Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, báo, luận án, luận văn xoay quanh vấn đề này thể hiện với nhiều khía cạnh và phạm vi khác nhau như:
- Một số tác giả khác đã đưa ra giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả trong việc quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam như hạm Thành Nghị, Bùi Thị Mai ( hạm Thành Nghị (chủ biên) và cộng sự 2006.
- Các Cuốn sách của Nguyễn Quốc Tuấn, Đào Gia D ng, Đào Hữu Hòa, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn húc Nguyên, (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê và Quản trị nhân sự của TS. Nguyễn Hữu Thân, tác giả đã đề cập đến lý thuyết về đào tạo và phát triển trong các doanh nghiệp và các tổ chức tại Việt Nam. Trong đó, tác giả tập trung vào việc đưa ra các phương pháp đào tạo. Điểm nhấn mạnh của cuốn sách là tác giả tiếp cận vấn đề đào tạo với tư cách là một biện pháp nhằm đối phó với những thay đổi của tổ chức trong tương lai.
- Giáo trình: Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức – Nxb Giáo dục năm 2009, do: GS.TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Tấn Thịnh chủ biên, giáo trình dành một chương nói về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Bài báo “Hoạt động quản trị nhân lực trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của ThS. Bùi Thị Mai đã tổng kết đánh giá kinh nghiệm về quản trị nhân lực từ
các nước như Mỹ, Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản và đưa ra những kiến nghị cho Việt Nam về giáo dục & đào tạo; về sử dụng và quản lý nhân lực (Bùi Thị Mai tháng 9, 2012).
- Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước” của Phan Thanh Tâm, năm 2000 - Đại hoc Kinh tế quốc dân đã đi sâu nghiên cứu một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH.
- Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty Cổ phần đầu tư và hát triển đào tạo Edutop 64” của V Thị Lan Hương năm 2013 - Đại học Thương Mại đã nghiên cứu nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty Cổ phần đầu tư và hát triển đào tạo Edutop64 để nhằm hướng tới mục tiêu giúp công ty Edutop64 (là một công ty hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo theo phương pháp mới có thể đạt được nhu cầu tăng cao chất lượng dịch vụ từ đội ng nhân viên năng động có trình độ chuyên môn tốt.
- Luận văn thạc sỹ: “ hát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của Lê Thị Mỹ Linh (2009) đề tài đã khái quát hóa và phát triển vấn đề lý luận liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chỉ ra ưu nhược điểm của hoạt động quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguyên nhân của thực trạng đó. Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp.
- Luận văn thạc sỹ: “ hát triển nguồn nhân lực tại Công ty truyền tải điện 4 đến năm 2015” của Đinh Nguyễn Trường Giang (2009) đã hệ thống lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại công ty truyền tải điện 4 từ đó đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty đến năm 2015.
Ngoài những luận án, luận văn, một trong những cuốn sách bước đầu đề cập đến xây dựng đội ng cán bộ lãnh đạo, trong đó có gắn với yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ
đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, thực hiện CNH- HĐH đất nước ở Việt Nam (Nguyễn Trọng Bảo làm chủ biên 1998).
Mỗi một tổ chức đối xử với người lao động theo một cách riêng của mình tùy thuộc vào triết lý được xây dựng và duy trì trong đó. Chính vì vậy mà những năm gần đây, ở tầm vĩ mô vấn đề nhân lực đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu đã tập trung luận giải về nhân lực, các yếu tố cấu thành nhân lực cho CNH- HĐH và việc sử dụng nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội như:
Các công trình được nêu ra ở trên đã cung cấp những thông tin bổ ích dưới các khía cạnh và các mức độ khác nhau, nhất là lý luận về công tác quản lý nhân lực; đúc rút nhiều kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất các giải pháp có giá trị về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhân lực, là nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu công tác quy hoạch nhân sự, quản lý nhân sự của Việt Nam nói chung và của Công ty Thương mại và Vận tải Bình Dương nói riêng. Do đó, đề tài này vẫn là cần thiết và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực như: Khái niệm, cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực; nội dung, chức năng chủ yếu của quản lý nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực... Các nội dung trình bày trong Chương 1 là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ở các Chương 2 và 3 của luận văn.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG C NG TÁC UẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI C NG TY THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI BÌNH DƯƠNG