Kinh nghiệm của các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN tại cục hải QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của các quốc gia

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản

Hoạt động KTSTQ được thực hiện sau khi đã hoàn tất thủ tục giải phóng hàng nhằm kiểm tra xem khai báo do chính người nhập khẩu thực hiện có đúng và chính xác không, từ đó đảm bảo tính công bằng đối với những người nộp thuế thông qua điều chỉnh các khai báo không chính xác do KTSTQ phát hiện ra, và duy trì trật tự trong khai báo hải quan thông qua hướng dẫn khai báo chính xác. Công tác

KTSTQ được hải quan Nhật Bản tổ chức thực hiện bằng các hoạt động sau.

- Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ KTSTQ: Số lượng cán bộ KTSTQ của

toàn ngành hải quan vào khoảng 360 người. Cơ cấu tổ chức của bộ phận KTSTQ:

Bộ phận KTSTQ gồm có Phòng Kiểm soát, Phòng Kiểm toán tại doanh nghiệp và Phòng Thông tin (tài liệu).

- Thực hiện đồng bộ quy trình KTSTQ: Thủ tục KTSTQ được chia thành 05

bước: kiểm tra dữ liệu; lựa chọn và lập kế hoạch về kiểm toán tại doanh nghiệp; tiền kiểm toán (chuẩn bị cho việc kiểm toán tại doanh nghiệp); kiểm toán tại doanh nghiệp; thủ tục sau khi kiểm toán tại doanh nghiệp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Công tác kiểm toán được thực hiện theo hai cách: phỏng vấn người và kiểm tra chứng từ. Đối tượng chính trong phỏng vấn người là người nhập khẩu và những người nhận hàng nhập khẩu (người nhập khẩu thực tế), và đối tượng phụ là đại lý hải quan, đại lý kho bãi, người vận chuyển, người mua sau nhập khẩu, công ty con, và những người có liên quan khác. KTSTQ của hải quan Nhật Bản dựa trên quy định quyền của nhân viên hải quanđược hỏi về sổ sách và các tài liệu liên quan đến

doanh nghiệp đã được lưu lại và bảo mật, tuân thủ theo luật định.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Hải quan Trung Quốc

Trung Quốc là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, tương đồng với Việt Nam. Chế độ KTSTQ của hải quan Trung Quốc là một chế độ quản lý mới được

hình thành do hải quan Trung Quốc đã học hỏi kinh nghiệm, thông lệ của hải quan

các nước phát triển, khuyến nghị của WCO trong bối cảnh tình hình kinh tế, phát triển thương mại của Trung Quốc với các nước trên thế giới. Theo quy định của hải

quan Trung Quốc thì, KTSTQ là việc cơ quan hải quantiến hành kiểm tra đối chiếu,

giám sát quản lý về tính trung thực và việc chấp hành pháp luật hải quan trong các

hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thông qua kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan và các giấy tờ, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có

liên quan khác.

Để nâng cao chất lượng hoạt động KTSTQ, Hải quan Trung Quốc đã thực hiện các phương thức như dựa trên nguyên tắc là kết hợp giữa hoạt động phân tích rủi ro và KTSTQ. Dựa trên kết quả phân tích rủi ro, lực lượng KTSTQ áp dụng nguyên tắc “KTSTQ theo định hướng rủi ro”. Cơ quan hải quanlựa chọn các doanh nghiệp và mặt hàng có độ rủi ro cao để lựa chọn đối tượng cụ thể để thực hiện KTSTQ và phân tích rủi ro đối với từng lô hàng cụ thể, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, cơ quan hải quan có thể cải thiện tích chính xác và hiệu quả của cuộc kiểm tra.

Kết hợp giữa phương pháp KTSTQ định kỳ và KTSTQ theo từng trường hợp: KTSTQ theo định kỳ là việc cơ quan hải quanthực hiện KTSTQ theo kế hoạch đã đề ra, nhấn mạnh vào mục đích quản lý tuân thủcủa doanh nghiệp. Kiểm tra theo

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

từng trường hợp thì dựa trên dấu hiệu, kết quả phát hiện vi phạm và xử lý trường hợp vi phạm cụ thể thông qua việc kiểm tra theo chuyên đề đối với một số doanh nghiệp cụ thể sau khi phân tích rủi ro. Vì vậy, việc kết hợp giữa hai phương pháp này đã nâng cao hiệu quả kiểm soát hải quanđối với doanh nghiệp.

Kết hợp giữa KTSTQ và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan: KTSTQ là một công cụ hữu hiệu nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp đối với hoạt động XNK. Mục đích cuối cùng của KTSTQ là cải thiện tính tuân thủ của doanh nghiệp. Thông qua đó, cơ quan hải quan có thể giúp doanh nghiệp trong việc tuân thủ với qui định pháp luật hải quanhiện hành thông qua việc phát hiện và giải quyết các vấn đề, giáo dục cho doanh nghiệp và điều chỉnh mức độ tuân thủ của doanh nghiệp (doanh nghiệp được phân loại là tuân thủ) để giảm can thiệp của hải quannhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong khâu thông quan.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Hải quan Indonesia

Indonesia là nước trong khối ASEAN, có một số điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế, thương mại quốc tế có điểm tương đồng với Việt Nam, đồng thời cũng là nước điều phối viên của ASEAN về chương trình KTSTQ. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của hải quanIndonesia cũng cần được xem xét trong điều kiện của chúng ta hiện nay.

Kiểm tra sau thông quan trị giá GATT: Việc áp dụng các nguyên tắc xác định trị giá mới theo Hiệp định trị giá GATT/WTO (nguyên tắc cơ bản là: trị giá hải

quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định trên cơ sở trị giá giao

dịch) đã làm cho công tác xác định trị giá hải quan gặp một số khó khăn, dẫn đến tổng số thuế trong thời gian đầu giảm xuống so với trước. Nhưng sau một thời gian triển khai áp dụng KTSTQ thông qua việc kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ của lô hàng nhập khẩu, hệ thống, sổ sách kế toán để tìm ra trị giá giao dịch thực tế của doanh nghiệp đã làm giảm tình trạng gian lận thương mại bằng việc khai thấp trị giá hải quan và cơ quan hải quan đã bù lại được tiền thuế thất thoát trong khâu thông quan qua số tiền truy thu thông qua hoạt động KTSTQ ngày càng tăng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Từ thực tế của hải quan Indonesia, KTSTQ là công cụ hữu hiệu trong việc triển khai có hiệu quả Hiệp định trị giá hải quanGATT/WTO. Theo đó, nếu có nghi ngờ về trị giá giao dịch mà nhà nhập khẩu khai trên tờ khai hải quanthì cơ quan hải

quan có quyền thực hiện KTSTQ đối với trị giá của lô hàng nhập khẩu đó. Theo đó,

Indonesia, trong năm 2009, thông qua công tác KTSTQ, hải quan đã phát hiện khoảng 30.000/1.000.000 giao dịch có khai báo sai, thấp về giá trị.

Sử dụng sách hướng dẫn về trị giá và kiểm tra sau thông quan (ASEAN PCA

Manual): Indonesia đã có nhiều chương trình hỗ trợ kỹ thuật các nước ASEAN trong lĩnh vực KTSTQ trong thời gian hải quan các nước ASEAN chuẩn bị triển khai áp dụng KTSTQ, trong đó có việc xây dựng sách hướng dẫn KTSTQ. Sách hướng dẫn này ngoài việc đề cập đến các qui trình, bước thực hiện KTSTQ còn đưa ra một số kinh nghiệp thực tế và các trường hợp tình huống để phục vụ cho công tác đào tạo cán bộ làm KTSTQ và đây được xem như là cẩm nang về KTSTQ cho cán bộ hải quan các nước ASEAN. Theo đó, tại cuộc họp thường niên được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, Tổng cục trưởng hải quan các nước ASEAN đã chính thức ký thỏa thuận sử dụng cuốn sách này. Đối với hải quan Indonesia, với vai trò là điều phối KTSTQ và xác định trị giá hải quan trong Ban thư ký ASEAN, đã chủ động hơn trong việc nghiên cứu và áp dụng thành công các nội dung trong sách hướng dẫn này vào hoạt động quản lý hải quancủa mình.

Xây dựng cơ sở dữ liệu giá phục vụ kiểm tra sau thông quan: Cơ sở dữ liệu về trị giá hải quantập trung tại Tổng cục hải quan Indonesia (cấp Trung ương). Khi cơ sở dữ liệu về trị giá được tập trung ở cấp Tổng cục, thì đây được xem là nguồn dữ liệu quan trọng và thống nhất để các cán bộ làm công tác KTSTQ trong toàn Ngành phân tích và đối chiếu nhằm phát hiện ra những trường hợp khai không phù hợp với những mặt hàng trước đó.

1.2.2. Kinh nghiệm của các địa phƣơng tại Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghim của Cc Hải quan Thanh Hóa

Cục Hải quan Thanh Hóa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa XNK qua biên giới đường bộ, cửa khẩu cảng biển và địa bàn các

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Lực lượng KTSTQ Cục Hải quan Thanh Hóa gồm có 18 cán bộ công chức. Chất lượng hoạt động KTSTQ được Cục Hải quan Thanh Hóa xác định với đc điểm là một tỉnh vừa có biên giới đường bộ vừa có cửa khẩu cảng biển, đồng thời quản lý địa bàn các tỉnh lân cận, hàng hoá XNK chủ yếu theo loại hình XNK kinh doanh. Hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan Thanh Hóa tập trung thực hiện phân loại, kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên qua địa bàn; một số mặt hàng trọng điểm như: máy móc thiết bị, linh kiện điện, điện tử, hàng tiêu dùng,... nhập khẩu; quặng, hàng nông sản xuất khẩu. Các hành vi gian lận được phát hiện trong thời gian vừa qua chủ yếu là: doanh nghiệp không khai đúng các khoản phải cộng hoặc phải trừ ra khỏi trị giá giao dịch; phương thức và thời gian thanh toán không

đúng với khai Hải quan; sử dụng không đúng mục đích hàng hóa nhập khẩu, gian lận để hưởng chế độ miễn, giảm, hoàn thuế theo qui định của pháp luật; Giấy phép không hợp lệ đối với hàng hóa XNK phải có giấy phép chuyên ngành…Các nội dung Cục Hải quan Thanh Hóa triển khai thực hiện như:

- Tập trung chỉ đạo và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, phúc tập hồ sơ tại các chi cục hải quan cửa khẩu nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời những sai sót tại khâu thông quan từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý Hải quan trên địa bàn.

- Thông qua hội nghị đối thoại doanh nghiệp và các hoạt động nghiệp vụ, chủ động tuyên truyền các quy định của pháp luật, lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi được KTSTQ.

- Chủ động nắm bắt thông tin qua các chương trình quản lý nghiệp vụ của ngành Hải quan như chương trình quản lý tờ khai Hải quan; quản lý giá tính thuế;

xử lý vi phạm… trong đó chú trọng đối với những mặt hàng mới, doanh nghiệp mới hoạt động XNK có kim ngạch lớn...

1.2.2.2. Kinh nghiệm của Cục Hải quan Quảng Bình

Lực lượng KTSTQ Cục Hải quan Quảng Bình được thành từ 2004, đến nay số lượng công chức KTSTQ của Cục Hải quan Quảng Bình là 19 người. Với đặc điểm là

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

một tỉnh có biên giới đường bộ, hàng hoá XNK chủ yếu theo loại hình XNK kinh doanh biên giới. Hoạt động nâng cao chất lượng KTSTQ tập trung thực hiện phân loại, kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật đối với các doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên qua địa bàn; một số mặt hàng trọng điểm như: máy móc thiết bị, ô tô, linh kiện điện, điện tử, tạp hoá tiêu dùng, quặng, ...

Kết quả hoạt động KTSTQ thể hiện ở số lượng doanh nghiệp được kiểm tra, số vụ vi phạm được phát hiện, số tiền thuế truy thu. Bên cạnh đó nhiều hành vi vi phạm mới được phát hiện từ các cuộc kiểm tra như: doanh nghiệp giả mạo giấy phép để xuất khẩu khoáng sản; doanh nghiệp khai báo trị giá tính thuế không đầy đủ các khoản chi phí phải cộng trong trị giá tính thuế như phí kỳ vụ, phí bản quyền… chuyển giá trong khai báo trị giá tính thuế trong việc nhập khẩu bộlinh kiện xe ô tô.

Đạt đượckết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh

và cục KTSTQ; sự nỗ lực cố gắng của công chức KTSTQ và sự phối hợp tốt với các cơ quan trong và ngoài ngành.

1.2.2.3. Kinh nghiệm của Cục Hải quan ThừaThiên Huế

Cục Hải quan Thừa Thiên thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XNK qua biên giới đường bộ và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

TT-Huế. Lực lượng KTSTQ - Cục Hải quan TT-Huế được thành lập từ tháng 8 năm 2006 với quân số banđầu gồm 5 công chức, đến ngày 31/12/2017 là 16 người. Hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan TT-Huế tập trung trọng tâm kiểm tra hồ sơ đối với các lô hàng luồng xanh tại các Chi Cục Hải quan cửa khẩu để kịp thời phát hiện sai phạm của các doanh nghiệp, đảm bảo 100% các tờ khai đã được thông quan đều được rà soát, đánh giá về mức độ rủi ro.

Để làm tốt công tác này, Cục Hải quan TT-Huế định kỳ tiến hành kiểm tra công tác phúc tập hồ sơ tại các Chi Cục Hải quan cửa khẩu trực thuộc nhằm kịp thời phát hiện và xử lý, chấn chỉnh, khắc phục sai sót trong nội bộ; trên cơ sở đó rà soát, phân loại doanh nghiệp để tiến hành KTSTQ. Các hình thức, thủ đoạn gian lận đã được phát hiện và xử lý trong thời gian vừa qua tại Cục Hải quan TT-Huế phổ biến

là doanh nghiệp mô tả và áp sai mã số, sai thuế suất đối với hàng hoá XNK dẫn đến

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thiếu số tiền thuế phải nộp; doanh nghiệp khai báo không đầy đủ các khoản chi phí phải cộng trong trị giá tính thuế như: chi phí vận tải, chi phí bốc xếp hàng xuất khẩu… Cục Hải quan TT-Huế thường xuyên phối hợp tốt với các cơ quan liên quan như: Ngân hàng, cơ quan thuế nội địa, công an, bộ đội biên phòng để thu thập thông tin doanh nghiệp và phối hợp trong công tác quản lý, kiểm soát hoạt động XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn.

1.2.3. Bài học rút racho Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

Từ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ ở một số nước và các

địa phương có điều kiện tương đồng với Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, có thể rút ra một số kinh nghiệm như:

Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành, cần xác định rõ quyết tâm chính trị của tập thể Lãnh đạo Cục và công chức trong việc chuyển đổi mạnh mẽ, tiến tới chuyển đổi căn bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang KTSTQ; thống nhất nhận thức và xác định hoạt động KTSTQ là một khâu quan trọng trong quá

trình phát triển, hiện đại hoá hải quan. Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phải có kế hoạch cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân và lộ trình thực hiện.

Thứ hai, thực hiện quy trình thủ tục về KTSTQ:

+ Công tác phúc tập hồ sơ tại các Chi Cục Hải quan cửa khẩu là một phần không thể tách rời khỏi hoạt động KTSTQ, để hoạt động KTSTQ đạt hiệu quả như mong muốn, các Chi Cục Hải quan cửa khẩu tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác phúc tập hồ sơ nhằm kịp thời phát hiện các sai sót trong quá trình thông

quan hàng hóa, giảm thiểu các rủi ro và sai sót lặp đi lặp lại. Nếu công tác phúc tập hồ sơ làm tốt sẽ giảm đi một khối lượng lớn công việc phải thực hiện tại khâu KTSTQ, đồng thời đây là nguồn thông tin rất hữu ích cho hoạt động KTSTQ.

+ Với những hành vi, thủ đoạn gian lận của doanh nghiệp đã được phát hiện trong các khâu nghiệp vụ khác như: thông quan; điều tra chống buôn lậu, thanh tra, quản lý thuế…và kết quả KTSTQ của các địa phương khác, bộ phận quản lý rủi ro kịp thời thiết lập các tiêu chí phân tích, cảnh báo cho lực lượng KTSTQ có biện pháp phòng ngừa và phát hiện những vi phạm tương tự trong hoạt động KTSTQ.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN tại cục hải QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)