V Lập báo cáo đề xuất phát hành thư bảo lãnh:
b) Nhóm nguyên nhân khách quan
3.4.2. Khuyến nghị đối với NHNN
3.4.2.1. Hoàn thiện môi trường hoạt động bảo lãnh của hệ thống ngân hàng ❖ NHNN cần hoàn thiện môi trường pháp lý của hệ thống ngân hàng
Mặc dù NHNN đã đưa ra nhiều quyết định nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động bảo lãnh ngân hàng nhưng trong quá trình áp dụng các văn bản vào trong thực tiễn còn nhiều điểm gây khó khăn cho cán bộ thực hiện bảo lãnh. NHNN cần rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan để tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi nhằm thúc đẩy và hỗ trợ phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của các ngân hàng thương mại trong đó có dịch vụ bảo lãnh. Cách sử dụng ngôn từ trong các văn bản hướng dẫn luật cần chuẩn xác và tạo cách hiểu nhất quán trong toàn hệ thống ngân hàng tránh gây tình trạng hiểu sai lệch dẫn đến thiệt hại cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh.
❖ NHNN cần tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế, với các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng trung ương trên thế giới
Đây là điều rất quan trọng trong chính sách mở rộng quy mô phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới. Chính sách giúp khai thông quan hệ đối ngoại về hoạt động ngân hàng; để từ đó có thể học hỏi phương thức quản lý, quy trình nghiệp vụ và cũng có thể liên kết thanh toán, tham gia mạng lưới thẻ quốc tế. Ngoài ra, việc phối hợp với các học viện, các trường đại học trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dịch vụ ngân
hàng dành cho cán bộ công nhân viên chức cũng là việc làm cần thiết nâng cao trình độ, năng lực của họ.
3.4.2.2. Tạo điều kiện cho các NHTMphát triển và nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh
❖ NHNN cần hoàn thiện về mặt kỹ thuật và có cơ chế vận hành thông suốt, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
Điều này giúp cho tất cả các Chi nhánh của các NHTM sẽ giảm được thời gian chuyển tiền cho khách hàng, góp phần gia tăng hệ số tạo tiền, tăng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại. Hỗ trợ các NHTM trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh, nâng cao tầm hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và cập nhật. Hiện nay CIC thuộc Ngân hàng Nhà nước là nơi tập trung các nguồn thông tin rất đa dạng và phong phú, đồng thời cũng tập trung một đội ngũ những chuyên gia phân tích và xử lý thông tin tín dụng hàng đầu. Song hiệu quả cung cấp thông tin cho các NHTM vẫn chưa cao. Nguyên nhân có thể là do những thông tin này chưa thực sự hữu ích cho các NHTM và do cách thức bán thông tin này chưa thực sự hấp dẫn.
❖ NHNN cần có chính sách hợp lý tạo điều kiện trong hoạt động kinh doanh Đối với một số loại dịch vụ NHNN cần có những quy định chung nhất cho các NHTM cùng thực hiện như chính sách lãi suất, chính sách cho vay ưu đãi các đối tượng khách hàng cá nhân... Điều này giúp tránh việc chạy đua nhằm độc chiếm thị trường của các ngân hàng tạo tâm lý không tốt cho chính các ngân hàng cũng như người dân và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. NHNN phải có kế hoạch sớm để các NHTM chủ động trong việc hoạch định chính sách kinh doanh của mình.
NHNN trực tiếp tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện cho các cán bộ quản lý của các NHTM do các cán bộ cấp cao của NHNN giảng dạy hoặc mời chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy. NHNN cung cấp các tài liệu về chuyên môn nghiệp vụ.
❖ Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra hoạt động của các NHTM trong đó có hoạt động bảo lãnh
Do hoạt động bảo lãnh là một nghiệp vụ phức tạp có sự tham gia của nhiều bên nên ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và mang tính dây chuyền. Với hoạt động bảo lãnh - hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro thì việc kiểm tra, giám sát lại càng quan trọng. Vì vậy, việc thanh tra, giám sát của NHNN đối với các hoạt động của NHTM là rất cần thiết. Tuy nhiên NHNN không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của NHTM tránh gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực tới NHTM.