Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt những thành tựu kinh tế xã hội to lớn. Chúng ta đã chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và đã tạo điều kiện để con người học tập và phát huy được tài năng, cống hiến bằng chính khả năng của mình. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực hiện nay có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế. Cụ thể:
- Nguồn lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết, cần cù trong lao động, thông minh, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức và khoa học công nghệ mới để đáp ứng với những thay đổi của nền kinh tế hiện đại. Lực lượng lao động tăng hàng năm đáng kể góp phần tạo nên “cấu trúc dân số vàng”, nghĩa là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng đông nhất trong tổng dân số;
- Về thể lực: Yếu tố quan trọng nhất của thể lực là sức khỏe, một người có thể lực nghĩa là có sức khỏe tốt. Từ khi đổi mới đến nay, thể lực nguồn nhân lực Việt Nam được cải thiển đáng kể. Cùng với sự phát triển về thể chất, người lao động c ng được quan tâm đúng mực về phát triển về sức khỏe tinh thần, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
- Trình độ lao động c ng có nhiều chuyển biến tốt. Lượng lao động được đào tạo tăng lên là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nền tảng phát triển cho một đội ng đông đảo những người có trình độ để có thể tự tin, sẵn sàng nắm bắt những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm kịp thời tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; Đây c ng là giai đoạn giáo dục được quan tâm đặc biệt, ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng lên đáng kể, mở rộng số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và các trường dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, các dịch vụ đào tạo mở ra ngày càng nhiều hơn (đào tạo từ xa, mở rộng..) thu hút đông đảo người tham gia. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục được nâng cao, tạo ra những con người có trình độ học vấn, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới. Họ là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ mang lại nhiều cơ hội cho người lao động:
- Người lao động sẽ có nhiều hơn các cơ hội để giao lưu học hỏi, được phân công lao động trên tầm quốc tế;
- Người lao động có cơ hội tiếp cận với máy móc, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại. Tiến hành đổi mới công nghệ, cùng phương pháp quản lý và tư duy quản lý. Đây là cơ hội không nhỏ để người lao động có điều kiện tiếp cận học hỏi, làm chủ nền khoa học hiện đại của thế giới, qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng và tay nghề cho mình.