5. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Cùng với những kết quả thành công đã đạt được trong thời gian vừa qua, hoạt động KTSTQ cũng còn nhiều mặt hạn chế như:
Thứ nhất, về tổ chức bộ máy của Chi cục KTSTQ, số lượng CBCC làm công tác theo dõi, KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc, còn thiếu về kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ.
Thứ hai,do chế độ chính sách pháp luật đối với quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thường xuyên được thay đổi, đặc biệt là chính sách về mặt hàng và chính sách về thuế suất, do đó, việc kiểm tra theo dõi nắm tình hình đối tượng nộp thuế để xác định thông tin, đối tượng nghi vấn và tiến hành KTSTQ chưa được kịp thời dẫn đến còn nhiều mặt hàng xuất khẩu có nghi vấn chưa được tiến hành KTSTQ một cách
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
kịp thời. Kết cục là chưa thực sự triệt để hạn chế, ngăn ngừa các hành vi gian lận, sai phạm về chính sách mặt hàng, gian lận về thuế xuất khẩu phải nộp NSNN.
Thứ ba, quy trình thủ tục KTSTQ chưa minh bạch và nhất quán gây ảnh hưởng không nhỏ đến khâu thực hiện. Việc thao tác của cán bộ KTSTQ chưa đạt trình độ chuyên nghiệp làm tăng chi phí thời gian của KTSTQ.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người khai Hải
quan, người làm công tác KTSTQ trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách thức phổ biến tuyên truyền chưa đổi mới, nội dung
chưa đầy đủ, thông tin mới đến doanh nghiệp chưa kịp thời, đội ngũ CBCC còn thiếu kỹ năng, chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác tuyên truyền, làm việc theo chế độ kinh nghiệm.... Vì vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Hải quanhiệu quả mang lại chưa cao.
Thứ năm,việc ứng dụng CNTT trong công tác KTSTQ là động lực và công cụ của ngành Hải quan để thực hiện kế hoạch cải cách hành chính và hiện đại hoá hải quan. Đến nay, Cục Hải quanđã trang bị máy tính đầy đủ cho CBCC, hệ thống máy chủ và máy trạm đã phát huy tốt hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề bảo mật mạng còn thấp, khả năng xâm nhập vi rút cao, thiếu nguồn nhân lực làm công tác kỹ thuật, đội ngũ CBCC thực hiện nghiệp vụ trên máy tính có trình độ không đồng đều.
Thứ sáu,Cục Hải quan tỉnh đã triển khai thực hiện các kế hoạch hiện đại hoá hải quan, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trang bị mới máy móc thiết bị cho CBCC, cải cách chế độ thu lệ phí hải quan. Tuy nhiên, với mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hải
quan và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại nhằm rút ngắn thời gian thông quan
hàng hoá đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật liên quan đến hải quan cần phải đồng bộ, rõ ràng, minh bạch hơn phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cần phải có sự hợp tác toàn diện của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan chức năng công tác tại các Chi cục Hải quancửa khẩu và ngoài cửa khẩu.
Thứ bảy, việc phát hiện các hành vi gian lận của doanh nghiệp chỉ là số ít do cơ quan Hải quan có thông tin hoặc do các cơ quan quản lý khác phát hiện, thực tế
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
mức độ, quy mô vi phạm của doanh nghiệp đến mức nào là điều không thể biết, tuy nhiên có thể nhận thấy việc ngăn ngừa và phát hiện vi phạm của doanh nghiệp còn hạn chế là do một trong những nguyên nhân sau:
Hệ thống các quy định về kiểm tra sau thông quan và các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra sau thông quan tại các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Một số quy định của pháp luật chưa thực sự rõ ràng, còn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến khó khăn khi áp dụng, dễ xảy ra tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện; một số nội dung hướng dẫn tại các quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan còn thiếu, chưa cụ thể.
Hệ thống thông tin còn phân tán, chưa đồng bộ, do đó chưa phát huy hết vai trò của thông tin đối với hoạt động kiêm tra sau thông quan. Ngành Hải quan hiện đang sử dụng rất nhiều chương trình ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý của mình, nhưng những chương trình này còn phân tán, chưa tích hợp được các thông tin nên khó khai thác để phục vụ cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.
Tâm lý của khâu trong thông quan còn e ngại sau thông quan phát hiện ra sai sót có thể ảnh hưởng đến việc khen thưởng, kỷ luật, phân loại cán bộ công chức nên thường tự sửa sai mà ít cung cấp thông tin cho kiểm tra sau thông quan...
Lực lượng mỏng, thiếu kinh nghiệm, trình độ không đồng đều trong khi đòi hỏi công việc cao, nhiều áp lực. Hiện nay, biên chế của Chi cục Kiểm tra sau thông quan là 07 đồng chí, chiếm 7% biên chế của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, trong đó có 02 đồng chí có kinh nghiệm trên 2 năm, số còn lại mới được điều chuyển tới từ các đơn vị khác, mới tiếp cận công việc kiểm tra sau thông quan, còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng kiểm tra sau thông quan, do đó chưa đáp ứng yêu cầu, khối lượng, hiệu quả công việc.
Các quy định về việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ của doanh
nghiệp còn nhiều bất cập. Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp pháp luật của nhiều doanh nghiệp về hải quan, đặc biệt là về hoạt động KTSTQ còn hạn chế.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1. Xu hƣớng phát triển của Hải quan thế giới và yêu cầu đặt ra cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới
3.1.1 Xu hƣớng phát triển của Hải quan thế giới
Có thể thấy Hải quan đang phải đối mặt với yêu cầu rất mâu thuẫn ngày càng tăng từ xu thế toàn cầu hoá thương mại. Một mặt, phải làm tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh và kiểm soát hiệu quả dây chuyền cung ứng quốc tế, mặt khác phải tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại hợp pháp. Xu hướng phát triển của Hải quan thế giới trong thế kỷ 21 được WCO xác định tập trung thực hiện các chương trình sau:
- Xây dựng mạng lưới Hải quan toàn cầu trên nguyên tắc Hải quan điện tử, thông tin phi giấy tờ được kết nối, trao đổi đơn giản và nhanh chóng, công nhận lẫn nhau về chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (AEO);
- Phối hợp quản lý biên giới;
- Quản lý rủi ro trên cơ sở thông tin tình báo;
- Phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp;
- Phương pháp làm việc, quy trình, thủ tục và kỹ thuật hiện đại;
- Tạo điều kiện để áp dụng các công nghệ mới;
- Tăng cường quyền hạn thực thi pháp luật cho Hải quan;
- Định hình văn hoá công sở chuyên nghiệp;
- Xây dựng nguồn nhân lực có năng lực;
- Thực hiện liêm chính Hải quan.
3.1.2. Yêu cầu nhiệm vụ mới của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị
Trong những năm tới, khối lượng công việc mà Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị phải thực hiện sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Yêu cầu đặt ra cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị là làm sao để ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao sự hài
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
lòng, phục vụ doanh nghiệp tốt hơn. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Thực hiện giám sát quản lý dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế. Tập trung tạo thuận lợi cho thương mại. Tăng cường mối quan hệ đối tác với cộng đồng
doanh nghiệp và xây dựng lòng tin.
- Thực hiện quản lý Hải quan trên cơ sở kỹ thuật quản lý rủi ro, tập trung vào tuân thủ tự nguyện.
- Thông tin được nhận và xử lý hiệu quả trước khi hàng hóa, phương tiện đến cửa khẩu.
- Phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống trên cơ sở trao đổi dữ liệu được với các cơ quan có liên quan, phát triển hệ thống xử lý thông tin một cửa;
- Minh bạch hóa và tự động hóa quy trình thủ tục ở mức độ cao;
- Thiết lập được mức độ cao về liêm chính Hải quan và mức độ tham nhũng ở mứcđộ rủi ro thấp nhất. Tăng cường đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.
3.1.3. Mục tiêu và quan điểm đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan của
Cục Hải quantỉnh Quảng Trị
3.1.3.1. Mục tiêu
Thứ nhất, KTSTQ đối với hàng hóa XNK phải trở thành phương thức trụ cột trong quản lý của Hải quan. Muốn thực hiện việc quản lý Hải quan đảm bảo hiệu quả thì phải xác định mục tiêu tăng cường KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là con đường tất yếu.
Thứ hai, mục tiêu tăng cường hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa xuấtkhẩu phải xác định là khâu quan trọng để đảm bảo hiệu quả cho cải cách thủ tục hành chính bằng phương thức thông quan tự động VNACCS/VCIS đang được triển khai tại khâu thông quan thành công.
Thứ ba, KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phải đánh giá được mức độ tuân thủ của từng doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc áp dụng mức độ quản lý phù hợp, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo sự quản lý có hiệu
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
quả và hiệu lực của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trênđịa bàn quản lý của Cục Hải quantỉnh Quảng Trị.
Thứ tư, KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phải phát hiện kịp thời những bất cập, sơ hở của chính sách, pháp luật nhà nước, biện pháp QLNN của ngành và của Cục Hải quantỉnh Quảng Trị từ đó để xuất hoặc kiến nghị với các đơn vị có liên quan, các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý các bất cập và sơ hở của pháp luật trong QLNN đề đảm bảo tốt vai trò quản lý của Hải quantrên địa bàn.
3.1.3.2. Quan điểm
Để đáp ứng các mục tiêu đề ra như trên, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cần xác định các quan điểm tăng cường hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần xác định quyết tâm về chính trị của cán bộ, công chức Hải
quan đặc biệt là các cấp lãnh đạo làm công tác KTSTQ thuộc Cục Hải quan tỉnh
Quảng Trị không được xem nhẹ hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại. Quyết tâm chính trị này phải được thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch KTSTQ hàng năm của Cục Hải quantỉnh Quảng Trị về số lượng cuộc KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quanvà tại trụ sở doanh nghiệp.
Thứ hai, cần rà soát lại các khâu nghiệp vụ trước, trong và sau thông quan để xác định thời điểm thực hiện KTSTQ nhằm đảm bảo không có sự trùng lắp của các khâu, với chi phí thấp nhất, thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Thực tiễn hiện nay trong công tác quản lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị còn một số bất cập. Việc hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ là khâu trung tâm của công tác cải cách hành chính áp dụng cho KTSTQ, cũng là trọng điểm để nâng cao hiệu quả công tác này trên thực tiễn. Trước yêu cầu về cải cách, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị nói riêng thì những vấn đề như vậy cần được rà soát lại, nghiên cứu, xử lý. Nguyên tắc tự khai, tự tính thuế, tự chịu trách nhiệm, cơ quan Hải quan thực hiện quản lý rủi ro, KTSTQ đã
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
được quy định rõ, là điều kiện tiền đề cho việc xử lý các vấn đề về thủ tục phải được triệt để thi hành.
Thứ ba, cần tăng cường hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu QLNN trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính công mạnh mẽ, áp dụng rộng rãi các thủ tục và dịch vụ hành chính công điện tử như khai báo và thông quan điện tử; đẩy mạnh kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tự tuân thủ pháp luật; tiếp tục tăng cường kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời các sai sót và hành vi gian lận thuế, trốn thuế của doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng mua bán với nước ngoài. Trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn sẽ tăng mạnh, quy mô KTSTQ cũng tăng cả về quy mô và đổi mới về quy trình nghiệp vụ, Cục Hải
quan tỉnh Quảng Trị cần coi trong công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công
tác của Cục, đồng thời nâng cao hiệu quả QLNN về Hải quan. Kết quả sẽ góp phần tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, tăng năng lực cạnh tranh cho các địa phương.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị tỉnh Quảng Trị
3.2.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực, đạo đức cán bộ kiểm tra sau thông quan tra sau thông quan
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cần tiếp tục tăng cường khâu KTSTQ, do đó cần tăng biên chế thêm cho Chi cục KTSTQ theo định hướng chung của toàn ngành là đạt 15% biên chế toàn, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cho Chi cục KTSTQ vào năm 2015. Việc tăng cường lực lượng là để đảm bảo cho các nghiệp vụ được tiến hành đúng bải bản, trọng tâm là các khâu như thu thập, phân tích thông tin và KTSTQ được tiến hành kịp thời, đáp ứng nhu cầu quản lý chung và nhiện vụ KTSTQ đặc biệt là KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu.
Ngoài việc tăng cường biên chế cho Chi cục KTSTQ, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cũng cần sớm cơ cấu lại theo hướng hoàn thiện Chi cục KTSTQ với các tổ/đội nghiệp vụ chuyên sâu về hàng hóa xuất khẩu, về trị giá tính thuế, về mã số hàng hóa,…Để thực hiện việc thu thập, theo dõi và KTSTQ có tính chất chuyên sâu,
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
chuyên nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong KTSTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đồng thời giảm thiểu chi phí hành chính thấp nhất cho doanh nghiệp.
Các tổ/đội nghiệp vụ được biên chế đủ quân số có nghiệp vụ được bố trí ở các đơn vị kiểm tra hải quan (Trụ sở chính và chi cục) phải được quản lý thống nhất về nhiệm vụ làm việc, nghiệp vụ và đánh giá chất lượng làm việc. Do vậy, chức năng kiểm tra nghiệp vụ nội bộ của Chi cục KTSTQ phải được tăng cường hơn.
* Nâng cao năng lực, đạo đức cán bộ làm công tác KTSTQ
Kết quả phân tích cho thấy, đội ngũ còn bộc lộ một số hạn chế như tuy đã được nâng cao về lượng nhưng chưa đáp ứng về chất, xét theo từng mặt thì chất lượng không đều, vẫn còn bất cập so với yêu cầu; số cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản nhưng chưa có kinh nghiệm, thái độ phấn đấu về nghề nghiệp chưa cao, chưa chịu khó học hỏi kinh nghiệm thực tiễn hoặc chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, thiếu chủ động nghiên cứu tham mưu, đề xuất. Do đó:
- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ