5. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Những tồn tại hạn chế
+ Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai tự nộp là một bước tiến trong công tác quản lý thuế, nó đòi hỏi bộ máy quản lý thuế của Chi cục Thuế phải được tổ chức theo mô hình chức năng và vận hành tương đối thông suốt. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn vẫn cần phải có những cải cách điều chỉnh để khắc phục một số hạn chế. Hàng năm theo quy định Chi cục Thuế vẫn phải thực hiện luân phiên, luân chuyển, trong khi quản lý thuế theo mô hình chức năng đòi hỏi cán bộ phải được chuyên môn hoá cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn mang tính chắp vá, chưa có chiến lược đào tạo bài bản. Các bộ phận chức năng phối hợp còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Việc khai thác số liệu phục vụ cho công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất phục vụ cho công tác lãnh chỉ đạo còn mất nhiều thời gian.
Bộ máy hành chính về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lượng cán bộ không tăng mà số lượng doanh nghiệp tăng nhanh dẫn đến việc bố trí nhân lực cho công tác quản lý thuế còn có những bất cập.
+ Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế
Hiện vẫn còn tình trạng có một số doanh nghiệp khi thay đổi thông tin thuộc loại bắt buộc phải kê khai bổ sung theo quy định nhưng không kê khai làm cho các thông tin về doanh nghiệp tại cơ quan thuế trên hệ thống quản lý của ngành chưa thực sự chính xác. Một số doanh nghiệp khi sát nhập, chuyển đổi sở hữu hoặc mua bán doanh nghiệp nhưng kê khai với cơ quan thuế còn chậm. Về tiêu chí để phân cấp quản lý doanh nghiệp giữa Cục thuế với các Chi Cục Thuế còn chưa thực sự khoa học cũng đã gây khó khăn trong công tác quản lý các doanh nghiệp mới thành lập. Cơ chế liên thông một cửa giữa cơ quan thuế với Sở kế hoạch đầu tư hoạt động chưa thực sự thông suốt, còn hiện tượng doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng chậm đến cơ quan thuế đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định.
+ Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế
Công tác quản lý thu nợ thuế tuy đã có tiến bộ hơn, bước đầu được chuyên nghiệp hóa xong cũng còn nhiều vấn đề cần được cải cách. Trên thực tế số thuế nợ vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ nợ trên tổng số thu có chiều hướng gia tăng, có nguy cơ vượt trên tỷ lệ 5% do Cục thuế đề ra. Công tác cưỡng chế nợ thuế thực hiện còn rất hạn chế, không ứng phó kịp với tình hình kinh tế suy thoái dẫn đến nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không có tiền để nộp thuế.
+ Công tác kiểm tra thuế
Công tác kiểm tra thuế mới chỉ đáp ứng được một phần với yêu cầu quản lý mới. Tình trạng gian lận thuế còn diễn ra phổ biến, trong khi số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, số lượng cán bộ thuế làm công tác kiểm tra có hạn. Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra còn chưa cao. Trong khi đó hầu hết số doanh nghiệp được kiểm tra đều có sai phạm phải xử lý truy thu, xử phạt về thuế. Những doanh nghiệp qua kiểm tra phát hiện gian lận thuế, Chi cục Thuế mới chỉ dừng lại ở mức độ truy
thu số tiền thuế khai thiếu, xử phạt chậm nộp tiền thuế và phạt do khai sai.
Chất lượng kiểm tra còn hạn chế, kiểm tra tràn lan, công tác tổ chức kiểm tra tại cơ quan thuế (Kiểm tra tại bàn) chưa đạt hiệu quả cao, chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế, gian lận trong hoàn thuế, miễn giảm thuế, nhất là các doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.
Việc kiểm tra theo rủi ro còn rất hạn chế do chất lượng của công tác thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu, đánh giá rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế còn lúng túng, chưa tổ chức thu thập được thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, số liệu về tỷ lệ giá trị gia tăng, số liệu về giá cả thị trường,... nên không có đủ thông tin cho quá trình phân tích. Việc áp dụng tin học hỗ trợ cho phân tích thông tin kiểm tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc phân tích thông tin chỉ mới dừng lại ở các thông tin trên các hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
+ Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế vẫn còn những hạn chế:
- Về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền: Mặc dù hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đã có những cố gắng nhất định trong việc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, đa dạng hóa nội dung và hình thức trong việc cung cấp thông tin cho người nộp thuế tuy nhiên xét một cách khách quan và cụ thể thì vẫn còn có những thông tin được cung cấp chưa đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời cho người nộp thuế. Chưa chú trọng đúng mức công tác tuyên truyền về quyền lợi, nghĩa vụ nộp thuế trong xã hội và trong các doanh nghiệp. Mặt khác, các hình thức cung cấp thông tin qua các phương tiện báo, đài vẫn tương đối khô khan và rập khuôn, chưa có nhiều sự đổi mới, chưa sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền mới để thu hút sự quan tâm của người nộp thuế và xã hội.
- Việc triển khai thực hiện mô hình “một cửa” tại bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế vẫn còn hạn chế về trang thiết bị, con người, do đó chưa đạt được sự hài lòng cao của người nộp thuế; Đội ngũ cán bộ làm công tuyên
truyền, hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục Thuế hiện nay có trình độ kiến thức, kỹ năng công tác chưa cao, chưa đồng bộ và chuyên nghiệp. Điều này dẫn đến chất lượng của công tác tư vấn, hỗ trợ vẫn chưa thực sự đáp ứng được sự kỳ vọng của người nộp thuế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong công tác đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế điện tử; giải đáp trực tuyến qua mạng ngành thuế với sự hỗ trợ của công nghệ chưa phát triển mạnh...