Trên thực tế, các NHTM luôn luôn cạnh tranh nhau, luôn đưa rả các sản phản dịch vụ bán lẻ tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với nhu cầu của con người là rất khác nhau và điều kiện của các khách hàng cũng khác nhau nên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất là điều không dễ dàng. Cũng giống như một doanh nghiệp, các NHTM luôn quan tâm đến các ngành kinh doanh tín dụng trên thị trường, đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động bán lẻ của NHTM. Do đó, để phát triển được dịch vụ tín dụng bán lẻ của mình, các NHTM cần phải quan tâm đến các yếu tố sau: đối thủ cạnh
tranh, người mua, nhà cung ứng, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Các yếu tố này có mối quan hệ với nhau, nếu nắm rõ được bản chất các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh, mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.
-Đối thủ cạnh tranh
Trong lĩnh vực kinh doanh, sự hiểu biết nhau giữa các đối thủ cạnh tranh là quan trọng, hiện tại các ngân hàng đều muốn tạo vị thế, chiếm thêm nhiều thị phần qua tăng cường sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh sẽ đem lại sự cải tiến về qui trình, công nghệ và kỹ thuật cho ngành, lợi ích cho khách hàng.
-Khách hàng (Người mua sản phẩm-dịch vụ)
Người mua trong lĩnh vực ngân hàng là những người sử dụng dịch vụ như gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền,.. .Sức mạnh của người mua cũng được đánh giá qua mức độ độc quyền trên thị trường.
-Những nhà cung ứng.
Nhà cung ứng được phân thành hai nhóm chính:
Các nhà cung ứng vốn cho hoạt động: bao gồm cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức xã hội và thậm chí là các tổ chức tín dụng đang cạnh tranh trực tiếp và ngân hàng nhà nước.
Các nhà cung ứng cơ sở hạ tầng làm việc: Như các nhà cung cấp viễn thông, vật tư, trang thiết bị, công nghệ,...Đây là những ngành phụ trợ mà sự phát triển của nó sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đa dạng hóa các dịch vụ, tạo lập thương hiệu và uy tín, thu hút nguồn lực cũng như có những kế hoạch đầu tư hiệu quả trong một thị trường tài chính vững mạnh.
-Đối thủ tiềm ẩn mới
Trong bối cảnh hiện nay, sự xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn mới, nguy cơ đối thủ mới hội nhập vào ngành dịch vụ tài chính ở Việt Nam là rất lớn. Mỗi ngân hàng phải tự trang bị cho mình những rào cản hợp pháp dựa trên các lợi thế về qui mô, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, nguồn tài chính vững mạnh, độ
38
an toàn cao, công nghệ hiện đại,... mới có đủ điều kiện đứng vững trong xu thế hội nhập ngày nay.
-Sản phẩm - dịch vụ thay thế
Cũng như các ngành sản xuất kinh doanh khác, dưới sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của xã hội, sự thay đổi môi trường kinh doanh và sự bùng nổ về công nghệ. Để năng cao kinh doanh dịch vụ tín dụng bán lẻ trên địa thị trường buộc các ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới, chuẩn hóa các sản phẩm dịch vụ của mình theo định hướng tiêu dùng của khách hàng và nguồn lực sẵn có của mình.