Kiến nghị với Ngân hàng TNHHMTV Shinhan Việt Nam

Một phần của tài liệu 0453 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ NH TNHH một thành viên shinhan việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107)

3.3.1. Phát triển sản phẩm thẻ tín dụng

3.3.1.1. Thực hiện chính sách sản phẩm và nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Để phục vụ công tác bán sản phẩm đặc biệt trong vấn đề phát triển thẻ tín dụng dưới hình thức tín chấp thì phải có một khung hạn mức trong đó quy định rõ từng đối tượng, từng nhóm khách hàng tương ứng với từng mức tín dụng cho phù hợp. Có được khung hạn mức này, các cán bộ sẽ dễ dàng tiếp cận được khách hàng và đề xuất các hạn mức tín dụng được nhanh chóng, thuận lợi.

Hiện nay, Bộ phận kinh doanh thẻ cũng có khung hạn mức cho sản phẩm thẻ, nhưng khung này còn thiếu tính thực tế mà cũng chỉ bao gồm một số ít nhóm khách hàng với hạn mức tín dụng rất thấp chủ yếu là các đơn vị hành chính sự nghiệp và khối công ty quốc doanh. Đối với Lãnh đạo cấp cao nhất thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp, hạn mức cao nhất không vượt quá 100 triệu đồng. Đối với Lãnh đạo không phải là các đơn vị hành chính sự nghiệp hạn mức chỉ nằm trong khoảng 12 tháng lương không vượt quá 200 triệu đồng. Vì đây là hình thức tín dụng tiêu dùng cá nhân, đối với những Lãnh đạo có vị trí, uy tín lớn trong xã hội, hạn mức đặt ra như vậy là thấp và không quảng bá được sản phẩm thẻ tín dụng. Tuy nhiên, Bộ phận kinh doanh thẻ cũng để chính sách mở giao cho Ban Giám đốc Trung tâm Thẻ

và các Chi nhánh được quyền quyết định hạn mức tín dụng vượt khung cho khách hàng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tình hình thực tiễn của Việt Nam, Trung tâm Thẻ nên kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung để xây dựng một khung hạn mức tín dụng mở rộng đối tượng tín chấp. Đối với Lãnh đạo cao cấp và Lãnh đạo các Tổng công ty có thể áp dụng hạn mức tín chấp cao hơn lên đến 300 triệu đồng. Lãnh đạo, nhân viên của các công ty liên doanh, các văn phòng đại diện, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,... cũng có thể được cấp hạn mức tín dụng gấp từ 2 đến 3 lần lương tháng thực nhận.

Trung tâm Thẻ kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung để kiến tạo ra những sản phẩm thẻ mới đáp ứng được yêu cầu khách hàng, thu hút được khách hàng với nhu cầu đa dạng đến với Trung tâm Thẻ và Ngân hàng Shinhan Việt Nam.

3.3.1.2. Cải thiện chi phí sử dụng thẻ tín dụng

Nhìn chung về mặt phí dịch vụ đối với sản phẩm thẻ tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam là khá hợp lý, tương đương với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu để đưa ra biểu phí hợp lý hơn nữa để thu hút thêm khách hàng. Ngoài phí thường niên, chủ thẻ còn phải trả thêm một số phí khác như phí chậm thanh toán, phí ứng tiền mặt, phí rút tiền mặt, phí làm lại thẻ. Các khoản phí này làm cho việc sử dụng thẻ đắt hơn nhiều so với chi tiêu bằng tiền mặt. Thêm vào đó, lãi suất cao đối với thẻ tín dụng cũng là vấn đề nên xem xét.

Trung tâm Thẻ kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay thẻ tín dụng xuống thấp hơn lãi suất cho vay các hình thức tiêu dùng khác hoặc các chương trình ưu đãi đối tác trả góp lãi suất 0%.

Đối với dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế, việc cạnh tranh qua giá là rất khó khăn do phải chịu sự ràng buộc của các tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời chi phí cho quá trình phát triển xây dựng hệ thống phục vụ cho dịch vụ là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm Thẻ nên chú trọng sử dụng các công cụ cạnh tranh khác như

phong cách phục vụ, marketing, công nghệ. Trong tương lai, khi sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đã có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam, đồng thời đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thì có thể điều chỉnh lại mức phí sao cho phù hợp.

3.3.2. Công nghệ và kỹ thuật

Ngân hàng tiếp tục triển khai một loạt các ứng dụng công nghệ tiên tiến như ngân hàng điện tử, mở rộng hệ thống rút tiền ATM, máy POS, tăng cường hệ thống thông tin quản lý, ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Thiết lập hệ thống dự phòng cho dịch vụ thẻ tín dụng để thay thế kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật đồng bộ. Trước đây, công nghệ thẻ từ là giải pháp kỹ thuật chính sử dụng trong thẻ tín dụng. Nhưng đến nay, với công nghệ vi mạch điện tử, thẻ thông minh ra đời có tính năng ưu việt chống giả mạo đã gây được lòng tin trong giới kinh doanh thẻ. Với mỗi kỹ thuật chế tạo thẻ (từ tính hay vi mạch điện tử) đều có một hệ thống thiết bị đầu cuối phục vụ cho quá trình lưu hành (máy kiểm tra, máy ATM, máy POS,...). Nhiều ngân hàng nước ngoài trước đây đã bỏ ra những khoản đầu tư khổng lồ để phát triển hệ thống đầu cuối sử dụng thẻ từ, giờ đây khi thẻ thông minh thay thế, sự thay đổi kéo theo một chi phí quá đắt. Từ đó Ngân hàng Shinhan Việt Nam cũng rút ra bài học kinh nghiệm cho chính ngân hàng mình. Trung tâm Thẻ kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung lựa chọn phát triển hệ thống máy móc thiết bị đầu cuối theo hướng tương thích với hệ thống của thế giới, cần coi trọng sự đồng bộ của hệ thống kỹ thuật bao gồm việc trang bị hệ thống máy kiểm tra, ATM, POS với loại thẻ thanh toán lựa chọn là công nghệ vi mạch điện tử để đảm bảo tương thích với hệ thống của thế giới.

3.3.3. Mở rộng Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng

Theo thống kê của NHNN, đến nay đã có 53 tổ chức phát hành và thanh toán thẻ, số lượng thẻ cũng được các ngân hàng quan tâm phát triển và vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Số lượng các máy chấp nhận thẻ (POS) có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo số liệu từ Vụ Thanh toán, đến cuối tháng 12/2016, trên toàn quốc có

17.472 ATM và hơn 263.427 POS được lắp đặt, chưa kể một số lượng lớn các website thương mại điện tử chấp nhận giao dịch thẻ trực tuyến.

Kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng đối tác là các Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng, tăng số lượng máy POS trên địa bàn các thành phố lớn, tăng các chương trình ưu đãi dành cho các ĐVCNT để thu hút thêm nhiều đơn vị trong các ngành nghề đa dạng, phong phú hơn tham gia vào thị trường thẻ tín dụng. Từ đó tạo tiền đề để phát triển, mở rộng về đối tượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của Trung tâm Thẻ nói riêng và Ngân hàng Shinhan Việt Nam nói chung.

3.3.4. Thúc đẩy việc thanh toán thẻ tín dụng

Trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị, máy POS điện tử thay vì dùng máy cà hóa đơn (máy POS thủ công), vừa để an toàn cho cơ sở chấp nhận thẻ vừa tạo được sự yên tâm cho khách hàng.

Thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng, trực tiếp thu hóa đơn tại cơ sở chấp nhận thẻ, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc tại ĐVCNT. Hiện nay công tác này còn chưa đầy đủ.

Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ thẻ cho các cơ sở chấp nhận thẻ để giúp họ giải đáp những vướng mắc trong thanh toán của khách hàng.

Mở rộng các cơ sở chấp nhận thẻ sang các ngành khác không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, điện tử như hiện nay... mà còn nhiều lĩnh vực tiềm năng khác như hàng không, golf, spa, thẩm mỹ viện, du lịch.

3.3.5. Đẩy mạnh chương trình Marketing, quảng cáo, tiếp thị

Trung tâm Thẻ xác định con người là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và phát triển các hoạt động Marketing thẻ tín dụng nói riêng. Do đó Trung tâm Thẻ kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo chuyên viên về Marketing cho sản phẩm thẻ

tín dụng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ Bộ phận kinh doanh thẻ, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử các cán bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khóa đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng ở nước ngoài, sau đó về truyền đạt lại cho toàn bộ nhân viên của Bộ phận kinh doanh thẻ nói chung và Trung tâm Thẻ nói riêng.

Để sản phẩm thẻ tín dụng của Trung tâm Thẻ được nhiều người hơn nữa biết đến, thương hiệu thẻ ngày càng nổi tiếng thì Bộ phận kinh doanh thẻ cần có những chương trình quảng cáo nổi bật và thu hút khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tín dụng. Tìm kiếm thêm nhiều đối tác là các ĐVCNT tốt với những chương trình ưu đãi, chiết khấu, điểm thưởng cao cho khách hàng. Liên tục có những chương trình quà tặng hấp dẫn để mở rộng thị phần khách hàng của Trung tâm Thẻ nói riêng và Ngân hàng Shinhan Việt Nam nói chung.

Đối với khách hàng chiến lược: Ký hợp đồng với các công ty để trở thành đại lý thanh toán thẻ hoặc địa điểm đặt máy ATM, máy POS, đồng thời cũng phải có chính sách khuyến mãi hấp dẫn trong giai đoạn đầu khi họ sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng.

3.3.6. Tăng cường công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro

Bồi dưỡng và nâng cao về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm cũng như trình độ nghiệp vụ của cán bộ thẻ tín dụng.

Kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung phải làm đầu mối tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ cho tất cả cán bộ thẻ tín dụng trong hệ thống về hoạt động kinh doanh thẻ nói chung và hoạt động phòng chống rủi ro thẻ nói riêng.

Thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa học về giả mạo thẻ do các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức cho các ngân hàng thành viên để cập nhật các thông tin mới về tình hình giả mạo, phương thức giả mạo mới và các biện pháp phòng tránh. Các cán bộ sau khi tham dự các khóa học nước ngoài có trách nhiệm viết báo cáo và trình bày những kiến thức thu được từ khóa học cho các đồng nghiệp trong ngân hàng.

Thường xuyên luân chuyển cán bộ giữa các tổ nghiệp vụ thẻ để cán bộ có thể hiểu sâu rộng toàn bộ nghiệp vụ thẻ đồng thời nắm bắt kiến thức thực tế hơn là trên lý thuyết.

Tăng cường bồi dưỡng kiến thức về tin học và công nghệ thông tin không chỉ đối với cán bộ quản lý (quản trị, kiểm soát hệ thống) mà còn cho các cán bộ nghiệp vụ (vận hành, sử dụng và bảo quản các thiết bị chuyên dụng).

3.3.7. Phát triển nguồn nhân lực

Kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung thường xuyên phổ cập kiến thức công nghệ thông tin và các sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng tiên tiến cho các cấp, đặc biệt là các cấp lãnh đạo, đào tạo những cán bộ chủ chốt có am hiểu về nghiệp vụ thẻ tín dụng.

Thực trạng nguồn nhân lực tại Trung tâm Thẻ còn tồn tại những hạn chế như: Đội ngũ nhân viên Marketing của Trung tâm Thẻ còn quá mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp; Công tác chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm một cách đúng mức nên hình ảnh Trung tâm Thẻ trong tâm trí khách hàng vẫn còn mờ nhạt; Hoạt động nghiên cứu thị trường, điều tra khách hàng chưa được tiến hành thường xuyên tại Trung tâm Thẻ. Trong khi đó tại Trung tâm Thẻ lại chưa đủ điều kiện về chi phí và chưa có đội ngũ cán bộ chuyên sâu đào tạo kiến thức sản phẩm và kỹ năng bán hàng cho nhân viên kinh doanh. Trung tâm Thẻ đưa ra kiến nghị với Bộ phận kinh doanh thẻ nói riêng và Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung nên có một đội ngũ cán bộ nguồn chuyên đảm nhận nhiệm vụ đào tạo cho nhân viên Trung tâm Thẻ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3.4. Kiến nghị với các Cơ quan quản lý Nhà nước 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ thẻ tín dụng nói riêng chỉ an toàn và hiệu quả khi nó có một môi trường kinh tế - xã hội ổn định, môi trường pháp lý nhất quán và môi trường kinh doanh lành mạnh. Ngân hàng là tổ chức kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động ngân

hàng có mối quan hệ với tất cả các ngành, các thành phần kinh tế nên ngoài nguồn luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng thì luật pháp quy định của các ngành khác cũng có sự ảnh huởng nhất định đến hoạt động ngân hàng. Do đó, để phát triển hoạt động dịch vụ thẻ của các NHTM thì Chính phủ cần có các biện pháp đảm bảo về môi truờng kinh tế vĩ mô, xã hội và hệ thống pháp luật.

3.4.1.1. Tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định

Môi truờng kinh tế - xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế - xã hội ổn định và tăng truởng bền vững sẽ tạo điều kiện cải thiện đời sống của nguời dân, mở rộng quan hệ quốc tế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, từ đó giúp cho các ngân hàng, trong đó có Ngân hàng Shinhan Việt Nam phát triển các dịch vụ nói chung và dịch vụ thẻ tín dụng nói riêng. Do đó, Nhà nuớc cần có những biện pháp để duy trì sự ổn định của nền chính trị - kinh tế - xã hội, duy trì chỉ số giá cả tiêu dùng hợp lý, phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập thực tế của nguời lao động, qua đó khuyến khích sự phát triển của hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.

3.4.1.2. Tạo điều kiện mở rộng thanh toán qua Ngân hàng

Các ngành cấp hữu quan cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng thanh toán qua ngân hàng. Thông qua các cơ quan báo chí, truyền hình, Nhà nuớc tổ chức tuyên truyền một cách có hệ thống làm cho nguời dân hiểu đuợc bản chất thẻ tín dụng ngân hàng là hình thức thanh toán văn minh, hiện đại, nhiều tiện ích; Vận động mọi nguời giao dịch với ngân hàng và từ bỏ thói quen luu giữ quá nhiều tiền mặt. Truớc mắt, Nhà nuớc nên khuyến khích cán bộ công nhân viên chức trong các doanh nghiệp nhà nuớc, các cơ quan hành chính sự nghiệp mở các tài khoản cá nhân để thực hiện việc chi trả luơng qua ngân hàng. Hiện nay, Nhà nuớc đã mở rộng việc thu thuế, thu tiền điện, nuớc, học phí bằng các hình thức không dùng tiền mặt, vừa tiết kiệm đuợc chi phí, vừa thuận tiện cho việc quản lý nền kinh tế vĩ mô. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt chính là một tiền đề vô cùng quan trọng để dịch vụ thẻ tín dụng có thể phát

triển và mở rộng thị trường hơn nữa.

3.4.1.3. Thực hiện các chính sách ưu đãi, đầu tư vào công nghệ

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng không phải là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà nằm trong chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước. Do vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực

Một phần của tài liệu 0453 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ NH TNHH một thành viên shinhan việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w