Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 44 - 46)

1.1.2 .Vai trò của ngân sách nhà nước

2.1. Tổng quan về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội

2.1.1.1. Vịtrí địa lý

Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, rộng 953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, có tọa độ địa lý (chỉ tính đất liền) từ 16020'55'' đến 16044'30'' vĩ Bắc và 10703'00'' đến 107030'22'' kinh Đông.

Phong Điền phía Bắc giáp huyện Phong Điền tỉnh Quảng Trị. Địa giới hai huyện ở đồi núi phía Tây chạy dọc theo đường phân thủy của các nhánh sông Thác Mã và sông Câu Nhi. Về đồng bằng phía Đông, địa giới ấy gần trùng với dòng sông Ô Lâu từ phường Tây Lái về Vân Trình, rồi từ Vân Trình cắt qua dải cát ven biển và tận cùng ở làng biển Trung Đồng.

Về phía Tây, Tây Nam và phía Nam, Phong Điền giáp hai huyện Đakrông và A Lưới. Ở đây địa giới giữa Đakrông, A Lưới và Phong Điền gần như chạy dọc đường phân thủy dải Trường Sơn với độ cao ngày càng tăng từ Tây Bắc vào Đông Nam, nơi bắt nguồn các sông suối Bắc Thừa Thiên Huế - Nam Quảng Trị. Vào đến vùng thượng nguồn các nhánh sông Bồ tại đỉnh núi cao 1.666 mét, địa giới này tách khỏi đường phân thủy dải Trường Sơn rẽ sang Đông theo đường phân thủy hai sông nhánh Rào Tràng và Rào La của sông Bồ.

Về phía Đông và Đông Nam, Phong Điền giáp hai huyện Quảng Điền và Hương Trà. Đường phân chia địa giới với Hương Trà gần trùng với đoạn trung lưu sông Bồ từ Rào La về An Lỗ, với Quảng Điền là đường từ An Lỗ vòng sang phía Đông và Đông Bắc xã Phong Hiền rồi từ đó rẽ ngoặt lên Tây Bắc, cắt qua vùng cát nội đồng Phong - Quảng. Đi quá về phía Tây cửa sông Ô Lâu một ít lại đổi sang hướng Đông Nam cắt dọc mặt nước phá Tam Giang. Đến hết địa phận xã Điền Hải lại chạy theo hướng Đông Bắc, cắt qua dải cát ven biển và chấm dứt ở bờ biển xã này. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Phong Điền phía Đông Bắc giáp biển Đông với đường bờ thẳng tắp theo hướngTây Bắc - Đông Nam trên chiều dài gần 16 km.

Lãnh thổ Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc từ Trường Sơn ra tận biển với chiều dài gần 46 km. Đi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam lãnh thổ thu hẹp. Nơi hẹp nhất chỉ chừng 10 km (cửa sông Ô Lâu đến Phong Điền). Sự phân bố lãnh thổ huyện như trên khiến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Tây - Đông đa dạng hơn chiều Nam - Bắc.

2.1.1.2. Dân sốvà cơ cấu hành chính

Sau ngày quê hương Phong Điền được giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân trong huyện đã phấn đấu không ngừng để khôi phục kinh tế, xây dựng đời sống mới trong hoà bình, độc lập, làm biến đổi bộ mặt của huyện một cách rõ rệt. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhưng sự phân bố dân cư trong huyện không đều. Vùng ven biển, ven bờ Đông phá Tam Giang có mật độ lớn nhất, dao động trong khoảng từ 200 đến 700 người/km2, cá biệt xã Phong Hải lên tới 930 người/km2. Các xã vùng đồng bằng từ 200 đến 400 người/km2. Các xã vùng núi từ 10 đến 90 người/km2 (Phong Mỹ 12, Phong Xuân 30, Phong Sơn 90 người/km2

).

Bình quân diện tích đất tự nhiên theo đầu người 0,96 ha, cao gấp đôi so với bình quân đất theo đầu người toàn tỉnh (0,48 ha/người). Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp tính bình quân theo đầu người lại hẹp, trung bình toàn huyện là 0,19 ha

Về tổ chức hành chính, huyện có 1 thị trấn và 15 xã.

2.1.1.3. Về khí hậu và tài nguyên

Khí hậu Phong Điền mang đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huếlà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 độ, mùa mưa chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, thường gây nên những trận lũ lụt.

Là một vùng đất ở cực Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh, trải rộng trên cả 3 vùng núi đồi, đồng bằng, đầm phá

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

và bờ biển, Phong Điền vốn có một tiềm năng đất đai, rừng núi, động vật và tài nguyên khoáng sản dồi dào. Thiên nhiên Phong Điền quả là phong phú và đa dạng

Phong Điền vốn có những lợi thế về đất đai tự nhiên, đáng kể là vùng gò đồi và vùng cồn cát ven biển. Dân cư Phong Điền vốn có truyền thống về tiểu thủ công nghiệp, tinh thần lao động sáng tạo và siêng năng, nhưng những thuận lợi ấy chưa được khai thác đúng mức, thích ứng với một nền kinh tế thị trường năng động và liên thông, phù hợp với những nhu cầu mới của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 44 - 46)