Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 0464 giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 60)

- về chất lượng tín dụng: So với toàn hệ thống, chất lượng tín dụng của

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam

Bên cạnh các văn bản pháp lý theo thông lệ quốc tế, hoạt động bảo lãnh ngân hàng của các NHTM ở Việt Nam được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Các tổ chức tín dụng và được cụ thể hóa trong Thông tư của Ngân hàng nhà nước quy định về Bảo lãnh ngân hàng.

❖ Bộ luật Dân sự

Bộ luật Dân sự ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, là bộ luật dân sự hiện hành điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có bảo lãnh. Trong bộ luật này, từ Điều 361 đến Điều 371 quy định các vấn đề liên quan đến bảo lãnh, như: khái niệm, hình thức bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, việc huỷ bỏ, chấm dứt bảo lãnh.... Đây là văn bản pháp luật hiện hành quy định các vấn đề chung nhất về bảo lãnh. Các vấn đề về bảo lãnh ngân hàng nếu chưa được quy định tại văn bản pháp luật nào khác thì sẽ được điều chỉnh theo Luật này.

❖ Luật thương mại

Luật Thương mại ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, có một số quy định liên quan đến bảo lãnh. Các loại bảo lãnh được đề cập đến là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định

này chỉ sơ lược về các loại bảo lãnh này như là biện pháp bảo đảm dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng và không quy định cụ thể.

❖ Luật các TCTD

Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010 là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh các hoạt động của TCTD. Đây là luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó có bảo lãnh ngân hàng. Luật này quy định khá cụ thể về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh và một số quy định khác.

❖ Quy định về Bảo lãnh ngân hàng

Các quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng hiện nay được cụ thể hóa trong Thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 25/6/2015, gồm 3 chương với 37 điều. Đây là văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể nhất về bảo lãnh ngân hàng hiện nay, có hiệu lực từ ngày 09/08/2015, thay thế Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Thống đốc NHNN quy định về bảo lãnh nhằm tạo khung pháp lý mới vừa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế vừa tuân thủ các quy định về pháp luật hiện hành có liên quan, khắc phục tối đa những vấn đề còn bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Một số điểm mới của Thông tư này là:

về giải thích từ ngữ: Văn bản mới đã bổ sung các khái niệm như “Bên bảo lãnh đối ứng”, “Bên xác nhận bảo lãnh” để quy định cụ thể đối tượng Bên bảo lãnh đối ứng, Bên xác nhận bảo lãnh bao gồm cả TCTD ở nước ngoài (là người không cư trú); Bổ sung khái niệm “khách hàng” để xác định rõ khách hàng là bên nào trong quan hệ bảo lãnh, từ đó làm cơ sở cho việc tính số dư phát hành bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh và cơ sở cho việc xem xét điều kiện đối với khách hàng được cấp bảo lãnh; Bỏ các khoản quy

định khái niệm các loại bảo lãnh vì đã có định nghĩa về bảo lãnh ngân hàng nên không cần thiết quy định khái niệm các loại bảo lãnh.

về xác định số dư bảo lãnh đối với khách hàng: Bỏ quy định tính số dư các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ vào số dư bảo lãnh; Bỏ quy định các trường hợp được loại trừ khỏi giới hạn cấp tín dụng vì nội dung này đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

về sử dụng ngôn ngữ: Bỏ quy định các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh bắt buộc phải lập bằng tiếng Việt, cho phép trong trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài các văn bản được lập bằng tiếng nước ngoài.

về việc cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Điều 11 Thông tư đã sửa đổi theo hướng

không cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, trừ trường hợp khách hàng là bên bảo lãnh và bên bảo lãnh đối ứng là TCTD ở nước ngoài nhưng bên được bảo lãnh hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai: Thông tư bổ sung quy định khi thực hiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản, ngân hàng thương mại phải tuân thủ các quy định sau: (i) Nhà ở hình thành trong tương lai có đủ điều kiện được bán, cho thuê theo quy định tại Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản; (ii) NHTM đánh giá chủ đầu tư có khả năng thực hiện đúng tiến độ dự án và sử dụng số tiền ứng trước, các khoản tiền khác của bên mua, bên thuê mua đã trả cho chủ đầu tư thực hiện đúng mục đích; (iii) Cam kết bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải có hiệu

lực đến thời điểm ít nhất 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua nhà ở theo thỏa thuận của chủ đầu tư với bên mua, bên thuê mua nhà ở.

về thẩm quyền ký bảo lãnh: Thông tư đã bỏ quy định về việc phải có đủ 03 chữ ký trên các văn bản thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh mà chỉ quy định thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, Thông tư đã bổ sung quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khải đưa nội dung về cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh tại cam kết bảo lãnh.

về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Liên quan đến việc hạch toán và thu nợ cho vay bắt buộc cho khách hàng khi TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ trả thay, Thông tư quy định trường hợp trả thay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán và thực hiện thu nợ cho vay bắt buộc bằng loại ngoại tệ đã trả thay.

Về quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh: Thông tư đã bổ sung quy định bên nhận bảo lãnh có quyền chuyển nhượng quyền thụ hưởng cam kết bảo lãnh để phù hợp với thực tiễn cũng như tương ứng với quyền này của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh. Sự chuyển nhượng này được phép tiến hành không cần sự cho phép của NHNN...

Một phần của tài liệu 0464 giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w