. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp huyện
1.5.4 Bài học kinh nghiệm về quản lý NSNN cho huyện Đoan Hùng
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và phân chia tỷ lệ phần trăm nguồn thu đối với từng cấp ngân sách là rất quan trọng để huyện xây dựng dự toán thu, chi ngân sách đảm bảo đúng theo quy định của Luật, giúp tăng cường nguồn lực tài chính, góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội cho các cấp chính quyền địa phương. Trong thời kỳ ổn định ngân sách, hàng năm căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh Phú thọ về quy định tỷ lệ % phân chia nguồn thu, UBND huyện xác định rõ nguồn thu ngân sách huyện, địa phương được hưởng từ đó chủ động hơn trong quá trình điều hành ngân sách.
Tất cả các khoản thu chi ngân sách đều phải hạch toán qua Kho bạc nhà nước, từ đó giúp quản lý chặt chẽ, và hiệu quả hơn nguồn ngân sách nhà nước.
Văn bản hướng dẫn điều hành ngân sách hàng năm gửi tới tất cả các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn để nắm bắt kịp thời trong quá trình chấp hành ngân sách.
Thực hiện giao tự chủ cho một số đơn vị có khả năng tự chủ về tài chính và biên chế đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực kinh tế theo quy định mới hiện nay
Cần chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chuyên môn bán sát dự toán thu, chi trong quá trình thực hiện.
UBND huyện cần có những biện pháp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển sản xuất để tăng thu cho ngân sách địa phương.
Chi cục thuế huyện cần khai thác tốt các nguồn thu có sẵn trên địa bàn; Đôn đốc thu đúng, thu đủ, tránh tình trạng để nợ đọng thuế sảy ra. Nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế của địa phương, từ đó xây dựng dự toán thu sát với thực tế;…
1.6 Tổng quan các c ng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách nhà nước, tuy nhiên các tác giả tập trung chủ yếu nghiên cứu về hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước như
Tác giả Nguyễn uốc Anh (20 5) với tên đề tài: ”Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”. Trong đề tài tác giả đã nêu thực trạng công tác quản lý NSNN tại huyện và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện nhằm làm rõ những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách huyện, đánh giá thực trạng tình hình thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện. Từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Đức Thọ. [14] Tác giả Nguyễn Thu Hằng (2017) với tên đề tài: "Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ". Trong đề tài tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp huyện, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN tại huyện. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị để tăng cường công tác quản lý NSNN huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. [15]
Tác giả Nguyễn Thị Việt Anh (20 5) với tên đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” Trong đề tài tác giả đã
đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý NSNN;Thực trạng công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. [16]
Kết luận chương 1
Chương tác giả đã hệ thống hoá đầy đủ, rõ ràng các vấn đề lý luận về NSNN, vai trò và nguyên tắc quản lý NSNN. Trên cơ sở đó tác giả đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý NSNN dựa trên kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số địa phương trên cả nước. Đó chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG V CÔNG TÁC UẢN LÝ NG N SÁCH C P HU N CỦA HU N ĐOAN HÙNG
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng 2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
*Vị trí địa lý
Đoan Hùng là huyện miền núi trung du nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì, thủ phủ của tỉnh 50km; cách Thủ đô Hà Nội 0km, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) và cửa khẩu Lào Cai khoảng 200 km; có toạ độ địa lý từ 2 30’ đến 21 5’ độ vĩ Bắc và từ 0500’ đến 05 7’ độ kinh Đông. Có phía Bắc giáp với huyện ên Bình tỉnh ên Bái và huyện ên Sơn tỉnh Tuyên uang, phía Nam giáp với huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên uang, phía Tây giáp với huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ. Huyện Đoan Hùng có tổng diện tích tự nhiên là 30.26 ,3 ha, chiếm 8,58% diện tích của tỉnh Phú Thọ, toàn huyện có 28 đơn vị hành chính. Có thể nói, tuy là một huyện miền núi, song Đoan Hùng có vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh.
* Địa hình
Địa hình của Đoan Hùng có nhiều núi cao với độ cao trung bình từ 00-250m với hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành hai dạng chính:
- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Chảy và sông Lô, tập trung ở ven sông, độ dốc thường dưới 3, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3o-5o.
- Địa hình đồi núi: đây là dạng địa hình đặc trưng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn từ 5o-25o và trên 25o.
Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện gồm 6 nhóm: Phù sa ven sông; Đất vùng trũng; Đất lầy tầng mỏng; Đất cát thuộc bãi bồi ven sông; Đất xám và Đất đỏ.
* Khí hậu
Đoan Hùng là vùng Trung du Bắc bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23, oC, mùa nóng nhiệt độ từ 27-28oC, mùa lạnh nhiệt độ từ 5- 6oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 78 mm, số ngày nắng trung bình/năm là 66 ngày; Độ ẩm tương đối trung bình là 8 %, thấp nhất là 2 %; băng giá, sương muối thỉnh thoảng cũng có xuất hiện, nhưng thường ở mức nhẹ.
Trên địa bàn Đoan Hùng thường có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 0 và gió mùa Đông Bắc từ tháng đến tháng năm sau.
* Đặc sản
Bưởi Đoan Hùng: Đặc sản nổi tiếng trong cả nước với 2 vùng bưởi Chí Đám và Bằng Luân, huyện triển khai dự án trồng mới 093 ha bưởi đặc sản tại 6 xã trong huyện; các xã phía nam trồng thêm hàng trăm ha bưởi Diễn. Hiện nay cây bưởi ở Đoan Hùng là cây thế mạnh đang cho năng suất và sản lượng cao, giúp nhiều hộ dân xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Hình 2.2 Cây bưởi đặc sản Đoan Hùng
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
* Lĩnh vực kinh tế
-Sản xuất nông- lâm nghiệp- thuỷ sản và xây dựng nông thôn mới:
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện Đoan Hùng tiếp tục tăng trưởng ở mức khá, giá trị tăng thêm (giá 20 0) đạt 935,9 tỷ đồng, tăng 6,0%. Chương trình phát triển cây bưởi đặc sản, bưởi Diễn luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trồng mới 2 9,7 ha nâng tổng diện tích bưởi trên địa bàn huyện năm 20 7 là 2.0 0,6 ha; Sản lượng bưởi quả 2.375 tấn, tăng 7,8% so với năm 20 6. Giá trị sản phẩm (giá thực tế) đạt trên 230 tỷ đồng. Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được duy trì hiệu quả, không có ổ dịch lớn phát sinh trên địa bàn. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng, không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Chủ động triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn...
Xây dựng và nông thôn mới: Thực hiện lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn: ngân sách tập trung, nguồn vốn CTMT G giảm nghèo bền vững cùng với nguồn vốn CTMT G XDNTM cho chương trình xây dựng hạ tầng nông thôn. Xây dựng các mô hình hỗ trợ sản xuất gắn với các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Đến nay đã có 02 xã Chí Đám và Minh Tiến đạt chuẩn nông thôn mới.
-Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Năm 20 7, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến gỗ do không tiêu thụ sản phẩm đã tạm dừng, bỏ kinh doanh; thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều dẫn tới khó khai thác, vận chuyển gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ. Một số doanh nghiệp mới đi vào sản xuất đã mạnh dạn đầu tư thay thế thiết bị, dây truyền hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm mới, chế biến sâu và có giá trị gia tăng cao.
-Về đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội .350 tỷ đồng, đạt 03,8% KH, trong đó, đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 52,7 tỷ đồng. Công tác vận động đầu tư bằng nguồn xã hội hóa được các tổ chức, người dân ủng hộ, đặc biệt như tuyến Tỉnh lộ 322 đã được đầu tư bằng 00% vốn doanh nghiệp.
-Thương mại, dịch vụ
Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, một số tập đoàn bán lẻ đã mở chi nhánh tại Đoan Hùng như Siêu thị ALOHA, Điện máy xanh, Viễn thông A, Media smart, FPT; Các cảng trên sông trung chuyển hàng hoá được duy trì, hiệu quả; Hoạt động vận chuyển hành khách bằng Taxi tiếp tục được đầu tư; Dịch vụ khám chữa bệnh của Trung tâm tế huyện Đoan Hùng, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương và y dược tư nhân ngày càng phát triển và mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 20 7 đạt . 80 tỷ đồng, tăng ,6% so cùng kỳ. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ (giá 20 0) đạt 7 ,5 tỷ đồng, tăng cao 8,55% so với cùng kỳ.
-Tài chính, tín dụng
Ngành thuế đã triển khai thực hiện tốt Luật uản lý thuế và các Luật thuế theo đúng quy trình quản lý thuế; Chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp khai thác nguồn thu, đôn đốc thu hồi nợ đọng. Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện quản lý năm 20 7 đạt 86.307 triệu đồng đạt 68,5% so với DT. Chi ngân sách đảm bảo đúng quy định, dự toán được duyệt; đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tổng chi ngân sách địa phương 66,52 tỷ đồng, bằng 9% dự toán. Kho bạc nhà nước huyện triển khai đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi NSNN đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện đồng bộ các giải pháp để rút ngắn thời gian giải ngân.
Hoạt động tín dụng trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển. Các ngân hàng và quỹ tín dụng thực hiện nghiêm túc và kịp thời các chính sách tiền tệ, lãi suất, tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của ngành.
* Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
-Công tác giáo dục - đào tạo
uy mô, mạng lưới trường lớp học tiếp tục được củng cố, chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp tục được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh yếu giảm; công tác phổ cập cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, Trung học cơ sở được duy trì. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy và học theo xu hướng chuyển mạnh từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của học sinh; tỷ lệ giáo viên trong biên chế có trình độ đạt trên chuẩn ngày càng cao; công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập. Năm 20 7, có thêm 0 trường học đạt chuẩn quốc gia.
-Các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao
Công tác văn hóa, thể dục thể thao được quan tâm chỉ đạo, triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả. Chuẩn bị chu đáo các điều kiện, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hiệu quả góp phần tổ chức thành công lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về ở và
làm việc ở xã ên Kiện; kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện và kỷ niệm 70 năm chiến thắng sông Lô. Tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo không khí vui tươi phấn khởi và thu hút đông đảo nhân dân tham gia như, giao lưu văn nghệ; hội trại thanh niên; hội thi bơi chải huyện.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và được đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia. Hướng dẫn bổ sung, phê duyệt quy ước, hương ước cho 5 khu dân cư. Tỷ lệ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa được duy trì.
- tế, dân số, gia đình
Công tác quản lý nhà nước về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chú trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đội ngũ y bác sĩ không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân. Các cơ sở y tế đã áp dụng thêm nhiều kỹ thuật mới phục vụ chẩn đoán, điều trị; triển khai khám, lập hồ sơ sức khỏe cho đối tượng người cao tuổi trên địa bàn huyện; tăng cường chỉ đạo chuyên khoa và chuyển giao kỹ thuật cho Trạm y tế các xã, thị trấn. Hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng một số công trình trạm y tế đạt bộ tiêu chí uốc gia về y tế.
Các chương trình quốc gia về y tế đều được triển khai tới người dân. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 3,5%. Hoạt động quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường.
-Công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, lao động - việc làm
Công tác đảm bảo chế độ chính sách cho người có công được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng. Tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các đối tượng chính sách, gia đình người có công với cách mạng trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 20 7; Kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/ 9 7 - 27/7/2017).
Chương trình giảm nghèo bền vững được tiếp cận theo hướng hỗ trợ chăm lo trực tiếp và toàn diện các nhu cầu cuộc sống của người nghèo, thông qua thực hiện các dự án
đào tạo nghề, hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh triển khai kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều. Tỷ lệ hộ nghèo 6, 6%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ,0 % so với năm 20 6. Hoạt động bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ với 00% đối tượng được hưởng trợ cấp. Công tác giải quyết lao động, việc làm và đào tạo nghề được quan tâm. Các chính sách