Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng:
- Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ định tính: Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước, khảo sát các chuyên gia để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Nha Trang. Nghiên cứu định tính cũng góp phần xây dựng thang đo cho các biến nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng. Cụ thể qua nghiên cứu định tính, các chuyên gia sẽ hỗ trợ điều chỉnh và bổ sung biến nghiên cứu cho phù hợp, đồng thời hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Mô hình đề xuất được dùng để phỏng vấn thử với mẫu 70 nhân viên theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau bước này, thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
- Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp định lượng.
+ Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS.23;
+ Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA);
+ Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Hình 3. 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả Mục tiêu
nghiên cứu
Cơ sở lý
thuyết Thang đó nháp Thảo luận
Điều chỉnh thang đo
Định lượng sơ bộ (n=70)
Cronbach alpha: (1) Đánh giá hệ số tương quan biến - tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha
EFA: (1) Kiểm tra hệ số tải, (2) yếu tố, (3) phần trăm phương sai trích
Thang đo chính thức
Định lượng chính thức (n=200) Phân tích Cronbach Alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích hồi quy
Kết luận và Hàm ý chính sách
3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp định tính 3.2.1. Phương pháp định tính
3.2.1.1. Quy trình nghiên cứu định tính 3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm đảm bảo rằng mô hình nghiên cứu và các biến quan sát của các thang đo là phù hợp với quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Nha Trang.
Kết quả nghiên cứu định tính: Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn là 05 người, họ là những chuyên gia có trình độ chuyên môn về kế toán, quản lý và sử dụng dịch vụ kế toán. Với kết quả thảo luận nhóm: Những người tham gia thảo luận nhóm đều đồng ý và hiểu rõ 06 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán. Trên cơ sở góp ý kiến và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, nhóm thảo luận sẽ bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát cho phù hợp với thực tế tại đơn vị, cụ thể:
- Thang đo về Lợi ích
Thang đo Lợi ích dựa trên thang đo của Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018), Hồ Quang Dũng (2016) và tác giả có điều chỉnh gồm có 5 biến quan sát:
Bảng 3. 1. Thang đo về Lợi ích
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
chỉnh/bổ sung Nguồn
1
Sử dụng dịch vụ kế toán giúp công ty thực hiện đúng luật về kế toán, kiểm toán và thuế
Giữ nguyên Hồ Quang Dũng (2016)
2
Sử dụng dịch vụ kế toán công ty được cam kết bảo mật thông tin, số liệu
Sử dụng dịch vụ kế toán giúp thông tin, số liệu kế toán được bảo mật
Hồ Quang Dũng (2016), tác giả
có điều chỉnh 3
Sử dụng dịch vụ kế toán giúp số liệu công ty đảm bảo tin cậy, hợp lý, trung thực
Sử dụng dịch vụ kế toán giúp số liệu công ty được phản ánh kịp thời, chính xác, trung thực, hợp lý
4
Sử dụng dịch vụ kế toán giúp số liệu công ty được cung cấp liên tục
Giữ nguyên Hồ Quang Dũng (2016)
5
Cung cấp báo cáo thuế, BCTC theo đúng thời gian, quy định của pháp luật.
Giữ nguyên
Nguyễn Thị Thanh Trầm
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
- Thang đo về Trình độ chuyên môn
Thang đo Trình độ chuyên môn dựa trên thang đo của Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) và tác giả có điều chỉnh, bổ sung gồm có 04 biến quan sát:
Bảng 3. 2. Thang đo về Trình độ chuyên môn
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
chỉnh/bổ sung Nguồn
1
Dịch vụ kế toán được cung cấp bởi những người được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, luật doanh nghiệp Giữ nguyên Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) 2 Dịch vụ kế toán được cung cấp bởi những người luôn cập nhật thông tin,chính sách mới nhất về luật, kế toán, thuế Nhân viên dịch vụ kế toán luôn cập nhật, nắm bắt thông tin, chính sách thuế, kế toán kịp thời.
Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) và tác giả có điều chỉnh 3 Dịch vụ kế toán được cung cấp bởi những người được đào tạo
Nhân viên dịch vụ kế toán luôn được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực
Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) và tác giả
chuyên sâu về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, luật doanh nghiệp
kế toán, kiểm toán, thuế, luật doanh nghiệp
có điều chỉnh
4
Dịch vụ kế toán, được cung cấp bởi những người có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn và ngành nghề kinh doanh
Nhân viên dịch vụ kế toán hiểu biết, nắm bắt nghiệp vụ của nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
- Thang đo về Độ tin cậy
Thang đo Độ tin cậy dựa trên thang đo của Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018), gồm có 5 biến quan sát:
Bảng 3. 3.Thang đo về Độ tin cậy
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
chỉnh/bổ sung Nguồn
1
Công ty dịch vụ kế toán luôn tuân thủ pháp luật, chuẩn mực ngành và các quy định pháp lý Giữ nguyên Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) 2 Công ty dịch vụ kế toán luôn thực hiện đúng nội dung những gì đã giới thiệu, cam kết Giữ nguyên Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) 3 Công ty dịch vụ kế toán luôn thực hiện các công việc đúng thời gian quy định
Giữ nguyên 4
Công ty dịch vụ kế toán luôn cung cấp các báo cáo chất lượng
5
Công ty luôn thực hiện bảo mật thông tin của khách hàng ở mức cao nhất
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
- Thang đo về Thương hiệu
Thang đo Thương hiệu dựa trên thang đo của Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018), gồm có 5 biến quan sát:
Bảng 3. 4. Thang đo về Thương hiệu
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
chỉnh/bổ sung Nguồn
1
Do 1 thương hiệu phù hợp với quy mô hoạt động của công ty Giữ nguyên Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) 2 Do 1 thương hiệu trong nước Giữ nguyên Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) 3 Bất kỳ thương hiệu nào nếu có mức phí phù hợp 4 Do 1 thương hiệu nước ngoài bất kỳ
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
- Thang đo về Sự giới thiệu
Thang đo Sự giới thiệu dựa trên thang đo của Dương Thị Tuyết Loan (2017). Sau khi thảo luận nhóm, các thành viên thống nhất giữ nguyên 04 biến quan sát và góp ý điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp hơn, gồm:
Bảng 3. 5. Thang đo về Sự giới thiệu
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
chỉnh/bổ sung Nguồn
1
Đồng nghiệp giới thiệu sử dụng dịch vụ kế toán
Giới thiệu cho đồng nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán Dương Thị Tuyết Loan (2017) và tác giả có điều chỉnh 2 Bạn bè giới thiệu sử dụng dịch vụ kế toán
Giới thiệu cho bạn bè sử dụng dịch vụ kế toán
3
Đối tác làm ăn giới thiệu sử dụng dịch vụ kế toán
Giới thiệu cho đối tác làm ăn sử dụng dịch vụ kế toán Dương Thị Tuyết Loan (2017) và tác giả có điều chỉnh 4
Sự tin tưởng từ người
giới thiệu Giữ nguyên
Dương Thị Tuyết Loan
(2017)
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
- Thang đo về Giá
Thang đo Giá dựa trên thang đo của Hồ Quang Dũng (2016), Dương Thị Tuyết Loan (2017) và Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018). Sau khi thảo luận nhóm, các thành viên thống nhất giữ nguyên 04 biến quan sát và góp ý điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp hơn, gồm:
Bảng 3. 6. Thang đo về Giá
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
chỉnh/bổ sung Nguồn
1
Có ưu đãi cho khách hàng sử dụng dịch vụ lâu năm
Chính sách ưu đãi được áp dụng cho khách hàng sử dụng dịch vụ lâu dài Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) và tác giả có điều chỉnh 2 Giá phí của dịch vụ
kế toán là hợp lý Giữ nguyên
Hồ Quang Dũng (2016)
3
Giá phí của dịch vụ kế toán phù hợp với khả năng của công ty
Giữ nguyên Hồ Quang Dũng (2016)
4
Sử dụng dịch vụ kế toán mang lại lợi ích nhiều hơn chi phí bỏ ra
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
- Thang đo về Quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán
Thang đo Quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán dựa trên thang đo của Hồ Quang Dũng (2016), Dương Thị Tuyết Loan (2017) và Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018). Sau khi thảo luận nhóm, các thành viên thống nhất giữ nguyên 04 biến quan sát và góp ý điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp hơn, gồm:
Bảng 3. 7. Thang đo về quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán
STT Biến quan sát gốc Biến quan sát điều
chỉnh/bổ sung Nguồn
1
Do tính chuyên
nghiệp của dịch vụ kế
toán Giữ nguyên
Nguyễn Thị Thanh Trầm (2018) 2 Do giá dịch vụ 3 DVKT luôn đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng Giữ nguyên Dương Thị Tuyết Loan (2017) 4 Do trình độ chuyên
môn Giữ nguyên
Hồ Quang Dũng (2016)
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
3.2.2. Phương pháp định lượng 3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu 3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận và sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian, chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu sơ bộ (n=70): Tại địa bàn thành phố Nha Trang, tác giả khảo sát các giám đốc, phó giám đốc, kế toán của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại thành phố Nha Trang nhưng do thời gian làm việc khác nhau nên khó tiếp cận với đối tượng khảo sát. Vì vậy, tác giả sử dụng cỡ mẫu n = 70 để đánh giá sơ bộ thang đo.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Tác giả xác định 70 phiếu khảo sát được thu thập từ các giám đốc, phó giám đốc, kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Nha Trang. Sau đó gửi phiếu khảo xác trực tiếp đến cho các giám đốc, phó giám đốc, kế toán và hướng dẫn họ thực hiện trả lời theo yêu cầu các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Cuối cùng là thu hồi lại tất cả các phiếu đã gửi đi và tiến hành sàn lọc những phiếu hợp lệ và không hợp lệ.
3.2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu phân tích
Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua hai giai đoạn trong nghiên cứu định lượng:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 70 công chức, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thể hiện 2 bước sau:
Bước 1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Sử dụng kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, hạn chế các biến rác, để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố của mô hình.
Hệ số Cronbach’s alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến. Việc kiểm định và đánh giá thang đo được thực hiện thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng (Item-
Totalcorrelation). Tiêu chuẩn đánh giá để xác định các biến có độ tin cậy như sau:
+ Hệ số tương quan biến tổng (Item – Total Correlation): Hệ số tương quan biến tổng phải > 0,3
+ Hệ số Cronbach’s Alpha: Giá trị Cronbach’s Alpha > 0,6
Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích EFA thuộc vào nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence Techniques), có nghĩa là nó không có biến phụ thuộc và biến độc lập, mà nó sẽ dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (Interrelationships). Các biến này, sau khi đã được kiểm định Cronbach’s Alpha, đã được loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, sẽ được đưa vào để phân tích EFA, từ đó để xác định lại thang đo. Số lượng của các nhân tố cơ sở còn tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng sẽ ràng buộc lẫn nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau để không xảy ra hiện tượng tương quan được thực hiện như sau:
- Kiểm định sự thích hợp của phân tích EFA đối với các dữ liệu ban đầu bằng hệ số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin) và giá trị thống kê của kiểm định Bartlett. Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Hệ số KMO: Khi 0,5 < KMO < 1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và ngược lại (Hair và cộng sự, 1998; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008);
+ Kiểm định Bartlett: Kiểm định xem xét giả thuyết Ho, độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không (= 0) trong tổng thể. Nếu kiểm định này có
Sig. ≤ 0,05 là có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan nhau trong tổng thể (Hair và cộng sự, 1998; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).
- Phương pháp trích nhân tố (sử dụng phương pháp trích Principal Asix Factoring và phương pháp xoay nhân tố (sử dụng phép xoay Promax) sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố (Gerbing, Anderson, 1988). Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Tổng phương sai trích (TVE): Thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu % của các biến đo lường. Theo đó, Tổng phương sai trích 50% đạt yêu cầu, 60% là tốt (Gerbing, Anderson, 1988) và mặc định Eigenvalue > 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích, vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue < 1;
+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố. Điều kiện: Hệ số factor loading 0,5 có ý nghĩa thực tiễn (Hair & Ctg,1998, 111). Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số factor loading lớn nhất. Những biến nào không thỏa các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.
- Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu nghiên cứu là n = 200 phiếu khảo sát. Trình tự các bước thực hiện, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Tiêu chí đánh giá ở Bước 1 và Bước 2 giống như ở giai đoạn 1.
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả các biến đều được xem xét như nhau. Xem xét ma trận tương quan giữa các biến, nhân tố Công tác chống thất thu thuế và các nhân tố khác đều có sự tương quan tuyến tính > 0, vì vậy tiếp tục phân tích hồi quy.
-1 < rX,Y < 1:
r=0: giữa X và Y không có mối quan hệ
r < 0: mối quan hệ ngược chiều
r> 0: Mối quan hệ cùng chiều
r: (0; 0.2): không có mối quan hệ