Bài học kinh nghiệm đối với Chi Cục thuế thành phố Mỹ Tho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 53 - 56)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Chi Cục thuế thành phố Mỹ Tho

Qua nghiên cứu chính sách thuế một số nước trên thế giới và ở Việt Nam tác giả có thể rút ra một số bài học cho Chi Cục thuế thành phố Mỹ Tho:

- Về thể chế chính sách thuế

Với trách nhiệm của mình, Chi Cục thuế cần phải:

- Thường xuyên rà soát, phát hiện kịp thời những vấn đề vướng mắc trong thực hiện các chính sách thuế, quy trình quản lý thuế, để đề xuất kịp thời với Cục thuế, Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính tháo gỡ cho người nộp thuế.

- Dựa vào thực tiễn quản lý thuế, Chi cục Thuế có trách nhiệm hơn trong tham gia góp ý với các dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan thuế, để khi các văn bản đi vào thực tiễn cuộc sống không bị nhiều vướng mắc.

- Chủ động phối hợp với các ban, ngành thường xuyên báo cáo UBND trình HĐND thành phố ban hành các Quyết định và triển khai kịp thời các chính sách về thuế trên địa bàn; nắm bắt kịp thời các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, giải thể, phá sản...

Trong công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế - Về Đăng ký thuế:

Chi cục thuế phải có biện pháp phù hợp để quản lý chặt chẽ người nộp thuế từ khi bắt đầu ra sản xuất kinh doanh, nắm bắt, hướng dẫn đồng thời cập nhật kịp thời mọi biến động phát sinh về thông tin của người nộp thuế vào hệ thống quản lý ứng dụng của ngành thuế.

- Về công tác quản lý kê khai thuế:

Triển khai thực hiện nghiêm túc cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn qua đó để người nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của mình; căn

cứ vào những quy định của pháp luật và tự xác định nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp, thực hiện kê khai, nộp thuế vào ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai thuế. Phát huy có hiệu quả mặt tích cực, hạn chế tối đa các nhược điểm nảy sinh trong quá trình thực hiện khai thuế theo cơ chế tự khai tự nộp trong công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Cần xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm để đưa pháp luật thuế vào cuộc sống, muốn vậy cần phải triển khai đồng bộ, theo kế hoạch các biện pháp tuyên truyền với mục tiêu phổ biến chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư. Được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; hệ thống thông tin cơ sở; qua hệ thống pano, áp phích hay tại các Hội nghị tập huấn; tuyên truyền qua các cơ quan Đảng, đoàn thể;... Bên cạnh đó cần quan tâm đến công tác phối hợp tuyên truyền qua hệ thống các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, các cơ sở giáo dục. Có như vậy công tác tuyên truyền mới đưa được pháp luật thuế vào cuộc sống một cách nhanh nhất.

Cùng với công tác tuyên truyền thuế là việc hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện chính sách thuế. Thông qua các hình thức hỗ trợ được áp dụng như: Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế, bằng văn bản hay qua các cuộc đối thoại, tập huấn,…làm tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn. Có như vậy người dân mới có cái nhìn rõ ràng hơn, hiểu biết hơn về bản chất tốt đẹp của tiền thuế là để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Từ đó, nâng cao ý thức của cả cộng đồng với công tác thuế. Công tác tuyên truyền không những giúp người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế mà còn giúp các tầng lớp nhân dân có được kiến thức cơ bản về thuế để cùng với ngành Thuế trong việc đấu tranh, phát hiện, lên án các hành vi trốn thuế, tránh thuế, dây dưa, chây ỳ trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Mặc khác phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cho tất cả lực lượng công chức thuế tại Chi cục Thuế khai thác, sử dụng tốt tất cả các phần mềm ứng dụng trong quản lý thuế. Tổ chức tuyên truyền- hỗ trợ người nộp thuế ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thuế, nộp thuế điện tử.

Công tác theo dõi thu nộp thuế và quản lý nợ thuế của người nộp thuế

Cần triển khai sâu rộng các qui định, qui trình, thủ tục thu, nộp tiền thuế vào ngân sách, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, hỗ trợ công tác kế toán thu ngân sách nhanh chóng, chính xác. Muốn vậy Chi cục Thuế cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về người nộp thuế cho Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng ủy nhiệm thu,... cũng như phối hợp với họ để mở thêm nhiều điểm thu thuế mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng nộp tiền thuế (nộp thuế điện tử). Nhằm tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Thông qua công tác theo dõi tình trạng thu, nộp tiền thuế và các khoản thu khác để xác định nợ thuế của người nộp thuế chính xác, kịp thời. Đồng thời phải triển khai nghiêm túc việc xử lý đối với những người nộp thuế có hành vi chây ỳ nộp thuế, nợ đọng thuế lớn bằng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để tạo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế.

Công tác kiểm tra thuế

Khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu của người nộp thuế vào ứng dụng quản lý thuế; thực hiện khai thác tốt dữ liệu về người nộp thuế của ngành Thuế trên chương trình ứng dụng để phân tích đánh giá xác định đúng đối tượng nộp thuế có rủi ro cao, thực hiện lập kế hoạch kiểm tra trên ứng dụng ứng dụng phần mềm, tập trung kiểm tra chống thất thu; tập trung tối đa nguồn nhân lực có chất lượng cao về chuyên môn, về phẩm chất đạo đức tốt vào công tác kiểm tra thuế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 53 - 56)