Nội dung quản lý thu thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 26 - 45)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Nội dung quản lý thu thuế thu nhập cá nhân

1.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân

Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý thuế để quản lý thuế TNCN cũng như các sắc thuế khác. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, bộ máy quản lý thuế cũng được xây dựng một cách tương ứng.

Ngày 7/8/1990, hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 218- HĐBT về việc thành lập ngành thuế nhà nước, hợp nhất ba hệ thống tổ chức: Thu quốc danh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp. Ngành Thuế nhà nước được tổ chức qua ba cấp từ tổng cục thuế, cục thuế đến chi cục thuế, được xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ thuế chung cả nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc “song hành lãnh đạo”.

Sau một thời gian hoạt động, do nhận thấy những hạn chế trong hệ thống thuế nhà nước và để phù hợp với tình hình mới, nên Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính như sau:

* Về vị trí và chức năng:

Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

* Về nhiệm vụ và quyền hạn:

Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định như: Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế; Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định các Dự thảo thông tư và các văn bản khác về quản lý thuế; Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành thuế.

- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về quản lý thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế.

- Tổ chức hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.

- Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuế; hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thuế.

- Tổ chức quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế; thực hiện công tác thống kê thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

- Tổ chức và quản lý công tác thi đua - khen thưởng của ngành thuế đối với cơ quan thuế, người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

* Về cơ cấu tổ chức:

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

- Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương:

+ Các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Vụ Chính sách; Vụ Pháp chế; Vụ Dự toán thu thuế; Vụ Kê khai và Kế toán thuế; Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn; Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kiểm tra nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng; Thanh tra; Cục Công nghệ thông tin.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của ngành thuế

+ Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trường Nghiệp vụ thuế; Tạp chí Thuế. - Cơ quan Thuế ở địa phương:

+ Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế;

+ Chi cục Thuế ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Ngoài ra còn có đội thuế, hội đồng tư vấn thuế được tổ chức ở cấp xã, phường, thị trấn.

* Về chức năng lãnh đạo:

Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục

Chính phủ Bộ tài chính Cục thuế Tổng cục thuế Chi cục thuế Các tổ chức hành chính: Gồm 12 Vụ; Thanh tra và công nghệ thông tin

Trung ương

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trường Nghiệp vụ thuế; Tạp chí Thuế

Thuế. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Tóm lại: Luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Việc ban hành Luật một cách cẩn trọng, hệ thống thuế ở Việt Nam đang tìm đến sự phù hợp với hệ thống thuế các nước và dần đến một hệ thống thuế mang tính công bằng trong điều tiết và hiện đại trong hành thu. Tuy nhiên để hoàn thiện tốt luật thuế TNCN, nhằm áp dụng một cách khả thi, được người dân hưởng ứng thì hệ thống trong công tác quản lý thuế là hết sức cần thiết, nhằm mang lại hiệu quả nguồn thu cho NSNN.

1.2.2.2. Lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân

- Lập dự toán thu thuế: Là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách phục vụ nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế- xã hội. Từ đó giao nhiệm vụ thu phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý thu.

- Tổ chức công tác thu thuế:Để tổ chức tốt công tác thuthuế, trước hết phải thực hiện tốt việc tổ chức bộ máy thu thuế. Tổ chức bộ máy thu thuế là cơ quan thuế các cấp thực hiện sắp xếp, bố trí công chức thuế vào các vị trí quản lý phù hợp khả năng, sở trường của cán bộ thuế và để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân, cần phải xây dựng một đội ngũ công chức thuế chuyên trách được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân.

- Tuyên truyền- hỗ trợ đối tượng nộp thuế: Ngoài những quy định trong văn bản pháp quy có được hoàn hảo hay không thì sự thành công trong thực hiện chính sách thuế còn phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết sâu sắc và ý thức chấp hành nghiêm túc của cán bộ thuế cũng như người nộp thuế. Để nội dung chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế.

1.2.2.3. Quản lý công tác đăng ký, kê khai và nộp thuế

a. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Trong quá trình thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, với số lượng cá nhân đăng ký thuế để được cấp mã số thuế ngày càng rất lớn. Do đó, khối lượng công việc và dữ liệu cơ quan Thuế phải xử lý sẽ phức tạp hơn và tăng gấp nhiều lần. Với tình hình khẩn trương đó Bộ Tài chính đã phê duyệt dự án ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế thu nhập cá nhân. Ứng dụng đăng ký Thuế chỉ đáp ứng được việc nhập, xử lý tờ khai đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho những đối tượng nộp thuế theo quy định tại Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân thu nhập cá nhân như sau:

- Đăng ký thuế cho đơn vị chi trả thu nhập:

+ Đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập đã được cấp mã số thuế: các đơn vị này được sử dụng mã số thuế đã được cấp để thực hiện kê khai, nộp thuế TNCN. Trường hợp các thông tin đăng ký thuế trước đây đã kê khai với cơ quan Thuế có thay đổi thì đơn vị khấu trừ thực hiện kê khai điều chỉnh thông tin theo mẫu số 08- ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về việc đăng ký thuế để nộp cho cơ quan Thuế.

+ Đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập chưa được cấp mã số thuế:

Đối với đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh: thực hiện đăng ký thuế và được cấp mã số thuế theo quy định tại Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hoặc theo thông tư liên tịch 05/2008/TT-KHĐT-BTC-BCA. Các đơn vị này sau khi được cấp mã số thuế sẽ sử dụng mã số thuế cho việc kê khai nộp thuế cho các loại thuế, trong đó có thuế TNCN.

Đối với đơn vị không hoạt động sản xuất, kinh doanh: thực hiện đăng ký thuế theo mẫu đăng ký thuế tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính.

- Đăng ký thuế cho cá nhân nộp thuế thu nhập:

+ Đối với cá nhân kinh doanh (kể cả cá nhân hành nghề độc lập, cá nhân có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nhưng không thuộc diện được miễn thuế TNCN) việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế như sau:

Cá nhân đã có mã số thuế: được sử dụng mã số thuế đã được cấp để kê khai nộp thuế TNCN. Khi có thông tin thay đổi thì thực hiện kê khai bổ sung theo Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính.

Cá nhân chưa có mã số thuế: thực hiện đăng ký thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính để được cấp mã số thuế. Mã số thuế được sử dụng chung cho việc kê khai tất cả các loại thuế (kể cả thuế TNCN). Sau đó cơ quan Thuế nhập xử lý cấp mã số thuế cho tất cả cá nhân thuộc đối tượng này để đáp ứng nhu cầu kê khai nộp thuế. Cục Thuế, Chi Cục thuế sử dụng ứng dụng, nhập tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03/ĐKT-TCT (Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính) để cấp mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho nhóm cá nhân kinh doanh này.

Đối với cá nhân chưa đăng ký thuế: Cơ quan Thuế sẽ tập trung cấp MTS cho các cá nhân đã nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Các cá nhân khác có thu nhập từ tiền lương, tiền công khác sẽ cấp mã số thuế vào năm 2009.

+ Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác (trừ cá nhân kinh doanh nêu trên): cá nhân chỉ đăng ký thuế một lần. Mã số thuế được sử dụng chung để khai thuế đối với tất cả các khoản thu nhập.

- Mẫu tờ khai đăng ký thuế và hồ sơ đăng ký thuế thu nhập cá nhân:

Thực hiện theo Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế, cá nhân đang nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao áp dụng ngay mẫu tờ khai và hồ sơ đăng ký thuế mới theo hướng dẫn tại Thông tư 84 khi thực hiện đăng ký thuế bao gồm 13 mẫu tờ khai: 02/KK-TNCN; 03/KK-TNCN; 04/KK-TNCN; 01/KK-BH; 01/KK-XS; 07/KK-TNCN; 08/KK-TNCN; 11/KK-TNCN; 08A/KK- TNCN; 12/KK-TNCN; 14/KK-TNCN; 19/KK-TNCN; 24/KK-TNCN.

+ Quản lý thuế cấp Cục thuế: Mẫu 02/KK-TNCN, Mẫu 03/KK-TNCN, Mẫu 04/KK-TNCN, Mẫu 07/KK-TNCN, Mẫu 15/KK-TNCN.

+ Quản lý thuế cấp Chi cục: Mẫu 02/KK-TNCN, Mẫu 03/KK-TNCN, Mẫu 04/KK-TNCN, Mẫu 07/KK-TNCN,Mẫu 08/KK-TNCN (Tờ khai tạm tính thuế

TNCN dành cho cá nhân kinh doanh thực hiện nộp thuế theo kê khai), Mẫu 08A/KK-TNCN, Mẫu 10/KK-TNCN, Mẫu 10A/KK-TNCN. Riêng Mẫu10-1/TB- TNCN thông báo nộp thuế TNCN theo thông tư 84 sẽ được thay thế bằng mẫu thông báo thuế hiện hành đang sử dụng cho hộ cá thể tại các Chi Cục thuế (mẫu in sẵn, trên giấy liền, rập lỗ và có cuống).

+ Các mẫu tờ khai còn lại gồm: Đối với trường hợp khấu trừ tại nguồn, thực hiện theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. Hồ sơ gồm tờ khai thuế TNCN khấu trừ theo biểu thuế luỹ tiến từng phần mẫu số 01/TNCN; Tờ khai khấu trừ 10% trên thu nhập khi chi trả theo mẫu số 02/TNCN; Tờ khai khấu trừ của cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam theo mẫu số 03/TNCN; Nhóm cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại chi cục thuế thành phố mỹ tho tỉnh tiền giang (Trang 26 - 45)