Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 46 - 56)

1.1.2 .Vai trò của ngân sách nhà nước

2.1. Tổng quan về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2015-2017

2.1.2.1. Những thành tựu đạt được 2.1.2.1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu KT-XH năm 2016-2017 Chỉ tiêu Đvt Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Thực hiện 2017

1 Tổng giá trị sản xuất tăng % 20 15,45 14,4 2 Tỷ trọng các ngành

- Công nghiệp - xây dựng: % 53 55 58 - Nông, lâm, ngư nghiệp: % 32 28 26

- Dịch vụ: % 15 16 16

3

Tổng thu ngân sách theo phân

cấp trên địa bàn Tỷ đồng 110,26 127,5 184 Trong đó thu quyền sử dụng đất Tỷ đồng 25 43,56 43 4 Thu nhập bình quân đầu người Triệu

đồng 35 38,09 38,7 5 Tổng sản lượng lương thực có

hạt Tấn 60.744 62.154 61.259 6 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 2.600 1.500 2.200

Vốn ĐTXD từ ngân sách NN tại

địa bàn Tỷ đồng

146

155 268 7 Bê tông hóa giao thông nông

thôn Km 40 15 27

8 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1 1 0,79 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so

với năm trước % 0 Tăng 0,71

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Chỉ tiêu Đvt Thực hiện 2015 Thực hiện 2016 Thực hiện 2017 9 Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD còn % 10,2 9 8,8 10 Tỷ lệ huy động học sinh: Nhà trẻ % 26,1 27,4 25,2 Mẫu giáo % 89,2 84,25 88,02 Tiểu học % 99,87 99,87 100 THCS % 96,28 99,28 99,06 THPT % 77 82 83 Tỷ lệ trường đạt chuẩn QG (%) % 50,7 56,33 67,6 11 Chỉ tiêu về lao động

Tỷ lệ lao động được đào tạo

nghề % 51,2 55

Đào tạo nghề Người 1.500 1.850 1.500 12 Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn % 2,25 (theo chuẩn cũ) 6,34 13 Xây dựng xã đạt chuẩn NTM Xã 1 0 14 Tỷ lệ che phủ rừng % 55 55,3 56

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội – UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)

2.1.2.1.2.Về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2017

Cơ cấu kinh tế công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Năm 2015, tỷ trọng giá trị công nghiệp - xây dựng 53%, dịch vụ 15%, nông nghiệp 32% đến năm 2016 tỷ lệ này là 58%, 16% và 26%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực.

-Về nông nghiệp: giá trị sản xuất năm 2017 tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó nông nghiệp tăng 6,73%, lâm nghiệp tăng 13,3% và ngư nghiệp giảm 4,9%.

Việc sản xuất nông nghiệp “sạch”, theo hướng hàng hóa, an toàn từng bước được triển khai thực hiện như: sản xuất lúa theo hướng VietGAP 1.122 ha/năm tại 03 xã: Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình), tăng 55 ha so với kế hoạch; sản

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

xuất lúa hữu cơ 57,1 ha/năm (tại các xã Phong Hiền, Điền Lộc và Điền Hòa) giảm 14 ha so với năm 2016; đã tổ chức liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm với Tập đoàn Quế Lâm, Công ty TNNN MTV Hữu cơ Huế Việt. Đã khảo nghiệm sản xuất có hiệu quả một số giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao: NA2, KH1, RVT… Tiếp tục tổ chức sản xuất 38,5 ha lúa giống các loại để cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài huyện (Hiền Lương). Đến nay, nhãn hiệu tập thể “Gạo hữu cơ Phong Điền” do HTX Môi trường và Đô thị Phong Hiền quản lý đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bảo hộ và xác lập thương hiệu.

Đã xây dựng và thông qua dự thảo Đề án cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và Đề án sản xuất lúa hữu cơ tại các xã Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Chương, Phong Bình… với diện tích khoảng 500 ha giai đoạn 2017-2025 theo chủ trương của UBND tỉnh.

+ Chăn nuôi : Tổng đàn đến cuối năm 2017 có 4.500 con trâu, đạt 98% kế hoạch; đàn bò có 6.300 con, đạt 87% kế hoạch, trong đó số lượng đàn bò lai chiếm 52% tổng đàn; khoảng 35.000 con lợn, đạt 63,6% kế hoạch, trong đó lợn nạc chiếm 62,3% tổng đàn và đàn gia cầm 420.000 con, đạt 84% kế hoạch

+ Thủy sản

Đã tổ chức lại công tác đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản sau sự cố môi trường biển. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 502,4 ha/700ha, đạt 71,8% kế hoạch, trong đó diện tích nuôi tôm trên cát 180/285 ha, 63,2% kế hoạch; nuôi cá nước ngọt 303ha/400 ha, đạt 75,7% kế hoạch, nuôi tôm đầm phá: 19,4ha. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 4.300 tấn, trong đó: sản lượng tôm 2.800 tấn, sản lượng nuôi cá nước ngọt 850 tấn, sản lượng khai thác thủy sản khoảng 650 tấn.

+ Lâm nghiệp:

Diện tích rừng trồng mới năm 2017 là 1.389,77/1.580 ha, đạt 87,9% kế hoạch, trong đó, trồng rừng sau khai thác 1.274,7 ha, trồng mới 75,7 ha. Duy trì tỷ lệ che phủ rừng năm 2017 là 56%, đạt kế hoạch. Diện tích còn lại chưa trồng chủ yếu do công tác thanh lý, khai thác còn muộn sovới kế hoạch.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Công tác quản lý hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ cá thể:

UBND huyện đã chỉ đạo các HTX tổ chức hoạt động có hiệu quả sau chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012; hướng dẫn các xã, đội sản xuất nông nghiệp thành lập tổ hợp tác theo quy định. Tính đến nay, trên địa bàn toàn huyện có 50 Hợp tác xã, trong đó, có 40 HTX nông nghiệp và 10 HTX phi nông nghiệp (thành lập mới 01 HTX khai thác vật liệu xây dựng Phú Mỹ).

Về hỗ trợ cho các doanh nghiệp: Đã chủ động tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp và các hợp tác xã hoạt động trên địa bàn để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Ngoài ra, đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị kết nối giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp, HTX, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn huyện, qua đó đã giúp các đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ tiệních của Ngân hàng đang triển khai.

- Công nghiệp- TTCN:

Giá trị sản xuất năm 2017tăng 18,48% so năm 2016, tăng 3,36% so với kế hoạch. Một số sản phẩm chủ yếu đạt kế hoạch sản xuất như: Gạch tuy nen 35 triệu viên, bờ lô 46 triệu viên, nước khoáng các loại 8,7 triệu lít, phân lân các loại hơn 90.000 tấn, xi măng 2 triệu tấn.

Về công tác đầu tư hạ tầng tại Khu công nghiệp:

- Khu B và Khu B mở rộng: Diện tích khoảng 147,17 ha do Công ty Cổ phần Prime Thiên Phúc làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN, hiện nay đã thu hút được 12 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.227 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy khoảng 40%.

- Khu C: Diện tích khoảng 126 ha do Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN,với vốn đầu tư 410 tỷ đồng. Nhà đầu tư đã hoàn thành công tác đền bù toàn bộ khu đất với giá trị đền bù 27 tỷ đồng; xây dựng cổng chào vào KCN; xây dựng trục đường chính KCN; đang triển khai san lấp mặt bằng và thi công hạ tầng kỹ thuật. Giá trị vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 tỷ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đồng. Đến nay Khu C, KCN Phong điền đã thu hút được 2 dự án đầu tư thứ cấp với tổng vốn đăng ký 115,8 tỷ đồng, diện tích đất 10 ha (cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 8/2016). Đến nay, 01 dự án thứ cấp đã hoàn thành và đi vào hoạt động trong tháng 6/2017.

- Khu Công nghiệp Phong Điền mở rộng: Diện tích khoảng 300 ha do Tổng Công ty Viglacera làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN với vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, diện tích 300 ha. Nhà đầu tư đã chi trả xong tiền đền bù 64 ha giai đoạn 1, đã xây dựng hạ tầng đường giao thông, thoát nước mưa, nước thải, cây xanh cảnh quan, đủ điều kiện để cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại; giá trị vốn giải ngân khoảng 50 tỷ đồng. Chưa thu hút được nhà đầu tư thứ cấp.

Hoạt động tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề ổn định. Ngoài các nội dung đề cập trong tình hình thực hiện chương trình trọng điểm. Đã chỉ đạo triển khai quy hoạch vùng nguyên liệu cho các làng nghề như vùng nguyên liệu đệm bàng, nguyên liệu nón, tìm kiếm nguyên liệu cho gốm Phước Tích; từng bước củng cố và tổ chức lại sản xuất nghề gốm truyền thống, tổ chức hội thảo về các mặt hàng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm đệm bàng, tiếp tục phát triển sản xuất tại làng nghề Mỹ Xuyên; các hoạt động khuyến công và khoa học công nghệ được triển khai tích cực, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường các mặt hàng như tinh dầu sả, tinh dầu tràm, tinh bột nghệ, thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nuôi hươu tại Phong Chương, phối hợp công bố nhãn hiệu tập thể mặt hàng thanh trà Huế, tổ chức bình chọn sản phẩm các mặt hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2017 cấp huyện và tham gia cấp tỉnh; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm tại Huế và Hà Nội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu các sản phầm đặc trưng củađịa phương.

- Các hoạt động dịch vụ.

Giá trị sản xuất năm 2017 tăng 14,3% so năm 2016 và tăng 6,53% so với kế hoạch.

Các hoạt động dịch vụ trên địa bàn phát triển khá: dịch vụ thương mại tập trung ở các chợ nông thôn đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của người

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

dân, công tác quản lý tại các chợ được quan tâm, trong năm 2017, hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý chợ Phò Trạch, lập thủ tục để tiếp tục chuyển đổi chợ An Lỗ vào năm 2018; các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp bao gồm dịch vụ làm đất,dịch vụ thủy lợi, dịch vụ thu hoạch... được cơ giới hóa góp phần giảm sức lao động, hạ thấp giá cả đầu vào của sản phẩm; dịch vụ vận tải đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân giữa các vùng; dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, mạng sóng vô tuyến phủ kín các vùng trên địa bàn toàn huyện; các dịch vụ y tế, giáo dục, tín dụng – ngân hàng được quan tâm, góp phần tăng tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Tiếp tục thực hiện kêu gọi đầu tư tại các khu trung tâm thương mại của huyện. Triển khai thực hiện xây dựng Đề án phát triển chuỗi du lịch cộng đồng và thu hút các loại hình dịch vụ đầu tư trên địa bàn. Phối hợp với Công ty cổ phần Truyền thông và Thương mại Song Hà thực hiện mô hình dịch vụ du lịch Homestay tại làng cổ Phước Tích. Thành lập đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường quản lý tốt các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có điều kiện trên địa bàn. Tổ chức triển khai việc ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống và sản xuất một cách có hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý về an toàn giao thông, lĩnh vực điện năng trên địa bàn. Tuy nhiên, việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chợ An Lỗ, các siêu thị, khu dịch vụ ở ngã tư An Lỗ, ngã tư Tỉnh lộ 9-Quốc lộ 1A, chợ Phò Trạch chưa có kết quả khả quan; điểm dịch vụ ngoài khu nước nóng Thanh Tân chậm khởi động, quy hoạch khu dịch vụ ngoài bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2) chưa thực hiện do điều chỉnh quy hoạch bệnh viện.

- Tài chính- tín dụng:

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2017 là 184,9 tỷ đồng, đạt 123% dự toán tỉnh giao, đạt 112% so với dự toán huyện giao và tăng 37% so với năm 2016. Trong đó thu đấu bán quyền sử dụng đất là 43 tỷ đồng, đạt 108% so với dự toán huyện giao. Tuy nhiên có một số khoản thu trong cân đối ngân sách huyện, xã không đạt dự toán giao đó là: Thu ngoài quốc doanh đạt 81% dự toán; Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đạt 80% dự toán giao; thu phí và lệ phí đạt 74% dự toán.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Phần vượt thu chủ yếu là tiền thuê đất ngân sách tỉnh hưởng 100% đạt 149% dự toán giao, tăng 6.027% so với năm 2016.

Tổng chi ngân sách địa phương là 484,847 tỷ đồng, đạt 108% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển 45,607 tỷ đồng, bằng 114% dự toán; chi thường xuyên 434,991 tỷ đồng, đạt 110% dự toán.

Nguồn vốn vay giải ngân năm 2017 từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 312 tỷ đồng, trong đó dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo là 29 tỷ đồng, chiếm 9,29%, dư nợ chương trình cho vay học sinh, sinh viên là 23,8 tỷ đồng, chiếm 7,6%, dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm trên 10,9 tỷ đồng, chiếm 3,5%. Doanh số cho vay các chương trình trong năm 2016 đạt 131 tỷ đồng.

- Đầu tƣ xây dựng, quy hoạch:

Tổng đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 2.200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn khoảng 268 tỷ đồng.

Đã khởi công các dự án từ nguồn đầu tư công và các nguồn vốn khác như dự án Sửa chữa, nâng cấp đê đông phá Tam Giang đoạn qua xã Điền Hòa-Điền Hải, Hệ thống các trường mầm non huyện Phong Điền, Đường trục chính trung tâm thị trấn Phong Điền, Hệ thống vỉa hè, điện chiếu sáng các tuyến nội thị khu dân cư dịch vụ công nghiệp Phong Điền; tiếp tục triển khai thi công công trình chuyển tiếp như Hệ thống đê nội đồng kết hợp giao thông Phong Bình-Phong Chương-Điền Hòa-Điền Lộc, Hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản trên cát ven biển xã Điền Hương…

Đã tiến hành quy hoạch chi tiết triển khai quy hoạch chung các đô thị: thị trấn Phong Điền, Điền Lộc, hiện đang tổ chức lập quy hoạch để phê duyệt trong năm 2017; tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu văn hóa thể thao huyện; lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy hoạch chung đô thị mới Phong An và đề nghị phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Phước Tích.

Chỉ đạo các chủ đầu tư triển khai lập quy hoạch điểm tiểu thủ công nghiệp, lập quy hoạch phát triển chăn nuôi, quy hoạch phát triển trang trại và triển khai lập quy hoạch vùng nguyên liệu phát triển tiểu thủ công nghiệp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng và quản lý việc xây dựng theo giấy phép. Công tác quyết toán vốn đầu tư của các công trình đã đi vào nề nếp, không còn tình trạng tồn đọng các công trình. Nợđọng trong đầu tư xây dựng thuộc ngân sách huyện đầu tư đã được UBND huyện được tích cực xử lý.

- Quản lý tài nguyên và môi trƣờng:

Về quản lý đất đai: Hoàn thành công tác điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện, Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 trình tỉnh phê duyệt. Tính đến ngày 04/12/2017, đã cấp mới GCNQSDĐ đạt tỷ lệ 97,75% về số thửa, 94,58% về diện tích và cấp đổi đạt tỷ lệ 74,89% về số thửa, 67,28% về diện tích cần cấp đổi. Hiện đang tích cực chỉ đạo việc cấp mới, cấp đổi cho các hồ sơ có đủ điều kiện. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai đúng hạn 95%; tạo quỹ đất để giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất đạt chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước của HUYỆN PHONG điền, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 46 - 56)