V Lập báo cáo đề xuất phát hành thư bảo lãnh:
b) Nhóm nguyên nhân khách quan
3.4.1. Khuyến nghị đối với chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan
Một hiện thực tương đối khách quan là cho dù hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng có thay đổi như thế nào đi nữa cũng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì dù ngoài sự nỗ lực của bản thân với các giải pháp nghiệp vụ của mình thì cần phải có một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ.
Hiện nay, luật NHNN và luật các TCTD đang có hiệu lực trên thực tế nhưng trong từng lĩnh vực cụ thể vẫn thiếu các quy định chi tiết. Mặc dù các văn bản, quy định thường xuyên sửa đổi song vẫn bộc lộ những điểm bất hợp lý và đôi khi là quá chặt chẽ. Do đó, khi thực hiện các văn bản này, các ngân hàng đã gặp phải không ít những khó khăn.
Trong hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng, các TCTD Việt Nam mới chỉ được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản pháp quy và các văn bản dưới luật của NHNN và các ngành có liên quan. Điều đó đã làm xuất hiện tình trạng nhiều khía cạnh của nghiệp vụ bảo lãnh không được quy định một cách đầy đủ. Mặt khác, hàng loạt các vấn đề phức tạp của nghiệp vụ bảo lãnh cũng không được các văn bản pháp quy hướng dẫn như: vấn đề tư cách chủ thể bảo lãnh của bên thứ ba, giải quyết khi tranh chấp, các mẫu biểu của bảo lãnh chưa thống nhất...
Chính vì vậy, nhà nước cần sớm tạo hành lang pháp lý đầy đủ đồng bộ, thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh phát triển. Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động ngân hàng, có sự kết hợp chặt chẽ cũng như tương thíc h giữa các văn bản của chính phủ và các văn bản do ngân hàng nhà nước ban
hành; tránh tình trạng ban hành chồng chéo; và đặc biệt nên đưa ra văn bản quy định cụ thể đối với các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng bảo lãnh để các bên thực hiện có căn cứ xem xét.