Những yếu tố thành phần phát triển tín dụng bán lẻ cơ bản của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 40)

thương mại

1.2.2.1 Phát triển quy mô, cơ cấu và thị phần tăng trưởng

Các yếu tố về Phát triển quy mô, cơ cấu và thị phần tăng trưởng là một trong những chỉ tiên quan trọng để đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ của một NHTM

+ Vê phát triển quy mô: Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của con ngườ tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng cá nhân cũng tăng lên. Do vậy, các NHTM cần nắm bắt được các nhu cầu của khả năng một cách nhanh chóng kịp thời để nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình. Quy mô dịch vụ tín dụng phát triển đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã

+ Về cơ cấu:

Thị phần là các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng. Nếu như các sản phẩm dịch vụ tài chính là vũ khí cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, thì thị phần chính là kết quả và mục tiêu của cạnh tranh của các NHTM. Cụ thể nhóm này bao gồm các chỉ tiêu như sau:

Thị phần hoạt động của ngân hàng thương mại

Thị phần của một NHTM là tỷ lệ phần trăm quy mô hoạt động của NHTM đó trên tổng quy mô hoạt động của các NHTM trên thị trường. Căn cứ vào hoạt động của NHTM, thị phần của NHTM được xác định qua 3 giác độ gồm thị phần huy động vốn, thị phần cho vay và thị phần cung cấp dịch vụ tài chính. Việc xác định các chỉ tiêu này như sau:

30

- Thị phần cho vay: Xác định bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ cho vay của NHTM trên tổng dư nợ cho vay của tất cả các NHTM

- Thị phần huy động vốn: Xác định bằng tỷ lệ phần trăm nguồn vốn huy động của NHTM trên tổng nguồn vốn huy động của tất cả các NHTM

- Thị phần cung cấp dịch vụ: Xác định bằng tỷ lệ phần trăm của doanh thu về dịch vụ phi tín dụng của NHTM so với tổng doanh thu về dịch vụ phi tín dụng của tất cả các NHTM

Một NHTM có thị phần huy động, thị phần cho vay và thị phần cung cấp dịch vụ càng lớn thì được coi là có năng lực cạnh tranh càng cao, các chỉ tiêu này sẽ được xác định và phản ánh trong một giai đoạn liên tục hoặc phải được xác định kết hợp với chỉ tiêu sự tăng trưởng của thị phần:

Khả năng duy trì và tăng trưởng của thị phần:

Khả năng duy trì và tăng trưởng của thị phần được xác định bởi lệ phần trăm gia tăng thị phần của NHTM năm sau so với thị phần năm trước. Chỉ tiêu này thể hiện tính hiệu quả, năng lực và uy tín của ngân hàng đó trên thị trường cũng như cho biết khả năng thích ứng, phù hợp của sản phẩm của một NHTM với nhu cầu của các đối tượng khách hàng về cả số lượng, cơ cấu, chất lượng và giá cả.

Tuy nhiên các chỉ tiêu phản ánh thị phần, khả năng duy trì và sự tăng trưởng của thị phần không có một tiêu chuẩn nhất định để có thể kết luận về năng lực cạnh tranh của một NHTM, trái lại đây là các chỉ tiêu tương đối và chúng ta chỉ có thể kết luận về năng lực cạnh tranh của một NHTM cao hay thấp dựa trên cơ sở so sánh với các chỉ tiêu của các NHTM trên cùng một thị trường. Một NHTM có thị phần lớn hơn, luôn được duy trì và tăng trưởng là NHTM có năng lực cạnh tranh cao hơn. Ngược lại, một NHTM có thị phần ban đầu lớn, doanh số hoạt động cao nhưng thị phần lại giảm dần, đồng nghĩa với NHTM đó đang mất dần khách hàng và thị trường, tức là giảm năng lực cạnh tranh.

1.2.2.2 Phát triển chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ

Trên cơ sở nắm bắt được tình hình kinh tế, nhu cầu của khách hàng, các NHTM cần xây dựng các kế hoach và định hướng phát triển riêng phù hợp với thời

kỳ đó. Việc phát triển chất lượng dịch vụ tín dụng cũng rất quan trọng và phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Con người: Trong kinh doanh, con người luôn giữ một vai trò quan trọng, thể hiện qua sự nhạy bén, năng động, nhiệt tình, am hiểu đạo đức nghề nghiệp cũng như pháp luật. Để cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi các cán bộ tín dụng cần có các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp.

+ Năng lực tài chính và khả năng nguồn vốn: Năng lực tài chính và khả năng nguồn vốn tác động trực tiếp đến chất lương dịch vụ tín dụng bán lẻ bởi để mở rộng thị phần, cung cấp được nhiều sản phẩm dich vụ cho khách hàng đòi hởi Ngân hàng phải có tiềm lực tài chính vững mạnh, công nghệ hiện đại, mạng lưới chăm sóc khách hàng tốt. Hơn nữa, việc huy động tốt cũng là một trong những tiền để để các chất lượng dịch vụ bán lẻ tăng trưởng tốt.

+ Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng: Trong kinh doanh ngân hàng, các sản phẩm tín dụng đều gắn liền với dịch vụ, phong cách phụ vụ nhằm mang tới sự hà lòng cho khách hàng. Do vậy. một cơ cấu tổ chức gon nhẹ, chất lượng nhân sự cao sẽ góp phần làm tăng hiệu quả công việc.

+ Mạng lưới chi nhánh: Do các khách hàng của tín dụng bán lẻ là các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên để phụ vụ tốt cho nhu cầu của phân khúc khách hàng rộng lớn này đòi hổi các NHTM phải phát triển được mạng lưới chi nhánh và các kênh phân phối

+ Công nghệ thông tin: với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào kinh doanh là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu 0461 giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội trên địa bàn thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w