Thực trạng nhu cầu thị trường đối với sản phẩm làng nghề huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 56)

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1 Thực trạng nhu cầu thị trường đối với sản phẩm làng nghề huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Lương, tỉnh Thái Nguyên

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề huyện Phú Lương chủ yếu là tiêu thụ trong nước, một phần xuất khẩu; trong đó, phần lớn tiêu thụ tại địa phương hoặc khu vực lân cận. Theo thông tin về ngành nghề và làng nghề truyền thống của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Lương, Trung tâm xúc tiến thương mại Sở Công thương năm 2018, trong 37 làng nghề trên địa bàn các sản phẩm tiêu thụ trong nước, có 23/37 làng nghề có 100% sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, và tính chung tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh chiếm khoảng 65,45%, còn trên 34,55% tiêu thụ ở các tỉnh khác trong vùng hoặc khu vực lân cận.

Các hình thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của làng nghề là:

- Các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân, một bộ phận sản phẩm tiêu thụ theo các hợp đồng với các doanh nghiệp, hợp tác xã khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Các hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm theo các hợp đồng với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp hoặc tự tiêu thụ sản phẩm trên thị trường tự do.

- Doanh nghiệp tư nhân trong các làng nghề, hoặc tư thương ở các thành phố mua sản phẩm của các hộ gia đình để xuất khẩu qua uỷ thác hay tiểu ngạch, hoặc tiêu thụ ở các tỉnh, các vùng khác.

Trong các hình thức tiêu thụ sản phẩm của làng nghề thì khoảng trên 60% vẫn là tự tiêu thụ. Các chủ cơ sở ở làng nghề (chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình) vừa sản xuất, vừa tổ chức tiêu thụ sản phẩm của mình trên cơ sở thiết lập các quan hệ bạn hàng, hợp đồng với những người buôn bán tư nhân ở các thành phố, thị xã, hoặc liên kết giữa các doanh nghiệp, các hộ sản xuất với các thương nhân trong làng để xác lập kênh phân phối riêng và hướng vào khai thác một số thị trường “ngách”. Ngoài ra, có những cơ sở sản xuất lớn, có tiềm lực kinh tế, họ tự mua cửa hàng hoặc mở cửa hàng, giới thiệu và bán sản phẩm ở các đô thị lớn. Gần đây, cùng với các hiệp hội ngành nghề, các hội làng nghề cũng đã bước đầu tham gia vào hỗ trợ các làng nghề tìm kiếm, khai thác thị trường, tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.

Nhìn chung, phương thức tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề huyện Phú Lương thông qua thương lái địa phương, số hộ có hợp đồng trước không nhiều và quan hệ với công ty thương nghiệp quốc doanh hầu như rất ít. Sự chủ động tìm thị trường nước ngoài của các làng nghề rất hạn chế cho nên chủ yếu các làng nghề đều chưa có sản phẩm xuất khẩu hoặc xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp, các kênh phân phối khác.

Về thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là từ các địa phương trong tỉnh hoặc trong vùng. Có nhiều hình thức cung ứng nguyên vật liệu khác nhau, song phần lớn là do thương lái, ở các hộ là 90% và ở các doanh nghiệp là 10%. Có thể nói rằng, thị trường các yếu tố đầu vào, trước hết là thị trường cung cấp nguyên vật liệu rất quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề. Ở Việt Nam nói chung, huyện Phú Lương nói riêng, dường như không có làng nghề nào ra đời mà không gắn liền với một nguồn nguyên liệu chủ chốt cung cấp cho làng nghề đó. Huyện Phú Lương đã dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường trồng các loại chè có năng xuất cao, khả năng chịu sâu bệnh cũng như hạn hán tốt do đó nguồn cung ứng cơ bản đảm bảo cho hoạt động sản xuất của các làng nghề, các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)