Tăng cường thanh tra, kiểm tra các khoản chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 94)

. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp huyện

3. Mục tiêu quản lý ngân sách cấp huyện tại huyện Đoan Hùng

3.2.4 Tăng cường thanh tra, kiểm tra các khoản chi ngân sách

Hàng năm UBND huyện đều có kế hoạch và thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tình hình tài chính, ngân sách của các đơn vị, UBND các xã, thị trấn. Tuy nhiên chất lượng của các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cao. ua điều tra khảo sát của tác giả về công tác thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng trực tiếp làm công tác quản lý ngân sách cho thấy: 3,3% cho là đạt mức độ tốt, 20% cho ở mức độ khá, 26,7% cho ở mức độ trung bình và 0% cho ở mức độ kém. Vậy để đảm bảo cho các khoản chi được tiết kiệm, hiệu quả và công khai, minh bạch cần:

Kiểm tra các khoản chi để sử dụng hiệu quả đồng vốn NS, thực thi tiết kiệm đúng mực vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội vừa thực hiện chủ trương tiết kiệm chống lãng phí. Bên cạnh tăng cường kiểm tra nguồn thu cần tăng cường kiểm tra các nhiệm vụ chi đặc biệt là trong những khâu chi còn thể hiện sự yếu kém.

Hàng năm điều hành quản lý chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao; bám sát các mục chi, đảm bảo chi đúng nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nước. Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước đều phải được thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Nâng cao hiệu quả các khoản chi để thúc đẩy cấp phát thanh toán, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Để làm được điều này đòi hỏi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải thực hiện kiểm tra dự toán của đơn vị thu hưởng ngân sách nhà nước trước khi cấp phát hạn mức kinh phí cho đơn vị. Đối với các khoản chi đầu tư các công trình xây dựng theo Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về Hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư công.

Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị nếu xảy ra sai phạm, thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách và tài sản công. Triệt để thực hiện tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, việc mua sắm trang bị và sửa chữa các thiết bị tài sản trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc mua sắm tài sản thực hiện theo hình thức mua sắm tập trung.

Đối với kinh phí để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá, thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn; thẩm định chặt chẽ giá mua sắm tài sản và giá trị quyết toán các công trình dựng cơ bản hoàn thành, giảm trừ các khoản chi sai chế độ hiện hành. Cấp phát kinh phí cho xây dưng cơ bản phải căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định gửi cơ quan cấp phát vốn. Cơ quan cấp phát vốn kiểm tra hồ sơ và thực hiện thanh toán khi có đủ điều kiện theo quy định.

Thực hiện tốt chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện chi đúng theo quy chế đã xây dựng, khi có thay đổi về chế độ, chính sách và các khoản chi thì phải thay đổi hoặc điều chỉnh lại quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp.

Triển khai thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá ở những khu vực những địa bàn có điều kiện để huy động nguồn lực trong dân, vừa đảm bảo tăng đầu tư xã hội cho lĩnh vực này, vừa tiết kiệm chi Ngân sách, giành vốn cho đầu tư phát triển.

Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

Thực hiện chế độ kiểm tra trước, trong và sau khi chi ngân sách, thông qua cơ chế phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc Nhà nước và cơ quan thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nguyên tắc chi trả trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, không chi qua người được hưởng ngân sách, hạn chế hình thức rút tiền mặt, đảm bảo mọi khoản chi phải có chứng từ hợp lệ và được sự kiểm soát của Kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính. Nghiêm túc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả kinh phí từ NSNN.

Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước bằng công tác chuyển khoản. Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng NS và tính hợp pháp của các tài liệu, chứng từ cần thiết khác theo quy định và có quyền từ chối các khoản chi NS không đủ điều kiện chi. Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thanh toán trực tiếp, kho bạc tạm ứng cho đơn vị sử dụng NS để đơn vị chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó thanh toán với kho bạc theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 94)