Nội dung của quảnlý chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 36 - 40)

5. Nội dung nghiên cứu

1.3.3. Nội dung của quảnlý chi ngân sách cấp huyện

Hoạt động chi NSNN bao gồm việc lập dự toán; phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán; kiểm tra và quyết toán chi ngân sách. Do đó nội dung quản lý chi NSNN chính là việc đảm bảo cho các hoạt động trên hiệu quả đúng quy định pháp luật.

a. Quản lý lập dự toán chi ngân sách

Quản lý quá trình lập dự toán chi ngân sách chính quản lý các quy trình lập dự toán có phù hợp với các yêu cầu và qui định hay không. Căn cứ pháp lý để thực hiệnviệc quản lý lập dự toán cụ thể như sau:

* Căn cứ để lập dự toán chi NS huyện:

Điều 41 Luật Ngân sách 2015 quy định các căn cứ lập dự toán chi ngân sách. Trên thực tế, các đơn vị sử dụng ngân sách huyện lập dự toán dựa trên kế hoạch phát triển KT-XH, các nhiệm vụ đảm bảo AN-QP của huyện, của ngành, của đơn vị trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. Ngoài ra việc lập dự toán của các đơn vị còn dựa trên kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Cơ sở tính toán để lập dự toán chính là các chính

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Đây cũng là căn cứ cho việc bảo vệ dự toán chi NSNN của đơn vị, đồng thời đảm bảo cho việc xây dựng dự toán sát đúng, tạo điều kiện cho việc chấp hành dựtoán không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng.

* Trình tự lập dự toán:

Theo thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 163/2016/NĐ-CP về thi hành Luật NSNN 2015, trước ngày 15/6 hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị dự toán và UBND cấp xã lập dự toán NSNN cho năm kế hoạch. Việc lập dự toán chi NSNN cấp huyện do phòng TC -KH chủ trì phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện. Sau khi xem xét dự toán do Phòng TC-KH tổng hợp, UBND cấp huyện gửi cho Thường trực HĐND cùng cấp phê duyệt cho ý kiến. Sau khi có ý kiến phê duyệt của HĐND, UBND huyện sẽ trình dự toán cho Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/7 năm trước. Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp dự toán ngân sách địa phương trình Chính phủ xem xét, sau đó Chính phủ trình cho Quốc hội phê duyệt tổng dự toán.

Như vậy ở cấp huyện việc xây dựng dự toán chi NSNN phải hoàn thành trước 15/7 hàng năm. Từ cuối quý II của năm hiện hành, các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch hoạt động của năm sau để làm căn cứ, cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ chi và lập dự toán chi ngân sách trong năm kế hoạch trước ngày 10/7 hàng năm.

b. Quản lý phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Việc phân bổ, giao dự toán phải được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và đúng thời gian quy định. Trên cơ sở quyết định giao dự toán ngân sách của UBND tỉnh, phòng TC -KH phối hợp với các đơn vị dự toán và UBND cấp xã thẩm định, điều chỉnh dự toán cho phù hợp báo cáo UBND huyện xem xét và trình HĐND cùng cấp quyết định. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Điều 30 Luật Ngân sách số 83/QH13 năm 2015 quy định nhiệm vụ của HĐND các cấp: HĐND cấp huyện căn cứ vào nhiệm vụ chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo các nội dung chi. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ. Tại khoản 2 của điều 30 cũng chỉ rõ, HĐND cấp huyện quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đối với chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; dự phòng ngân sách; mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới trực tiếp.

Thời gian quyết định giao và phân bổ dự toán cho ngân sách huyện trước ngày 10/12 năm trước, trong vòng 10 ngày kể từ khi có quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, HĐND và UBND cấp huyện phải quyết định phương án phân bổ dự toán cho UBND cấp xã vàcác đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

Trên cơ sở dự toán đã được duyệt và các chế độ chi NSNN hiện hành, các cơ quan chức năng về quản lý NSNN phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho các ngành, các cấp thi hành. Việc cấp phát được thực hiện thông qua KBNN sau khi đảm bảo đủ điều kiện: đã có trong dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

c. Kiểm soát sử dụng dự toán chi ngân sách

Hàng năm, căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán, phòng TC – KH huyện và KBNN tổ chức kiểm soát thực hiện dự toán trong phạm vi dự toán được duyệt, thực hiện kiểm soát chi đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Phòng TC -KH phải thường xuyên t ổ chức kiểm tra, xem xét khả năng đảm bảo nhu cầu kinh phí, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để bổ sung, điều chỉnh phù hợp. Trường hợp phát hiện các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách không đúng chế độ, chính sách cần có biện pháp xử lý kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thông qua mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thông qua vi ệc thẩm định các báo cáo tài chính hoặc kiểm tra đột xuất tại đơn vị.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

d. Công tác quyết toán chi NSNN cấp huyện

Sau năm ngân sách kết thúc, các đơn vị dự toán thức hiện đối chiếu với cơ quan tài chính và KBNN để lập quyết toán chi ngân sách và gửi phòng TC -KH trong thời hạn theo chế độ quy định. Quyết toán của các đơn vị sử dụng NSNN phải khớp đúng với số thực chi theo kết quả kiểm soát chi tại KBNN nơi giao dịch. Điều 65 Luật ngân sách 2015 quy định: Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách. Khi lập báo cáo quyết toán, các đơn vị phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách.

Thời gian nộp báo cáo quyết toán năm: Đối với đơn vị dự toán ngân sách huyện, lập báo cáo quyết toán gửi về Phòng TC -KH trước ngày 05 tháng 3 năm sau; UBND xã, thị trấn gửi trước ngày 28 tháng 2 năm sau. Phòng TC -KH huyện thẩm định, tổng hợp lập báo cáo quyết toán năm trình UBND huyện xem xét và gửi về Sở Tài chính trước ngày 30 tháng 4 năm sau. Sở Tài chính xét duyệt, thẩm định, tổng hợp báo cáo quyết toán năm gửi về UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh; đồng thời gửi Bộ Tài chính chậm nhất trước ngày 01 tháng 10 năm sau. Phòng TC -KH, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán năm về thu chi ngân sách của ngân sách cấp dưới trực thuộc và thông báo kết quả thẩm định quyết toán cho đơn vị trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nhận báo cáo quyết toán của đơn vị

Thẩm định, xét duyệt chứng từ kế toán và báo cáo quyết toán năm. Điều 66 Luật ngân sách 2015 quy định việc xét duyệt quyết toán năm được thực hiện theo từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị; các chứng từ chi ngân sách phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quy ết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của KBNN. Ở cấp huyện phòng TC -KH là cơ quan có chức năng nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt và ra thông báo quyết toán đối với đơn vị sử dụng ngân sách (kể cả cấp xã). Trường hợp phát hiện có sai sót, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu đơn vị dự toán điều chỉnh lại số liệu quyết toán; đối với quyết toán ngân sách cấp xã, cơ quan tài chính yêu cầu UBND xã, thị trấn trình HĐND cùng cấp điều chỉnh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

lại số liệu quyết toán.Trường hợp phát hiện sai phạm, cơ quan tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

e. Công tác thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước cấp huyên

Nội dung quản lý chi NSNN trong hoạt động thanh tra kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra tính hợp pháp, nội dung, nguyên nhân thay đổi dự toán của các khoản chi từ NSNN, việc chấp hành các định mức, tiêu chuẩn và thủ tục chi tiêu NSNN theo quy định tại Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Kiểm tra việc mua sắm TSCĐ bao gồm: Mục đích sử dụng, nguồn kinh phí, chất lượng tài sản, định mức, tiêu chuẩn được mua, việc ghi chép trong hồ sơ gốc của TSCĐ, việc sửa chữa lớn TSCĐ, tính hợp pháp của các chi phí làm tăng nguyên giá của TSCĐ,...

- Kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính bao gồm kiểm tra việc tuân thủ dự toán năm (kể cả những điều chỉnh dự toán năm) đã được phê duyệt và Mục lục NSNN; Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và việc điều chỉnh thu chi tài chính trong thời gian chỉnh lý quyết toán.

- Kiểm tra công tác đầu tư XDCB gồm việc kiểm tra quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư và việc triển khai cấp phát vốn cho từng dự án tại đơn vị; quy trình thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán của từng dự án; việc thực hiện các thủ tục thanh toán; việc chấp hành và tuân thủ các quy định về chế độ quản lý đầu tư XDCB của Nhà nước; việc chấp hành chế độ báo cáo của đơn vị đối với cơ quan quản lý các cấp.

- Kiểm tra kế toán: gồmkiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp luật hiện hành về kế toán .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 36 - 40)