả.

- Đưa ra các đề án phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng. Trong đó có nêu ra kế hoạch hành động và các giải pháp thực hiện đồng bộ về kiện toàn mô hình tổ chức, hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới và tăng cường đào tạo, phát triển hạ tầng công nghệ ứng dụng trong công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực...

- Công tác tuyển dụng tập trung qua các hình thức online và ofline luôn được đánh giá cao để thu hút nhân sự cả nước. Chất lượng tuyển dụng được nâng cao, thực hiện nhanh gọn, hiệu quả, gia tăng cơ cấu tuyển dụng cán bộ bán hàng cho các chi nhánh.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được chú trọng. Từ các khóa lớp học hội nhập cho nhân viên tân tuyển, các khóa lớp đào tạo nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu,

các buổi tập huấn nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo Vietcomban cùng các đơn vị khác phối hợp tổ chức góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng hoàn thành tốt công việc được giao.

- Tăng cường đào tạo qua E-learning: Tháng 5/2019, Trường Đào tạo bắt đầu triển hai đào tạo trực tuyến, bước đầu đã có đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ đào tạo và sát hạch cho các dự án chuyển đổi của Vietcombank (ERP, CLOS, TF, Core Ban ing, RTOM…).

1.4.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng ại c ph n Đ u t và t tri n Vi t Nam – Chi nhánh Thái Hà

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn hông chỉ giữa các Doanh nghiệp trong nước mà còn là với các Doanh nghiệp nước ngoài. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, sản phẩm dịch vụ, chất lượng, v.v... Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người. Vì vậy, việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu được các NHTM quan tâm.

Các bài học rút ra được như sau:

-Thứ nhất: việc xây dựng kế hoạch đào tạo cần được thực hiện một cách chi tiết và r ràng đồng thời, phải đa dạng hóa các chương trình đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo.

-Thứ hai: việc xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ ngày càng hoàn thiện kỹ năng, có trình độ chuyên mini và kinh nghiệm thực tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

- Thứ ba: cần xây dựng công tác đánh giá sau đào tạo chặt chẽ, kết hợp việc kiểm tra bằng các câu hỏi trong ngân hàng đề thi và đánh giá sự thau đổi của học viên tại đơn vị sau đào tạo.

- Thứ tư: Việc đưa vào các hảo sát dành cho Khách hàng cũng góp phần để chi nhánh biết được năng lực hiện tại của cán bộ đến đâu, còn điều gì thiếu xót và cần khắc phục. Từ đó đưa ra phương hướng đào tạo tốt nhất.

- Thứ năm:Cần coi trọng và sử dụng cán bộ sau đào tạo. Sau hi đào tạo người lao động cần sử dụng họ vào những công việc phù hợp để họ được vận dụng những kiến thức, những kỹ năng được học. Bên cạnh đó cũng nên trả một mức thù lao xứng

đáng với những công sức mà họ bỏ ra. Như vậy mới tăng được động lực làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức và việc đào tạo mới thực sự đem lại được hiệu quả.

- Thứ sáu: Tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh lành mành. Một môi trường cạnh tranh có tác dụng rất tích cực đến nhân viên. Đối với những cán bộ làm việc không hiệu quả, không thấy được sự thay đổi trong công việc và tư duy có thê đưa ra những hình thức xử phạt, những đánh giá hoặc cao hơn là sa thả. Còn đối với những cán bộ làm việc xuất sắc, đạt năng suất làm việc cao thì sẽ tiếp tục được bồi dưỡng đào tạo để trở thành những cán bộ cấp cao. Điều này có tác dụng làm thay đổi cách thức làm việc để mỗi cá nhân phải tự mình cố gắng trong chi nhánh.

Tiểu kết hương 1

Để đứng vững trên thị trường nội địa nói riêng và thị trường thế giới nói chung các NHTM Việt Nam luôn chú trọng và quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực để nhằm hoàn thiện các kỹ năng cho người lao động và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại đơn vị để có thể đáp ứng và xử lý kịp thời với những biến đổi trên thị trường.

Để làm được điều đó, đào tạo nguồn nhân lực tại các Doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế, có kế hoạch triển khai cụ thể và khoa học, áp dụng phương pháp đào tạo phù hợp, phát huy được hiệu quả cao.

Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm tất yếu và cần được thực hiện thường xuyên, nó giúp doanh nghiệp sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc, nâng cao chất lượng thực hiện công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. Đào tạo nguồn nhân lực quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI NGÂN HÀNG T Ư NG MẠI CỔ PH N Đ U TƯ VÀ P T TR ỂN VI T NAM – CHI NHÁNH THÁI HÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái hà (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)