Nâng cao chất lượng công tác lập dự dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 89)

. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp huyện

3. Mục tiêu quản lý ngân sách cấp huyện tại huyện Đoan Hùng

3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự dự toán

Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi Ngân sách cho năm kế hoạch, toàn bộ dự kiến về các khoản thu (thuế, phí, lệ phí ...) và các khoản chi (thường xuyên, đầu tư phát triển ...) đều được định hình rõ nét. Với tư cách là khâu mở đầu, nhưng lập dự toán lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách.

Huyện Đoan Hùng khâu lập dự toán mới chỉ bảo đảm đúng quy trình còn về mặt chất lượng của dự toán chưa thực sự đảm bảo: Một số đơn vị, xã khi lập dự toán thu của đơn vị mình chưa tổng hợp, tính toán đầy đủ, chi tiết các khoản thu phát sinh của đơn vị mà chủ yếu dựa vào kết quả thu của năm trước. Dự toán chi còn mang tính chất dập khuân…; ua điều tra khảo sát của tác giả về công tác lập dự toán cũng cho thấy khâu lập dự toán chưa được đánh giá cao (Nhóm đối tượng trực tiếp làm công tác quản lý ngân sách đánh giá: 50% cho là tốt và rất tốt, 6,7% thì cho là khá, 26,7% cho là trung bình và 6,7% cho là kém. Nhóm đối tượng thụ hưởng ngân sách đánh giá: 7 % số đối tượng được điều tra cho là tốt, 25 % cho là khá, 2% cho là trung bình và 2% cho là kém).

Vì vậy, để dự toán ngân sách được bảo đảm thì khâu lập dự toán phải xuất phát thực sự từ cơ sở trên địa bàn, dựa trên các quyết toán ngân sách các năm trước và bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương từ đó dự trù các khoản thu, chi cho chính xác phù hợp với địa phương. Bản dự toán cần có đầy đủ các luận chứng tích cực minh bạch về các khoản thu chi được HĐND phê duyệt, không trái Luật NSNN và thể hiện tính độc lập tự chủ của Huyện trong công tác quản lý thu chi ngân sách. Do đó trước khi lập dự toán cần quán triệt các quan điểm và hành động sau:

- Công việc xây dựng dự toán NS huyện phải bắt đầu từ tổ, thôn, xóm, đến xã, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị hành chính, các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, nhỏ. Cần phải tránh tình trạng bỏ sót nguồn thu, quên nhiệm vụ chi.

- Các cơ quan quản lý NS phải đôn đốc các doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị dự kiến các khoản phải nộp, số thuế GTGT được hoàn lại gửi cơ quan thuế và cơ quan được giao nhiệm vụ thu. Các đội thuế, cán bộ thuế phải phối hợp chặt chẽ với các xã để nắm chắc địa bàn đến từng thôn, khu hành chính để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh. Lập sổ bộ thuế đầy đủ, chính xác kê khai số hộ kinh doanh cố định.

- Các cơ quan được huyện giao nhiệm vụ trong quản lý NS như: Chi cục Thuế, Kho bạc NN và Phòng Tài chính - kế hoạch cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau đánh giá các khoản thu, chi trên địa bàn huyện trong những năm qua để làm cơ sở khoa học cho lập dự toán NS một cách chính xác đầy đủ.

- Dự toán ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường. Thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, hoàn thuế giá trị gia tăng, thu hồi số thuế bị chiếm đoạt, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách khoa học phù hợp với từng địa phương có thể định mức theo dân số hoặc số đầu mối quản lý. Phải thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 89)