Nội dung công tác kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN tại cục hải QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Nội dung công tác kiểm tra sau thông quan

1.1.5.1. Tổ chức bộ máy kiểm tra sau thông quan

Cơ cấu tổ chức hiện hành của hệ thống KTSTQ được chia làm 2 cấp như sau:

- Ở cấp trung ương: Tại cơ quan Tổng cục, Cục KTSTQ là đơn vị đầu mối, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về KTSTQ trong toàn lực lượng.

Bƣớc 1:

Xác định đối tượng kiểm tra

Bƣớc 2:

Kiểm tra bộ hồ sơ hải quan

Bƣớc 3:

Lập kế hoạch KTSTQ

Bƣớc 4:

Khảo sát trước kiểm tra

Bƣớc 5:

Kiểm tra hồ sơ, chứng từ thương mại

Bƣớc 6:

Kiểm tra chứng từ ngân hàng

Bƣớc 7:

Kiểm tra chứng từ và sổ kế toán

Bƣớc 8:

Lập biên bản kết luận kiểm tra

Nội dung thực hiện:

- Thông tin hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ của Hải

quan về doanh nghiệp

- Kiểm tra tính đủ theo quy định

- Dự kiến biện pháp nghiệp vụ. Dự kiến nhân sự; dự kiến thời gian tiến độ

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, quan hệ giữa người mua, người bán; Phương thức thanh toán. Lập phiếu ghi chép.

- Thông tin thương mại. Nhận diện chứng từ, thông

tin, dữ liệu giao dịch điện tử.

- Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng. Các chứng từ

do ngân hàng phát hành. - Việc hạch toán thể hiện nguồn gốc hàng hóa, trị giá vốn hàng bán, chi phí cấu thành…

Nội dung thực hiện:

+ Thông tin về hàng hóa

chính sách Nhà nước; các

thông tin khác.

+ Tính hợp pháp và độ tin cậy của các hồ sơ;

+ Xác định nội dung phương pháp kiểm tra; Các dự trù khác.

+ Loại hình kinh doanh; Hệ thống kế toán; Trị giá hàng hóa; Hệ thống kho bãi. + Hợp đồng thương mại; Xét đoán chứng từ; + Các chứng từ do người xuất khẩu phát hành; + Kiểm tra chứng từ kế toán;

Kiểm tra tài khoản Kiểm tra sổ kế toán + Lập văn bản kết luận. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Cục KTSTQ là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, được cơ cấu tổ chức thành 07 phòng chức năng, cụ thể là:

1. Phòng Tổng hợp.

2. Phòng Kiểm tra trị giá Hải quan (Phòng Kiểm tra 1).

3. Phòng Kiểm tra mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu (Phòng Kiểm tra 2). 4. Phòng Kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công và sản xuất - xuất khẩu (Phòng Kiểm tra 3).

5. Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (Phòng Kiểm tra 4). 6. Phòng Kiểm tra sau thông quan phía Nam.

7. Phòng Thu thập, xử lý thông tin.

- Ở cấp địa phương: Tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, các Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan trong phạm vi địa bàn quản lý Hải quan được phân công.

Các Chi cục Kiểm tra sau thông quan được tổ chức theo hướng quản lý chuyên sâu, kết hợp quản lý doanh nghiệp, địa bàn, gồm 3 mô hình:

- Chi cục Kiểm tra sau thông quan loại 1, có 3 - 5 Đội công tác, gồm có Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc các Cục Hải quan tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương.

- Chi cục Kiểm tra sau thông quan loại 2, có 2 Đội công tác, gồm có Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc 18 Cục Hải quan tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lạng Sơn, Quảng Trị, Long An, Lào Cai, Tây Ninh, An Giang,

Bình Định, Cần Thơ, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đắc Lắc, Bắc Ninh.

- Chi cục KTSTQ loại 3, không chia thành các Đội, lãnh đạo Chi cục trực tiếp điều hành thực hiện chức năng nhiệm vụ, gồm các Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc 10 Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Phước.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.1.5.2. Lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan

Lập kế hoạch KTSTQ là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán, dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho tổ chức.

Là chức năng đặc biệt quan trọng của quy trình quản lý. Lập kế hoạch

KTSTQ có ý nghĩa tiên quyết đối với hiệu quả của hoạt động quản lý. Tất cả các

nhà quản lý và tất cả các lĩnh vực quản lý đều phải thực hiện việc xây dựng kế hoạch. Do vậy có thể cho rằng đây là một nội dung mang tính phổ quát. Lập kế hoạch KTSTQ là biểu hiện bản chất hoạt động của con người. Nghĩa là trước khi hoạt động, con người phải có ý thức về mục tiêu cần đạt được.

Trọng tâm của xây dựng kế hoạch chính là hướng vào tương lai: Xác định những gì cần phải hoàn thành và hoàn thành như thế nào. Về cơ bản, chức năng lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan bao gồm các hoạt động quản lý nhằm xác định mục tiêu trong tương lai những phương tiện thích hợp để đạt tới những mục tiêu đó.

* Cơ sở đề xuất kế hoạch KTSTQ:

- Từ các nguồn thông tin quy định tại Điều 3, Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ

ngày ngày 14 tháng 05 năm 2015 về việc ban hành Quy trình KTSTQ;

- Thông tin người khai hải quan tiềm năng do Hệ thống thông tin quản lý rủi ro đưa ra;

- Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan về việc KTSTQ trọng tâm, trọng điểm và định hướng trong từng thời kỳ;

Trên cơ sởcác nguồn thông tin, chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục và tình hình thực tế, đặc thù, quy mô, nguồn lực của từng Hải quan địa phương và Cục Kiểm tra sau thông quan theo từng thời kỳ, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan danh sách người khai hải quan dự kiến kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch của từng Cục Hải quan và Cục KTSTQ. Thời gian trình chậm nhất trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

Điều chỉnh kế hoạch, trên cơ sở xem xét đề nghị điều chỉnh kế hoạch kiểm tra của các Cục Hải quan, các Phòng (thuộc Cục KTSTQ), Cục trưởng Cục KTSTQ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tổng hợp danh sách đề nghị điều chỉnh, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, phê duyệt danh sách điều chỉnh kế hoạch KTSTQ.

Cục KTSTQ thực hiện cập nhật Danh sách điều chỉnh dược phê duyệt mới

vào Hệ thống STQ.

Việc lập kế hoạch kiểm tra cần chi tiết và dự kiến các tình huống có thể phát sinh, phương thức đấu tranh với doanh nghiệp và hướng xử lý giải quyết để đảm bảo kế hoạch KTSTQ được thực hiện hiệu quả. Tránh tình trạng lập kếhoạch và dự kiến sơ sài dẫn đến khi tiến hành kiểm tra bị bất ngờ trước giải trình của doanh nghiệp hoặc phát hiện và nghi vấn nhưng không xác định được bằng chứng dẫn đến không có biện pháp xử lý đối với các vấn đề nghi vấn mới phát sinh.

1.1.5.3. Tổ chức kiểm tra sau thông quan về hồ sơ, chứng từ, hàng hóa

Trong quá trình tiến hành KTSTQ, việc xác định rõ ràng đối tượng của KTSTQ mang ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng. Theo các quy định của pháp luật của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng thì hoạt động KTSTQ hướng tới việc kiểm tra xem xét các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữ liệu điện tử và các giấy tờ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, đang được lưu giữ tại các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thương mại gồm: Người khai Hải quan, đại lý làm thủ tục Hải quan; người hoặc đại lý mua, bán, tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức, cá nhân lưu giữ và sử dụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan.

Tổ chức kiểm tra sau thông quan về hồ sơ, chứng từ, hàng hóa, cụ thể:

- Hồ sơ Hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị Hải quan làm thủ tục hải quan cho hàng hóa liên quan.

- Chứng từ, tài liệu liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan

như sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệu liên quan, do doanh nghiệp lưu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử.

- Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện.

Với sổ sách, chứng từ, phân loại dựa trên góc độ hồ sơ chứng từ do tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất nhập khẩu lưu giữ, ta có các loại như sau:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Hồ sơ khai hải quan, bao gồm tờ khai hải quan và các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải quan.

- Chứng từ giao dịch của doanh nghiệp và đối tác nước ngoài: Thư chào hàng, hỏi hàng, hoàn giá, xác nhận, chấp nhận, hợp đồng mua bán, email, fax...

- Chứng từ giao nhận vận tải và bảo hiểm.

- Chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính...

- Dữ liệu thương mại khác có liên quan.

Các dữ liệu, chứng từ, hàng hóa hoặc nơi sản xuất là đối tượng của KTSTQ,

tuy nhiên bao giờ chúng cũng là sở hữu của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó.

Khi quá trình kiểm tra để xác minh về người nhập khẩu gặp khó khăn, chẳng hạn do thiếu các chứng từ, KTSTQ sẽ được tiến hành với các đối tượng kiểm tra sau thông quan khác nhằm hoàn tất việc xác minh việc khai báo hàng nhập khẩu. Ngoài người khai Hải quan, tùy thuộc vào các quy định quốc gia mà “người mua” theo điều khoản của Hiệp định Trị giá Hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới cũng cần phải được thêm vào danh sách đối tượng kiểm tra. Theo đó, “người mua” bao gồm cả “người thụ hưởng hàng hóa nhập khẩu”, “người sở hữu hàng hóa nhập khẩu”, “người tiếp nhận hàng hóa tiếp theo” trong danh sách kiểm tra nêu trên.

Như vậy, quy định hiện hành của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, xác định đối tượng KTSTQ là sổ sách, chứng từ và hàng hóa, nơi sản xuất. Đồng thời, trong quá trình KTSTQ, nếu cần thiết, cơ quan Hải quan có thể tiến hành xác minh, thu thập thông tin từ các đơn vị chức năng trong và ngoài ngành khác.

1.1.5.4. Công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp

Các hình thức tuyên truyền như qua hệ thống tuyên giáo; tờ rơi, ấn phẩm, pano, áp phích; các phương tiện thông tin đại chúng; trang thông tin điện tử và các

hình thức tuyên truyền khác,...

Hình thức hỗ trợ cho Doanh nghiệpnhư tập huấn, đối thoại; phát tài liệu; giải đáp qua điện thoại, trực tiếp tại cơ quan, bằng văn bản. Giải đáp vướng mắc về thủ tục Hải quan. Dịch vụ phục vụ KTSTQ (phần mềm kê khai hải quan điệntử...). Nội

dung đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ như:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Số lượt doanh nghiệp được giải đáp vướng mắc tại cơ quan Hải quan trên

số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

- Số lượt doanh nghiệp được giải đáp vướng mắc qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

- Tỷ lệ văn bản trả lời doanh nghiệpđúng hạn.

- Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.

1.1.5.5. Công tác thanh tra, kiểm tra

Thanh tra, kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai của doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật về Hải quan.

Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm,

giúp doanh nghiệp nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp

thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ. * Mục đích thanh tra, kiểm tra:

- Phát hiện để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, gian

lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu; dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan là một căn cứ quan trọng để tiến hành KTSTQ....

nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho Nhà nước.

- Đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối vớidoanh nghiệp và cho

người thi hành công vụ KTSTQ.

- Phát hiện những nội dung không phù hơp trong các văn bản pháp quy về

KTSTQ với thực tiển đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, những điểm không hợp lý

về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành hải quan, về quy trình nghiệp vụ KTSTQ

từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống hải quan và KTSTQ.

* Yêu cầu cơ bản của thanh tra kiểm tra:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc xem xét các sự việc và đưa ra các kết luận sau những cuộc thanh kiểm tra. Người làm thanh kiểm tra tuyệt nhiên không được lồng tư tưởng cá nhân, phiến diện, không bị một sức ép quyền lực nào khi xem xét, giải quyết các sự vụ trong thanh tra.

- Thanh kiểm tra nhất thiết phải dựa trên tư tưởng pháp trị, có nghĩa là mọi cuộc thanh tra thuế đều phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, lấy đó là chuẩn mực cho việc đánh giá, suy xét các sự kiện, các việc được thanh tra.

- Các cuộc thanh kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trong các kết luận về vụ việc thanh kiểm tra.

* Nội dung thanh kiểm tra, tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:

Kiểm tra các chứng từ thương mại, hồ sơ Hải quan và các ghi chép về kế toán, các chứng từ ngân hàng có liên quan đến các lô hàng đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Đặc điểm này được khẳng định tính chuyên biệtkhông thể lẫn lộn với các loại hình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán khác, mà xác định chỉ có hoạt động KTSTQ do cơ quan Hải quan tiến hành mới thực hiện như vậy.

Dấu hiệu vi phạm, gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu; dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan là một căn cứ quan trọng để tiến hành KTSTQ.

- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan không hợp pháp, hợp lệ theo quy định về hình thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian (như không khớp, không đúng, không thống nhất, thiếu tính hợp lý giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan liên quan đến các thông tin về tên hàng; số lượng; trọng lượng; dung tích, thể tích; nhãn hiệu; mã số, thuế suất; tính chất; thành phần, cấu tạo; công dụng; quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa), hoặc có dấu hiệu giả mạo chứng từ.

- Giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu bất hợp lý: Chênh lệch thấp hơn nhiều, hoặc cao hơn nhiều so với giá bán; Khai không đúng các khoản phải cộng vào hoặc các khoản bị trừ ra khỏi trị giá giao dịch, mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán; phương thức và thời gian thanh toán thực tế không đúng với khai hải

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

quan; Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải, quãng đường vận tải, tuyến đường vận tải, cước phí vận tải, phí bảo hiểm có liên quan đến xácđịnh trị giá hải quan.

- Gian lận trong việc hưởng ưu đãi về thuế, gian lận thương mại như: Sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN tại cục hải QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 28)