Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý NN các làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)

Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Các làng nghề huyện Phú Lương tồn tại và phát triển đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống của nhân dân khu vực nông thôn của huyện, đặc biệt là nâng cao thu nhập của người nông dân. Những chỉ tiêu kinh tế xã hội mà các làng nghề đã đạt được, khẳng định vai trò to lớn của làng nghề trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tiến lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Số lao động ngành nghề nói chung, ở trong các làng nghề nói riêng không ngừng tăng lên. Các ngành nghề ở nông thôn huyện Phú Lương đã góp

phần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đầu tư sản xuất. Chúng khai thác tốt các nguồn lực sẵn có ở địa phương, để tạo thành những sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường.

Đạt được những kết quả trên ta cần đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý NN các làng nghề huyện Phú Lương, trong đó có một số yếu tố như: Hệ thống pháp luật để điều chỉnh đối với làng nghề; công tác Quy hoạch phát triển làng nghề; công tác xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển Làng nghề; Chính sách kinh tế hỗ trợ phát triển làng nghề; công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề. Ngoài ra có một số yếu tố khác như:

- Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đã quán triệt sâu sắc, nhận thức rõ vai trò, vị trí phát triển nghề và làng nghề trong mối quan hệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nên đã tích cực xây dựng các chương trình, các dự án phát triển sản xuất, huy động mọi tiềm lực, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển.

- Vốn đầu tư cho một chỗ làm việc trong các làng nghề thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lại tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của địa phương và mỗi gia đìmh. Sự liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và các hộ trong các làng nghề được tăng cường, có tác động tích cực tới tìm kiếm thị trường, kể cả xuất khẩu.

- Sức ép ngày càng tăng của việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, tình trạng mất đất canh tác trong khi dân số ngày càng tăng chính là động lực bên trong quan trọng nhất, thôi thúc người lao động và gia đình họ tìm kiếm việc làm, thậm chí họ chấp nhận mức tiền công rất thấp và thời gian nông nhàn để tăng thu nhập. Đặc biệt là sự mạnh dạn đầu tư dám nghĩ, dám làm năng động bươn trải tìm kiếm thị trường của một số gia đình cũng như cơ sở làm nghề. Chính họ là người có đóng góp lớn vào việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống huyện Phú Lương.

- Hệ thống quản lý nghề và làng nghề ở nông thôn từ cấp Bộ đến cấp xã chưa có sự thống nhất theo ngành dọc. Rõ ràng sự không đồng bộ này sẽ gây nên nhiều khó khăn trong việc triển khai, thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển làng nghề. Sự giúp

đỡ của Nhà nước bằng những giải pháp hiện có chưa mang lại hiểu quả mong muốn. Sự chỉ đạo của các cấp quản lý còn nhiều ách tắc, chưa phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về làng nghề.

- Ngoài ra công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển của làng nghề trong những năm qua còn do tốc độ phát triển chung của toàn nền kinh tế tác động lên, thị trường trong nước được mở rộng, cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu, giao lưu buôn bán hàng hóa, sản phẩm làng nghề ở cả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)