Giải pháp xây dựng chính sách phục vụ khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN tại cục hải QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 106)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Giải pháp xây dựng chính sách phục vụ khách hàng

Xây dựng chính sách phục vụ hướng đến khách hàng, sẵn sàng đối thoại, lắng nghe, chia sẻ khó khăn với khách hàng. Để nâng cao sự hài lòng cho khách hàng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cần có những giải pháp thích hợp như.

- Xác định rõ quan hệ Hải quan - Doanh nghiệp là mối quan hệ đối tác, hợp tác.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Xác định rõ các quyền của doanh nghiệp: Quyền được đối xử với thái độ nhã nhặn và công bằng; quyền được hưởng dịch vụ thống nhất trừ khi có những thay đổi hoặc sửa đổi trong quy định của luật pháp; quyền được thông tin đầy đủ để xử lý các vấn đề một cách kịp thời nhanh chóng; quyền được bảo mật thông tin; quyền được quyền khiếu nại đối với các trường hợp xử lý trái pháp luật; quyền được “suy đoán về sự chính xác”: khi không có chứng cứ cụ thể nào về vi phạm pháp luật thì các tài liệu chứng từ được khách hàng xuất trình là chính xác và quyền được nhận sự hỗ trợ từ cơ quan Hải quan khi cần thiết.

- Có chính sách phù hợp giữa nhóm doanh nghiệp quy mô lớn và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đối với nhóm doanhnghiệp quy mô lớn, có tần suất thực hiện thủ tục hải quan cao, có lịch sử chấp hành tốt pháp luật về thuế, về Hải quan, thì cần tạo thuận lợi bằng cách phân loại vào nhóm doanh nghiệp ưu tiên. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tần suất làm thủ tục ít: cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp bằng cách tăng cường hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp, hình thức hỗ trợ không nên thụ động bằng cách chờ doanh nghiệp nêu ra vướng mắc mà Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị có thể tìm ra những cách chủ động tiếp cận doanh nghiệp như tổ chức hội thảo giới thiệu quy định mới, hỗ trợ CNTT, tư vấn về nghiệp vụ…

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đại lý làm thủ tục Hải quan. Các đại lý này hoạt động chuyên nghiệp nên có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ (không nắm vững các quy định về Hải quan, nhân sự và năng lực hạn chế) thực hiện khai báo Hải quan một cách nhanh chóng, thuận lợi với chi phí phải chăng. Bên cạnh đó

xây dựng cơ chế ưu tiên tiếp nhận hồ sơ của các đại lý làm thủ tục Hải quan.

3.2.7. Giải pháp tăng cƣờng cơ sở vật chất kiểm tra sau thông quan

3.2.7.1. Cơ sở vật chất phục vụ kiểm tra sau thông quan

Để đảm bảo hoạt động KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất, kiến nghị Tổng cục Hải quan sớm tăng cường trang thiết bị, máy móc và phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và kinh phí nghiệp vụ cho lực lượng KTSTQ địa phương, trong đó có lực lượng KTSTQ của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. Các trang thiết bị cần trang bị bao gồm:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Phương tiện đi lại cho Chi cục KTSTQ Quảng Trị cần 01 xe ô tô phục vụ hoạt động nghiệp vụ KTSTQ.

+ Cho phép lực lượng KTSTQ được áp dụng chế độ kinh phí mua tin như đối với các lực lượng điều tra chống buôn lậu.

+ Tăng cường thêm các trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho Chi cục KTSTQ như máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh,…

3.2.7.2. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục Hải quan điện tử

Đẩy mạnh việc thực hiện khai báo thủ tục Hải quan điện tử tại tất cả các Chi cục thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đạt tỷ lệ 100% thực hiện Hải quan điện tử.

- Để áp dụng khai báo Hải quan điện tử, cần phải đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT theo mô hình xử lý tập trung và sử dụng kỹ thuật hiện đại.

- Phát triển và nâng cấp hệ thống thiết bị tại trung tâm dữ liệu và CNTT để đảm bảo cho việc tiếp nhận và xử lý thông tin theo mô hình xử lý dữ liệu tập trung. cụ thể: Tăng cường trang thiết bị hệ thống đấu nối mạng, thiết bị bảo mật, hệ thống dự phòng dữ liệu, hệ thống chống sét, chống cháy, hệ thống lưu điện, trang bị máy phát điện đề phòng trường hợp mất điện.

- Hoàn thiện, tích hợp các hệ thống quản lý nghiệp vụ Hải quan. Các hệ thống này được xây dựng ở nhiều thời điểm khác nhau, theo nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, cấu trúc cơ sở dữ liệu, mô hình ứng dụng cũng khác nhau.

- Tích hợp và liên kết các hệ thống quản lý của cơ quan Hải quan, xây dựng các hệ thống này thành một hệ thống thống nhất, có chức năng tiếp nhận khai báo từ phía doanh nghiệp và xử lý toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ Hải quan, có khả năng liên kết với các hệ thống quản lý của kho bạc, ngân hàng, cục thuế địa phương, các bộ ngành để có thể tích hợp, trao đổi, sử dụng thông tin từ các cơ quan này trong việc làm thủ tục cho các doanh nghiệp.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kiểm tra sau thông quan là một hoạt động nghiệp vụ tuy còn mới mẻ so với những nghiệp vụ khác của ngành Hải quan nhưng đang ngày càng được quan tâm và có đóng góp quan trọng trong việc quản lý hải quan, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang ngày càng hòa nhập sâu rộng với thế giới và ngành Hải quan đang ở trong thời kỳ cải cách, đổi mới và hiện đại hóa mạnh mẽ như hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị’’có thể kết luận:

Phân tích thực trạng công tác KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2018. Kết quả phân tích cho thấy, KTSTQ là một nghiệp vụ khó khăn, phức tạp và rất cần được quan tâm nghiên cứu và đầu tư thêm nữa để nó thực sự trở thành một công cụ quan trọng của quản lý hải quan hiện đại. Việc áp dụng cơ chế kiểm tra sau thông quan đã chỉ ra rằng, trách nhiệm công vụ của công chức làm thủ tục hải quan bao hàm cả ở trong và sau khi hàng hóa đã được thông quan. Từ đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm pháp lý, tinh thần kỷ luật, tuân thủ các quy trình thông quan của đội ngũ công chức làm các thủ tục trong giai đoạn thông quan hàng hóa. Qua hoạt động KTSTQ, kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, làm giảm thiểu kiểm tra trong thông quan không có nghĩa là cơ quan Hải quan buông lỏng quản lý, có thể lợi dụng để vi phạm pháp luật, mà tiếp tục chịu sự KTSTQ; KTSTQ đã chỉ ra những sai sót khi thực hiện chính sách, pháp luật mà doanh nghiệp chưa biết, chưa nắm vững, từ đó giúp họ củng cố, tìm hiểu rõ các quy định để không tiếp tục vi phạm, tránh được vi phạm do lỗi vô ý; nhiều vi phạm pháp luật được phát hiện, xử lý đã cảnh tỉnh, nhắc nhở doanh nghiệp, răn đe, ngăn ngừa các vi phạm do lỗi cố ý.

Để hoạt động KTSTQ ngày càng hiệu lực, hiệu quả, ngoài việc đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hệ thống thông tin gắn kết, sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan, sự hợp tác từ phía doanh nghiệp, còn

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác KTSTQ phải hiểu biết pháp luật, tinh thông nghiệp vụ và trên hết là sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm với công việc. Các

giải pháp hoàn thiện công tác KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị bao gồm: Giải pháp về tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực, đạo đức cán bộ KTSTQ; Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch KTSTQ; Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ

KTSTQ; Giải pháp tăng cường tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp; Giải pháp tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra; Giải pháp xây dựng chính sách phục vụ khách hàng; Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất KTSTQ.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành

Đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa: Cơ chế một cửa quốc gia và Asean đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện. Với cơ chế một cửa, cả các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp tư nhân đều được hưởng những lợi ích rất lớn.

Đối với cơ quan chính phủ, cơ chế một cửa giúp nâng cao hiệu quả trong thông quan và giải phóng hàng hóa, đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ, ngăn ngừa được các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia từ các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Lợi ích lớn này cũng dẫn đến một loạt thuận lợi khác đó là giúp nâng cấp hệ thống dịch vụ dễ dàng, thân thiện, an toàn với chi phí thấp; giảm thiểu việc dư thừa dữ liệu; tạo thuận lợi cho cán bộ công chức trong thực thi pháp luật; cung cấp nền tảng tốt cho quản lý rủi ro và đảm bảo nguồn thu quốc gia.

Đối với doanh nghiệp: có thể chủ động sử dụng, phân phối nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả. Qua đó, tăng cường khả năng cạnh tranh nội địa cũng như khả năng thâm nhập vào các thị trường rộng lớn, đồng thời tiếp cận được với nhiều nguồn lực phục vụ cho sản xuất.

Chính phủ đã giao cho Tổng Cục Hải quan làm cơ quan đầu mối, chủ chốt thực hiện kết nối, xúc tiến các bộ ban ngành có liên quan tham gia. Song để có đủ sức nặng đẩy nhanh tiến trình này, Chính phủ cần có những động thái kiểm tra, tạo điều kiện cũngnhư áp lực để buộc các bộ ngành phải cùng vào cuộc.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định của Bộ quản lý chuyên ngành: Hiện nay để tiến hành đăng ký, công chức Hải quan phải kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với chính sách mặt hàng thuộc diện quản lýcủa Bộ chuyên ngành.

Tiếp tục cải tiến cơ chế tiền lương. Khi mức lương có thể đảm bảo cuộc sống cho công chức thì có thể hạn chế bớt tình trạng tiêu cực; việc xử lý những trường hợp sai phạm cũng có thể được tiến hành triệt để, mạnh tay hơn.

2.2. Đối vớiBộ Tài chính

Có cơ chế thưởng tương xứng cho công chức khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cơ chế thưởng hiện nay chủ yếu mang tính chất động viên, chưa tạo được động lực thúc đẩy việc ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ của cán bộ công chức.

Có cơ chế tài chính đặc thù cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị trong việc mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng trụ sở. Theo cơ chế hiện nay, từ khi đề xuất đến khi được xem xét, phê duyệt một dự án mua sắm máy móc hay sửa chữa, xây dựng trụ sở, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị phải thực hiện rất nhiều công đoạn, đợi kết quả trả lời của nhiều cấp.

2.3. Đối với Tổng Cục Hải quan

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa hệ thống các chỉ tiêu thông tin và hệ thống chứng từ, tích cực trong vai trò làm đầu mối kết nối các bộ, ngành liên quan trong việc tiến trình xây dựng cơ chế một cửa.

Tích cực hỗ trợ Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị trong việc hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT (hoàn thiện phần mềm, tạo sự thông thoáng trong cơ chế mua sắm tài sản, máy móc) nhằm đẩy mạnh tiến độ mở rộng thủ tục Hải quan điện tử.TRƯỜ

NG ĐẠ

I HỌ

C KINH

TẾ HU Ế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015

của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2016), Quyết định 1614/QĐ-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2016 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện

đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2016), Quyếtđịnh 1919/QĐ-BTC ngày 6 tháng 9 tháng 2016 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương, Hà Nội.

4. Chính phủ (2016), Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của

Chính phủvề những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

5. Đậu Ngọc Châu, Nguyễn Viết Lợi (2006), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Nxb

Tài chính, Hà Nội.

6. Chi cục KTSTQ (2018), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2015-2018,Quảng Trị.

7. Chi cục KTSTQ (2018), Báo cáo chống thất thu thuế trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan giai đoạn 2015-2018,Quảng Trị.

8. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị (2015), Lịch sử Hải quan Quảng Trị, Quảng Trị.

9. Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị (2018), Báo cáo chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Hải quan giai đoạn 2015-2018, Quảng Trị.

10. Học viện tài chính (2012), Giáo trình Kiểm tra sau thông quan, Nxb Tài

chính, Hà Nội.

11. Mai Văn Huyên (2002), Cơ sở lý luận, thực tiễn, nội dung và tác nghiệp cụ

thể nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Ngành, Tổng cục Hải quan, Hà Nội

12. Nguyễn Viết Hồng (2004), Các giải pháp nâng cao hiệuquả công tác KTSTQ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách, phát triển, hiện đại hoá Hải quan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng Cục Hải quan.

13. Phạm Ngọc Hữu (2003), Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, Tổng Cục Hải

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

quan - Tài liệu nghiệp vụ lưu hành nội bộ.

14. Trần Vũ Minh (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Đề tài NCKH cấp ngành mã số 09-N2004.

15. Trần Vũ Minh (2005), Hoàn thiện mô hình KTSTQ của Hải quan Việt Nam,

Cục Kiểm tra sau thông quan, Đề tài NCKH cấp ngành mã số 08-N2005. 16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khoá 13 (2014), Luật Hải quan số

54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014,Hà Nội.

17. Chung Minh Tính (2006), Phân tích rủi ro và quản lý rủi ro của Hải quan

Trung Quốc, Tài liệu tham khảo nội bộ - Tổng Cục Hải quan.

18. Tổng Cục Hải quan (2013), Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14 tháng 5

năm 2015 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy

trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội.

19. Hoàng Tùng (2010), Bàn về quy trình kiểm tra sau thông quan trong hoạt động quản lý hàng hoá XNK của Hải quan Việt Nam, Tạp chí hoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 6 (41), tr.200-206.

20. Trường Hải quan Việt Nam (2012), Tài liệu đào tạo Kiểm tra sau thông quan,

Nxb Tài chính, Hà Nội

21. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Hồng Đức, TP.HCM

22. Viện Nghiên cứu Hải quan (2013), Nghiên cứu tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương đến

các chỉ số hoạt động của Hải quan Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Ngành, Hà Nội

23. Đoàn Ngọc Xuân (2013), Kiểm tra sau thông quan và một số quy định cần có

tính chuẩn mực, Sách chuyên khảo, Nxb thống kê, Hà Nội

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN tại cục hải QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 106)