Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuếxuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 31)

5. Kết cấu luận văn

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuếxuất nhập khẩu

1.4.1 Nhân tố chủ quan

1.4.1.1Trình độ cán bộ và tổ chức bộ máy

Chính phủ của mỗi nước, cũng như các nước coi tài nguyên con người là tài sản và nguồn lực quý giá nhất cho sự phát triển, muốn phát triển kinh tế, xã hội phải có sự đóng góp của dân, để thực hiện tốt hoạt động xuất nhập khẩu. Như vậy, cần nâng cao chất lượng lao động, đào tạo cán bộ chuyên môn, công nhân lành nghề, nâng cao tính năng động và linh hoạt trong lề lối làm việc của cán bộ hải quan, bên cạnh đó cần phải đơn giản hóa bộ máy tổ chức từ cấp cơ sở lên cấp quản lý cao hơn và sắp xếp, bố trí nhân sự vào từng vị tri phù hợp với chuyên môn được đào tạo để đảm bảo thông suốt về mặt nghiệp vụ.

Như vậy, trong hoạt động hải quan nói chung và quản lý thuế XNK nói riêng thì vấn đề tố chức, con người mang yếu tố hàng đầu và then chốt cần được quan tâm và khai thác hàng đầu.

1.4.1.2 Thủ tục thu nộp thuế

Để công tác thu nộp thuế được thuận lợi và hiệu quả, thì cơ quan hải quan cần phải đơn giản hóa thủ tục thu nộp thuế và phải đổi mới trong việc tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục hải quan. Hiện nay, khi đối tượng nộp thuế phải tự khai báo,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tính thuế và tự chịu trách nhiệm pháp lý thì cũng đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và quá trình nộp thuế cũng được thực hiện nhanh hơn. Trong thương mại quốc tế cũng đặt ra yêu cầu cần phải đơn giản hóa quy trình, thủ tục hải quan và thủ tục nộp thuế. Cơ quan hải quan phải tổ chức thực hiện sao cho các thủ tục hành chính càng ít cửa, ít giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí tối đa càng tốt. Khi đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế XNK.

1.4.1.3 Công tác kế toán, kiểm tra, thanh tra và giám sát thuế

Trong những năm gần đây hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đang ngày càng trở nên tinh vi hơn. Công tác chống buôn lậu ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Như vậy, công tác kế toán thuế cần phải được cập nhật thường xuyên, bên cạnh đó công tác kiếm tra, thanh tra, giám sát thuế và chống buôn lậu của Hải quan thật sự không đơn giản, cần được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quátrình quản lý thuế XNK. Nếu làm tốt khâu này sẽ góp phần làm giảm việc gian lận thương mại và trốn thuế, khi đó hiệu quả thu thuế XNK sẽ tăng lên đáng kể và tạo ra sự công bằng cho giữa các đối tượng nộp thuế.

1.4.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác thu thuế và quản lý thuế có ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với nhu cầu phát triển thì sẽ góp phần làm giảm thời gian khai báo hải quan, giảm thời gian quản lý và làm giảm việc gian lận trong thương mại và trốn thuế... khi đó sẽ nâng cao việc hiệu quả trong quản lý thuế. Như vậy, cơ quan hải quan nói riêng và Chính phủ nói chung cần phải chú trọng vào việc tăng cường, cải tiến và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành hải quan, khi đó sẽ nâng cao được hiện quả quán lý thuế XNK.

1.4.1.5Xử lý vi phạm

Việc xử lý vi phạm đối với các đối tượng nộp thuế khi bị vi phạm cần phải công khai, minh bạch và công bằng giữa các đối tượng vi phạm. Đây là yếu tố vô cùng cần thiết cho công tác quản lý thuế XNK, vì khi đó sẽ tạo ra sự công bằng và

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

răn đe các đối tượng có ý muốn gian lận thương mại và trốn thuế. Như vậy, sẽ nâng cao được nhận thức và ý thức chấp hành nộp thuế của các đối tượng nộp thuế, từ đó sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế XNK.

1.4.2 Nhân tố khách quan

1.4.2.1Chính sách thuế XNK

Chính sách thuế XNK được thể hiện ở luật thuế XNK và các văn bán pháp quy dưới luật như: Nghị định, quyết định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ban, ngành có liên quan trong lĩnh vực XNK.

Như vậy, chính sách thuế XNK của quốc gia phải trải qua thời gian và nhiều lần cải cách thì mới phù họp và hoàn thiện, đầy đủ, nhằm khích lệ các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực XNK gia tăng, góp phần và đạt được các mục tiêu chung của đất nước. Đi cùng với quá trình thúc đẩy và mở rộng giao lưu thương mại quốc tế, nâng cao hiệu quả quản lý XNK thì bên cạnh cải cách hệ thống thuế thì phải cải cách và sửa đổi chính sách thuế XNK cho phù hợp với yêu cầu của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và tiến trình tự do hóa thương mại trên thế giới.

1.4.2.2 Hoạt động thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý thuế XNK. Khi hoạt động động thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi, thì hàng hóa giữa các quốc gia được trao đổi nhiều hơn và thuận tiện hơn, khi đó sẽ có nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động XNK hơn, số thuế thu được từ hoạt động XNK sẽ tăng lên. Bên cạnh đó nếu các đối tượng nộp thuế nộp nhiều lần hơn trong hoạt động XNK hàng hóa thì các đối tượng nộp thuế cũng sẽ chủ động chấp hành pháp luật về thuế hơn trong quá trình nộp thuế. Ngược lại, nếu hoạt động thương mại quốc tế trở lên khó khăn hơn thì sẽ làm giảm bớt các đối tượng tham gia vào hoạt động XNK, khi đó sẽ giảm nguồn thu thuế từ hoạt động XNK. Ngoài ra các đối tượng nộp thuế họ sẽ tìm mọi cách để giảm bớt chi phí, khi đó sẽ làm tăng tình trạng trốn thuế và gian lận thương mại, gây ảnh hưởng lớn cho công tác quản lý và thu thuế của cơ quan hải quan.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.4.2.3 Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước

Thực chất của chính sách bảo hộ sản xuất trong nước là Chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước có sự cạnh tranh với nước ngoài mục tiêu bảo hộ giữa các quốc gia là rất đa dạng. Đối với các nước phát triển thì mục tiêu chính của bảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho một số nhóm người lao động trong nước. Còn đối với các nước có trình độ phát triển trung bình và thấp, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội địa mà nguyên nhân sâu xa của nó là thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nguồn lao động có trình độ thấp... lại chủ yếu nhằm mục tiêu duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Bên cạnh đó, còn có lý do khác như các nước khi thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước nhằm mục tiêu duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân sách. Các nước thường bảo hộ bằng các hình thức: “ Hàng rào thuế quan hoặc hàng rào phi thuế quan” khi thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thì hàng hóa giữa các nước được trao đối ít hơn. Chính sự bảo hộ này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý và thu thuế XNK của quốc gia đó.

1.4.2.4 Các chính sách thuế liên quan

Các chính sách thuế liên quan có ảnh hưởng tới việc quàn lý và thu thuế XNK. Vì khi các chính sách này có sự tác động tiêu cực cho các ngành sản xuất kinh doanh các hàng hóa nhằm phục vụ cho xuất khẩu thì khi đó sẽ làm cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước bị giám sút và sẽ có ít người tham gia vào hoạt động XNK, và tương ứng với đó là nguồn thu thuế sẽ bị giảm sút. Hay sự không ăn khớp giữa các chính sách, các chính sách có sự chồng chéo, không phù họp sẽ gây ra tình trạng thủ tục rườm rà, tiêu cực trong hoạt động kinh doanh XNK làm ảnh hưởng đến công tác quản lý và thu thuế của cơ quan hải quan.

Như vậy, yêu cầu đặt ra là mỗi một quốc gia cần phải có một hệ thống chính sách phù hợp, tạo ra sự thông thoáng trong các hộ thống chính sách và làm cho các chính sách này không bị chồng chéo vào nhau.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.4.2.5 Ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế

Ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế là yếu tố vô cùng quan trọng nó góp phần vào sự thành công hay không của công tác quản lý và thu thuế XNK. Khi các đối tượng nộp thuế nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và thu thuế của cơ quan hải quan. Ngược lại, khi các đối tượng nộp thuế cố tình không chấp hành thực hiện nộp thuế sẽ dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế... khi đó sẽ gâyảnh hưởng rất lớn đối với quá trình quản lý và thu thuê cho cán bộ của cơ quan hải quan. Vì vậy, cơ quan hải quan cần phải chú trọng làm sao phải nâng cao được ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế, làm sao để cho họ hiểu được là thực hiện nộp thuế và chấp hành nghiêm chỉnh là quyền và nghĩa vụ.

1.5 Thực tế quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của một số nước và một số địaphương và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Long An: phương và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Long An:

Quản lý thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu ở nước ta, cần nghiên cứu một cách toàn diện kinh nghiệm quản lý thuế xuất, nhập khẩu của một số nước trên thế giới, và từ các địa phương khác để từ đó rút ra bài học cho Cục Hải quan Long An.

1.5.1 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu một số quốc gia

1.5.1.1 Hải quan New Zealand

New Zealand được biết đến là một trong những nước có mức đánh thuế thu nhập cao trên thế giới (33%), xếp sau Thụy Điển 56,6%, Đan Mạch 55,4%, Hà Lan 52%, Áo 50%... Hiện nay, New Zealand áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (Goods and Services Tax - GST) là 15% đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Để quản lý thuế suất các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu, Cơ quan Hải quan New Zealand đã áp dụng phương thức quản lý thuế xác định trị giá hải quan theo Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (Hiệp định Trị giá GATT) của Tổ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, Cơ quan Hải quan New Zealand đã triển khai thực hiện quản lý thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu theo hai phương thức chủ yếu sau:

- Quản lý thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu theo hệ thống văn bản pháp quy. Với phương thức quản lý này, New Zealand đã ban hành Luật Hải quan gồm 399 điều khoản và 4 phụ lục kèm theo. Các quy định về trị giá hải quan được xây dựng chi tiết và cụ thể trong văn bản luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN nước này áp dụng thực hiện trong hoạt động thực tiễn.

- Tích cực cải cách, hiện đại hóa và nâng cao nghiệp vụ quản lý hải quan. Đây được coi là bí quyết thành công của Cơ quan Hải quan NewZealand trong việc quản lý thuế XNK. Cụ thể, Cơ quan Hải quan New Zealand đã triển khai chương trình hiện đại hóa hải quan mang tên “CusMod”. Chương trình này không chỉ là sự phát triển và ứng dụng những hệ thống thông tin mới, mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN có hoạt động XNK tại New Zealand.

1.5.1.2 Hải quan Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hàng hóa hoặc phải ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế. Việc ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải có sự chấp thuận của cơ quan hải quan. Quá thời hạn cho phép ký quỹ, bảo lãnh nếu tổ chức đứng ra ký quỹ, bảo lãnh chưa nộp thuế thì phải nộp một khoản tiền phạt nhất định theo cam kết cùng với số thuế phải nộp. Quy trình nộp thuế XNK ở Hàn Quốc được triển khai thực hiện theo 4 bước sau:

(i) Cơ quan Hải quan Hàn Quốc ra thông báo và yêu cầu nộp thuế; (ii) Thực hiện lệnh thu thuế;

(iii) Bán tài sản tịch biên;

(iv) Trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ việc bán tài sản.

Để ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thương mại và thất thu thuế, Hải quan Hàn Quốc còn đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ hải quan cho đội ngũ thanh tra

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thuế và kiểm tra sau thông quan. Đây là những bộ phận quan trọng trong việc hướng dẫn, kiểm tra DN phải tuân thủ các chính sách về thuế. Đồng thời, cơ quan Hải quan Hàn Quốc cũng chủ động phối hợp với các cơ quan kiểm soát nội địa của nước này, nhằm kiểm soát hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đối với những mặt hàng trong diện chịu thuế.

1.5.1.3Hải quan Malaysia

Ở Malaysia, thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may và các mặt hàng khác được áp thuế suất khá cao từ 0% đến 300% (tùy thuộc vào mặt hàng), nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Năm 2000, Chính phủ Malaysia đã quyết định điều chỉnh giảm thuế đối với 136 loại sản phẩm thực phẩm từ 5-20%, xuống còn từ 2- 12%, tùy theo các mặt hàng thực phẩm. Còn đối với các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho phát triển công nghiệp như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu để chế biến và tái xuất sẽ được miễn thuế. Trong những năm qua, Malaysia rất coi trọng công tác quản lý thuế XNK.

Theo đó, Tổng cục Hải quan Malaysia tập trung vào công tác trao đổi thông tin về thủ tục hải quan, trong đó có thông tin liên quan đến chống gian lận thương mại và thất thu thuế đối với những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu khó xác định mã số. Nhằm thúc đẩy sự tham gia của DN vào quá trình chống gian lận thương mại, thất thu thuế hàng hóa XNK, Malaysia đã thành lập Ủy ban hỗn hợp giữa cơ quan hải quan và các DN đại lý, để hỗ trợ DN trong việc khai hải quan, trong đó có việc xác định mã số hóa theo các quy tắc phân loại hàng hóa (HS), xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định Trị giá GATT.

Bên cạnh việc triển khai Hiệp định Trị giá GATT/WTO, Cơ quan Hải quan Malaysia còn áp dụng các biện pháp quản lý hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan... Để hỗ trợ cho hoạt động quản lý hải quan trong Tổng cục Hải quan Malaysia còn có Cục Ngăn chặn và Điều tra là đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ thông tin tình báo và tiến hành điều tra những vụ việc ở mức độ quốc gia; Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị quản lý công tác kiểm tra sau thông quan. Hai đơn vị này cùng với Cục Nghiệp vụ phối hợp chia sẻ thông tin và hướng dẫn

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Hải quan địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn gian lận thương mại, chống thất thu thuế nhập khẩu

1.5.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu một số tỉnh thành:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)