Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm surimi của khách hàng tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 50)

2. Nghiên cứu trong nước

3.4. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử

dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số

mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng.

Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào sốlượng biến được đưa

trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỉ

lệđó là 4 hay 5. Trong nghiên cứu này có tất cả 29 biến quan sát cần tiến hành phân tích, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 29 x 5 = 145.

Theo Burn và Bush (1995) khi chọn mẫu cần 3 yếu tố: sốlượng các thay đổi tổng thể, độ chính xác mong muốn, mức tin cậy cho phép trong các ước lượng tổng thể. Công thức để tính quy mô mẫu là:

2 2 * p q n Z e = Trong đó: − n: là cỡ mẫu; − p: là ước lượng tính tỷ lệ % của tổng thể; − q = 1-p; − e: là sai số cho phép (+-3%, +-4%,+-5%);

− Z: là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị Z là 1,96...).

Thường tỷ lệ p và q được ước tính là 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể. Cho nên đểđạt được độ tin cậy là 95% thì cỡ mẫu cần phải

đạt là: 2 2 2 2 * 0,5*0,5 1,96 385 0, 05 p q n Z e = = =

tối tiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát

không đạt yêu cầu. Vậy số phiếu khảo sát được gửi đi khảo sát là:

( )

385* 1 1+ 0% 4 42 .

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Tác giả tiến hành khảo sát 424 khách hàng đã từng mua sản phẩm Surimi tại tỉnh BRVT bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, sẽ tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20 với một sốphương pháp phân tích như sau:

3.4.2.1. Đánh giá độ tin cy của thang đo

Sử dụng Cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo

độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu. Hệ sốCronbach’s alpha cho biết mức độtương

quan giữa các biến trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa những biến.

Tiêu chuẩn đánh giá:

- Các biến có hệ số tương quan biến- tổng (item-total correlation) nhỏ hơn

0,3 sẽ bị loại.

- Các biến có Cronbach’s alpha nếu loại biến lớn hơn Cronbach’s Alpha sẽ bị

loại.

- Thang đo sẽđược chọn khi hệ sốCronbach’s Alpha lớn hơn 0,6.

Tiến hành loại từng biến, rồi chạy lại kiểm định thang đo, xác định lại hệ số Cronbach’s alpha để quyết định là biến tiếp theo có bị loại hay không.

3.4.2.2. Phân tích nhân t khám phá EFA

Các biến sau khi được kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, sẽđược đưa vào phân tích nhân tốđểxác định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ bớt các biến đo lường không

đạt yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất.

Phân tích nhân tố được hiểu là nhằm nhóm các biến ít tương quan với nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từđó hình

ban đầu. Phân tích nhân tố bao gồm các bước:

Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu

ban đầu bằng chỉ số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin) và giá trị thống kê Barlett. Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ số KMO > 0,5

- Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig < 0,05)

Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp.

Bước 2: Tiếp theo, phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố

sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố.

Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích, vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue nhỏhơn 1.

- Tổng phương sai trích lớn hơn 50% để chứng tỏ mô hình trên phù hợp với dữ liệu phân tích.

- Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố. Điều kiện: hệ số factor loading > 0,5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số

factor loading lớn nhất. Những biến nào không thoả các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.

Bước 3: Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

3.4.2.3. Phân tích tương quan - hi quy

Phân tích tương quan

Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương

quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụngphân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Đồng thời

cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như vậy có thểảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Phân tích hồi quy bội

Sau khi kết luận các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ tuyến tính với nhau có thể mô hình hóa quan hệ nhân quả này bằng hồi quy

tuyến tính (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Kiểm định sự phù hợp của mô hình thông qua kiểm định F và hệ số R2 hiệu chỉnh.

Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy từng thànhphần.

Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư: dựa theo biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa; xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩnbằng

1.

Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị của dung sai (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF > 10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

3.4.2.4. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thống kê

Sử dụng kiểm định T- test và ANOVA một chiều để kiểm định có hay không

sự khác nhau trong đánh giá về quyết định mua sản phẩm Surimi giữa các nhóm

thống kê bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện kiểm định One Way ANOVA cần phải kiểm định Levene's Test sự bằng nhau của các phương sai tổng thể để xem xét mức độ đồng đều của dữ liệu quan sát.

Nếu Sig. < 0,05: Phương sai giữa các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau hay không cóphân phối chuẩn thì kiểm định Kruskal Wallis được sử dụng để

kết luận cho trường hợp này.

sử dụng kiểm định One Way ANOVA để kết luận.

3.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ

Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ được tác giả trình bày trong bảng 3.8, 3.9.

Bảng 3.8. Kết quảđánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng

Cronbach’s Alpha Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Kết luận

Thang đo “Giá cả sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,741

GCSP1 11,9000 4,296 0,503 0,706 Biến phù hợp GCSP2 12,0600 4,221 0,373 0,765 Biến phù hợp GCSP3 11,7200 3,389 0,638 0,620 Biến phù hợp GCSP4 12,2600 2,809 0,672 0,596 Biến phù hợp

Thang đo “Chất lượng sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,878

CLSP1 14,3000 4,990 0,748 0,843 Biến phù hợp CLSP2 13,8000 4,898 0,706 0,853 Biến phù hợp CLSP3 14,1000 4,786 0,757 0,840 Biến phù hợp CLSP4 13,9800 5,367 0,642 0,867 Biến phù hợp CLSP5 14,3800 5,098 0,695 0,855 Biến phù hợp

Thang đo “Nhóm tham khảo”: Cronbach’s Alpha = 0,812

NTK1 8,2400 8,880 0,695 0,739 Biến phù hợp NTK2 7,5800 8,004 0,655 0,752 Biến phù hợp NTK3 7,8800 7,659 0,703 0,727 Biến phù hợp NTK4 7,2000 9,837 0,488 0,824 Biến phù hợp

Thang đo “Thương hiệu”: Cronbach’s Alpha = 0,891

TH1 8,7800 8,216 0,726 0,873 Biến phù hợp TH2 8,5800 7,800 0,859 0,823 Biến phù hợp TH3 8,5600 8,415 0,717 0,876 Biến phù hợp TH4 8,5800 8,330 0,745 0,866 Biến phù hợp

Bảng 3.9. Kết quảđánh giá độ tin cậy thang đo sơ bộ bằng

Cronbach’s Alpha (tiếp theo) Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Kết luận

Thang đo “Hoạt động chiêu thị”: Cronbach’s Alpha = 0,862

HDCT1 9,2800 8,247 0,689 0,831 Biến phù hợp HDCT2 9,4000 7,633 0,770 0,797 Biến phù hợp HDCT3 9,5200 8,785 0,600 0,867 Biến phù hợp HDCT4 9,5400 8,009 0,783 0,794 Biến phù hợp

Thang đo “Sự sẵn có của sản phẩm”: Cronbach’s Alpha = 0,787

SCSP1 10,8400 3,321 0,613 0,725 Biến phù hợp SCSP2 11,1200 3,577 0,527 0,767 Biến phù hợp SCSP3 11,2000 2,816 0,701 0,677 Biến phù hợp SCSP4 10,7600 3,737 0,554 0,756 Biến phù hợp

Thang đo “Quyết định mua sản phẩm Surimi”: Cronbach’s Alpha = 0,886

QDM1 10,3000 5,439 0,689 0,878 Biến phù hợp QDM2 10,1200 5,210 0,755 0,857 Biến phù hợp QDM3 10,9000 4,051 0,807 0,838 Biến phù hợp QDM4 10,3200 4,426 0,801 0,834 Biến phù hợp

(Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát sơ bộ của tác giả)

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giảđã trình bày phương pháp nghiên cứu để thực hiện luận văn. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định

lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành được tiến hành thông qua thảo luận

nhóm để hiệu chỉnh thang đo bằng việc điều chỉnh, bổ sung các biến của mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng câu hỏi phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định

lượng được tiến hành khảo sát 424 khách hàng mua sản phẩm Surimi, sau đó phân

CHƯƠNG 4

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

Chương 3 đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày các kết quả của phân tích dữ liệu. Công cụ được sử dụng để phân tích là phần mềm SPSS 20. Chương này bao gồm 4 phần chính: Giới thiệu sơ lược về sản phẩm Surimi; Thống kê mô tả mẫu và các biến nghiên cứu; Đánh giá thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA;

Phân tích tương quan và kiểm định giả thuyết thông qua phân tích hồi quy.

4.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ SẢN PHẨM SURIMI

Surimi (擂り身, nghĩa là “thịt xay” trong tiếng Nhật) là một loạithực phẩmtruyền thống có nguồn gốc từ cá của các nước châu Á nhưNhật Bản, Trung

Quốc. Cánguyên liệuđược tiến hành rửa, phi lê, xay nhỏ, băm nhuyễn và phối trộn các nguyên liệu phụ, định hình, xử lý nhiệt sẽ cho sản phẩm được gọi là Surimi.

Surimi và sản phẩm mô phỏng từ chả cá là loại thức ăn nhanh được nhiều quốc gia châu Á và phương Tây sử dụng thông dụng, được chế biến thành nhiều mẫu mã đa dạng, đẹp mắt như

càng cua, con tôm, cá viên, bánh

bao… Hình Surimi thành phẩm

Tuỳ theo loại cá dùng làm Surimi và dạng Surimi mong muốn mà Surimi có

thành phần dinh dưỡng khác nhau. Theobảng thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Surimi từ cá chứa khoảng 76%nước, 15% protein, 6,85% carbonhydrat, 0,9%chất béovà 0,03% cholesterol.

Surimi có hàm lượng protein cao, lipid thấp, không có cholesterol và glucid, cơ thể dễ hấp thụ. Protein của Surimi có khả năng trộn lẫn với các loại protit khác, nâng cao chất lượng của các loại thịt khi trộn lẫn với thịt bò, thịt heo, hay thịt gà...Đặc biệt có tính chất tạo thành khối dẻo, mùi vị và màu sắc trung hòa,

nên từ chất nền Surimi người ta có thể chế biến ra các sản phẩm mô phỏng có giá trị cao như: tôm, thịt, sò, điệp, cua, ghẹ, xúc xích...

Surimi được người dân một số vùng ởĐông Áchế biến từ hơn 900 năm trước đây. Tại Nhật Bản, Surimi được sử dụng để chế biến món kamaboko và nhiều món ăn khác. Ngành công nghiệp chế biến Surimi bắt đầu phát triển ở Nhật Bản trong những năm 1960.

Cho đến nay, khoảng 2 triệu đến 3 triệu tấn cá trên toàn thế giới (chiếm 2% đến 3% sản lượng thủy sản cung cấp) được sử dụng làm nguyên liệu chế biến

Surimi. Hoa Kỳvà Nhật Bản là những nhà sản xuất Surimi lớn nhất trong khi Thái Lan nhập khẩu khá nhiều. Sản lượng Surimi của Trung Quốc cũng khá lớn còn Việt

Nam, Chile, Pháp và Malaysia là các nhà sản xuất mới nổi.

Công ty Thủy sản – Xuất nhập khẩu Côn Đảo (tên giao dịch và thương hiệu là Coimex) là một trong những doanh nghiệp Nhà nước chế biến các sản phẩm hải sản đông lạnh làm ăn có hiệu quả. Công ty là đơn vị duy nhất của tỉnh có dây chuyền sản xuất các mặt hàng mô phỏng sau Surimi. Thương hiệu Coimex của

Công ty đã được thịtrường nhiều nước trên thế giới biết đến.

Hiện nay, Công ty Thủy sản – Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) có dây chuyền chế biến chả cá Surimi với sản lượng xuất khẩu gần 400 tấn/ tháng. Surimi là sản phẩm được chế biến bằng từ các loại cá thịt trắng sau khi đã tách hết xương,

da, mỡ và máu, sau đó đem cấp đông ở nhiệt độ – 400 C, và bảo quản ở nhiệt độ –

250C. Surimi có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng rãi nên các doanh nghiệp chế biến mặt hàng này đạt hiệu suất lợi nhuận rất cao. Chính vì vậy, những

năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất nên đầu ra

cũng như đầu vào ngày càng khó khăn hơn, kéo theo sự giảm sút về lợi nhuận. Dựbáo được xu thếđó, Công ty Thủy sản Xuất nhập khẩu Côn Đảo là đơn vị

tiên phong trong cả nước, đã đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến sản phẩm mô phỏng Surimi nhằm tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hơn nữa giá trịgia tăng của mặt hàng này. Bằng nhiều nguồn vốn, Công ty đầu tư gần 11 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến nhất của Nhật Bản, có công suất từ 10 - 15 tấn thành phẩm/ ngày, đưa vào hoạt động cuối năm 2015. Công nghệ chế biến sau

Surimi là một quy trình sản xuất khép kín pha trộn Surimi với các mùi vị (tôm, cua) và các loại gia vị khác, định hình và hấp chín. Cuối cùng cho ra 5 sản phẩm chính gồm: chả cá Nhật Bản, càng cua lăn bột, tôm hùm, tôm nhỏ các loại và cá. Ngoài ra, mỗi sản phẩm có thểđa dạng hóa bằng việc thay thếcác khuôn đúc hoặc thành phần pha chế. Dây chuyền chế biến này hoàn toàn tự động nên sản phẩm đảm bảo tiệt

trùng, đạt yêu cầu vệ sinh cao.

Lợi thế cơ bản giúp Coimex thâm nhập thị trường thế giới vốn khó tính về

các mặt hàng ăn liền là thương hiệu Coimex đã được Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam công nhận, sản phẩm đạt chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 và được cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm surimi của khách hàng tại tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)