Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu luận văn

1.4.2 Nhân tố khách quan

1.4.2.1Chính sách thuế XNK

Chính sách thuế XNK được thể hiện ở luật thuế XNK và các văn bán pháp quy dưới luật như: Nghị định, quyết định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ban, ngành có liên quan trong lĩnh vực XNK.

Như vậy, chính sách thuế XNK của quốc gia phải trải qua thời gian và nhiều lần cải cách thì mới phù họp và hoàn thiện, đầy đủ, nhằm khích lệ các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực XNK gia tăng, góp phần và đạt được các mục tiêu chung của đất nước. Đi cùng với quá trình thúc đẩy và mở rộng giao lưu thương mại quốc tế, nâng cao hiệu quả quản lý XNK thì bên cạnh cải cách hệ thống thuế thì phải cải cách và sửa đổi chính sách thuế XNK cho phù hợp với yêu cầu của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và tiến trình tự do hóa thương mại trên thế giới.

1.4.2.2 Hoạt động thương mại quốc tế

Hoạt động thương mại quốc tế có ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý thuế XNK. Khi hoạt động động thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi, thì hàng hóa giữa các quốc gia được trao đổi nhiều hơn và thuận tiện hơn, khi đó sẽ có nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động XNK hơn, số thuế thu được từ hoạt động XNK sẽ tăng lên. Bên cạnh đó nếu các đối tượng nộp thuế nộp nhiều lần hơn trong hoạt động XNK hàng hóa thì các đối tượng nộp thuế cũng sẽ chủ động chấp hành pháp luật về thuế hơn trong quá trình nộp thuế. Ngược lại, nếu hoạt động thương mại quốc tế trở lên khó khăn hơn thì sẽ làm giảm bớt các đối tượng tham gia vào hoạt động XNK, khi đó sẽ giảm nguồn thu thuế từ hoạt động XNK. Ngoài ra các đối tượng nộp thuế họ sẽ tìm mọi cách để giảm bớt chi phí, khi đó sẽ làm tăng tình trạng trốn thuế và gian lận thương mại, gây ảnh hưởng lớn cho công tác quản lý và thu thuế của cơ quan hải quan.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.4.2.3 Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước

Thực chất của chính sách bảo hộ sản xuất trong nước là Chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước có sự cạnh tranh với nước ngoài mục tiêu bảo hộ giữa các quốc gia là rất đa dạng. Đối với các nước phát triển thì mục tiêu chính của bảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho một số nhóm người lao động trong nước. Còn đối với các nước có trình độ phát triển trung bình và thấp, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như nội địa mà nguyên nhân sâu xa của nó là thiếu vốn, công nghệ, trình độ quản lý, nguồn lao động có trình độ thấp... lại chủ yếu nhằm mục tiêu duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Bên cạnh đó, còn có lý do khác như các nước khi thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước nhằm mục tiêu duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân sách. Các nước thường bảo hộ bằng các hình thức: “ Hàng rào thuế quan hoặc hàng rào phi thuế quan” khi thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thì hàng hóa giữa các nước được trao đối ít hơn. Chính sự bảo hộ này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý và thu thuế XNK của quốc gia đó.

1.4.2.4 Các chính sách thuế liên quan

Các chính sách thuế liên quan có ảnh hưởng tới việc quàn lý và thu thuế XNK. Vì khi các chính sách này có sự tác động tiêu cực cho các ngành sản xuất kinh doanh các hàng hóa nhằm phục vụ cho xuất khẩu thì khi đó sẽ làm cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước bị giám sút và sẽ có ít người tham gia vào hoạt động XNK, và tương ứng với đó là nguồn thu thuế sẽ bị giảm sút. Hay sự không ăn khớp giữa các chính sách, các chính sách có sự chồng chéo, không phù họp sẽ gây ra tình trạng thủ tục rườm rà, tiêu cực trong hoạt động kinh doanh XNK làm ảnh hưởng đến công tác quản lý và thu thuế của cơ quan hải quan.

Như vậy, yêu cầu đặt ra là mỗi một quốc gia cần phải có một hệ thống chính sách phù hợp, tạo ra sự thông thoáng trong các hộ thống chính sách và làm cho các chính sách này không bị chồng chéo vào nhau.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.4.2.5 Ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế

Ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế là yếu tố vô cùng quan trọng nó góp phần vào sự thành công hay không của công tác quản lý và thu thuế XNK. Khi các đối tượng nộp thuế nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và thu thuế của cơ quan hải quan. Ngược lại, khi các đối tượng nộp thuế cố tình không chấp hành thực hiện nộp thuế sẽ dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế... khi đó sẽ gâyảnh hưởng rất lớn đối với quá trình quản lý và thu thuê cho cán bộ của cơ quan hải quan. Vì vậy, cơ quan hải quan cần phải chú trọng làm sao phải nâng cao được ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế, làm sao để cho họ hiểu được là thực hiện nộp thuế và chấp hành nghiêm chỉnh là quyền và nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)