Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 43 - 54)

Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ định tính: Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn tổng hợp cơ sở lý thuyết (lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu và các nghiên cứu trước) có liên quan. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn này gọi là thang đo nháp 1. Thông qua phương pháp thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hoá mô hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kết quả thảo luận được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh trở thành thang đo nháp 2 để hỗ trợ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thang đo nháp 2 được dùng để phỏng vấn thử với mẫu 50 công chức theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau bước này, thang đo được hoàn chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp gửi bảng khảo sát trực tiếp đến từng công chức hoặc gửi bảng câu hỏi qua kênh mạng xã hội sau khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia. Nghiên cứu đã sử dụng nhiều công cụ để phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả các yếu tố, tần số và tỉ lệ phần trăm thông tin mẫu. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định lại các nhóm mô hình nghiên cứu. Sau đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mô hình, xây dựng phương trình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết.

Quy trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện được thể hiện trong Bảng 3.1 và Sơ đồ 3.1.

Bảng 3.1. Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu

Bước Giai đoạn Phương pháp Kĩ thuật thu thập dữ liệu Cỡ mẫu Địa điểm 1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm n =10 Chi cục Thuế thành phố Nha Trang Định lượng sơ bộ Khảo sát trực tiếp n = 50 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng chính thức Khảo sát trực tiếp, gửi bảng hỏi qua mạng xã hội n = 150 Nguồn: Đề xuất của tác giả

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Thang đo nháp 2 Nghiên cứu định tính Định lượng sơ bộ (n =50)

Cronbach’s Alpha: (1)Đánh giá hệsố tương quan biến tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

EFA: (1) Kiểm tra hệsốtải, (2) yếu tố, (3) phần trăm phương sai trích Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n = 150) Xác định vấn đề nghiên cứu

Phân tích Cronbach’s Alpha

Kết luận và hàm ý chính sách Phân tích EFA

Phân tích hồi quy

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

3.3.1.1. Thảo luận nhóm

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận dự kiến gồm 10 người trong đó có 01 Đội trưởng Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế, 01 Đội trưởng Đội Kiểm tra Nội bộ, 01 Đội phó Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT, 01 Đội phó Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế và 06 công chức làm ở các Đội thuế khác nhau thuộc Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo trong mô hình nghiên cứu sao cho phù hợp với thực tế của công chức thuế.

Nội dung thảo luận nhóm gồm các câu hỏi đặt ra trong quá trình thảo luận nhóm, cụ thể như sau:

Giới thiệu

Để nhóm thảo luận có cái nhìn bao quát về đề tài nghiên cứu, tác giả trình bày tóm tắt về mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài, các lý thuyết nền và nghiên cứu trước được tham khảo trong đề tài.

Tiếp theo, tác giả trình bày mô hình nghiên cứu đề xuất của mình như sau: sự hài lòng trong công việc của công chức tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang ảnh hưởng bởi các yếu tố: Đặc điểm công việc, Thu nhập, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Quan hệ làm việc, Đánh giá thành tích.

Thảo luận mô hình lý thuyết và điều chỉnh thang đo

1. Dựa trên mô hình 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang, anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình đối với 5 yếu tố đó:

Yếu tố Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đặc điểm công việc □ □ □ Thu nhập □ □ □ Cơ hội đào tạo và thăng tiến □ □ □ Quan hệ làm việc □ □ □ Đánh giá thành tích □ □ □

2. Ngoài những yếu tố mà chúng ta đã nêu trên, anh/chị còn bổ sung thêm yếu tố nào hay không?

3. Giới thiệu các thang đo cho các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của công chức và thảo luận về thêm hay bớt biến quan sát nào?

Kết quả thảo luận cho thấy, tất cả 10 thành viên tham gia thảo luận nhóm đều đồng ý với 5 nhóm yếu tố và mô hình nghiên cứu của tác giả đề xuất. Đối với các phát biểu trong từng thành phần, sau quá trình thảo luận đã có một số điều chỉnh về nội dung của phát biểu nhằm phù hợp với môi trường làm việc tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang ở thời điểm thực hiện nghiên cứu.

Như vậy thông qua quá trình thảo luận nhóm, các ý kiến đều cơ bản nhất trí với những nội dung dự kiến cho việc thiết kế nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng trong công việc của công chức tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. Thông qua kết quả nghiên cứu ở bước này, thang đo ban đầu sẽ được điều chỉnh và được đặt tên là thang đo chính thức. Các thang đo sử dụng để đo lường trong đề tài này đã được kiểm định trong nhiều nghiên cứu ở các đơn vị khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng các thang đo là để đảm bảo ý nghĩa của biến quan sát. Các thang đo được điều chỉnh dựa trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ.

3.3.1.2. Các thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất đồng ý. Thang đo về các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của công chức tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang chủ yếu đuợc

kế thừa từ thang đo chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith, thang đo sự hài lòng của cán bộ công chức trong tổ chức của Hồ Thanh Tân (2016).

Thang đo về sự hài lòng trong công việc của công chức bao gồm 05 yếu tố là:

Đặc điểm công việc, Thu nhập, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Quan hệ làm việc và Đánh giá thành tích. Các biến quan sát của các yếu tố trên sẽ được phát biểu sao cho phù hợp với người lao động là công chức, đây cũng là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Cụ thể như sau:

Hình 3.1. Bảng thang đo trong mô hình nghiên cứu

Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn

Đặc điểm công việc

CV1 Công việc phù hợp với trình độ học vấn và chuyên môn của tôi

Weiss và cộng sự (1967); Bellingham (2004); Nguyễn Thanh Hoài (2013); Hồ Thanh Tân (2016)

CV2 Công việc cho phép tôi sử dụng tốt năng lực cá nhân

Bellingham (2004); Nguyễn Thanh Hoài (2013); Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự (2013); Hồ Thanh Tân (2016)

CV3 Khối lượng công việc mà tôi phải

thực hiện trong ngày là phù hợp Hossain I &Hossain II (2012)

CV4

Công việc nhiều thử thách, nhưng giúp tôi học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm

Điều chỉnh từ biến quan sát của Hồ Thanh Tân (2016) theo nghiên cứu định tính

Thu nhập

TN1 Tiền lương phù hợp với trình độ, năng lực và kinh nghiệm của tôi

Điều chỉnh từ biến quan sát của Hồ Thanh Tân (2016) theo nghiên cứu định tính

TN2 Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng

Nguyễn Thanh Hoài (2013); Hồ Thanh Tân (2016)

TN3 Tôi hài lòng với các khoản phụ cấp của cơ quan

Võ Thị Thiện Hải và Phạm Đức Kỳ (2010)

TN4 Tôi yên tâm làm việc với mức thu

nhập hiện tại của mình Hồ Thanh Tân (2016)

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

DTTT1

Tôi được cơ quan đào tạo đầy đủ các kỹ năng, nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc của mình

Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn

DTTT2 Tôi được cơ quan tạo nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp

Hồ Thanh Tân (2016)

DTTT3 Chính sách thăng tiến của cơ quan rõ ràng, công bằng

Stanton và Croddley (2000); Nguyễn Thanh Hoài (2013); Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự (2013), Hồ Thanh Tân (2016) DTTT4 Cơ quan luôn tạo cơ hội thăng tiến

cho công chức có năng lực

Điều chỉnh từ biến quan sát của Trần Kim Dung (2005) theo nghiên cứu định tính

Quan hệ làm việc

QHLV1 Tôi được lãnh đạo quan tâm và hỗ trợ trong công việc

Nguyễn Thanh Hoài (2013); Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự (2013); Hồ Thanh Tân (2016)

QHLV2 Tôi được lãnh đạo đối xử công bằng, không phân biệt trong công việc

Warren (2008); Nguyễn Thanh Hoài (2013); Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự(2013)

QHLV3 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết

Điều chỉnh từ biến quan sát của Hồ Thanh Tân (2016) theo nghiên cứu định tính

QHLV4 Đồng nghiệp thân thiệnvà hòa đồng Thanh Tân (2016) theo nghiên cĐiều chỉnh từ biến quan sát của Hứồu định tính

Đánh giá thành tích

DGTT1

Tôi được lãnh đạo đánh giá thành tích công bằng với mọi người trong cơ quan

Fey và cộng sự (2009); Teck-Hong và Waheed (2011); Hồ Thanh Tân (2016) DGTT2 Các tiêu chí đánh giá thành tích của cơ quan hợp lý và rõ ràng Fey và cộng sự (2009); Giao Hà Quỳnh Uyên (2015 ); Hồ Thanh Tân (2016) DGTT3 Tôi thấy kết quả công nhận thành tích là chính xác, kịp thời và đầy đủ Lindner (1998); Giao Hà Quỳnh Uyên (2015); Hồ Thanh Tân (2016) DGTT4

Kết quả đánh giá thành tích được sử dụng để xét nâng lương, thưởng, đề bạt, bổ nhiệm

Hồ Thanh Tân (2016)

Sự hài lòng trong công việc

SHL1 Về tổng thể tôi thích công việc ở đây

Spector (1997) SHL2 Về tổng thể tôi thích công việc của

mình

SHL3 Nói chung tôi hài lòng với công việc hiện tại

Ký hiệu Nội dung thang đo Nguồn

Đặc điểm cá nhân

GIOITINH Giới tính

Atkinson (1981); Ting (1997); Luddy (2005); Boeve (2007); Olorunsola (2010); Nguyễn Thanh Hoài (2013); Hồ Thanh Tân (2016)

DOTUOI Độtuổi

Greenberg và Baron (1995); Ting (1997); Drafke và Kössen (2002); Luddy (2005); Boeve (2007); Nguyễn Thanh Hoài (2013); Hồ Thanh Tân (2016)

CHUCVU Chức vụ

Trần Kim Dung và cộng sự (2005); Nguyễn Thanh Hoài (2013) ; Hồ Thanh Tân (2016)

TRINHDO Trình độ học vấn

Crossman và Abou-Zaki (2003); Kh. Metle, M. (2003); Luddy (2005); Boeve (2007); Nguyễn Thanh Hoài (2013) ; Hồ Thanh Tân (2016)

THAMNIEN Thâm niên công tác

Clarke, Oswald và Warr (1996); Mottaz (1998); Luddy (2005); Nguyễn Thanh Hoài (2013); Hồ Thanh Tân (2016)

Nguồn:Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo

3.3.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Trên cơ sở của kết quả thảo luận nhóm, kết hợp với thang đo đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước của Smith (1969) và Hồ Thanh Tân (2016) bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần như sau:

Phần Icủa bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập sự đánh giá của công chức về sự hài lòng trong công việc của họ. Phần I được thiết kế gồm các biến quan sát.

Phần IIcủa bảng câu hỏi là các thông tin phân loại đối tượng phỏng vấn. Bảng câu hỏi thiết kế lần thứ nhất sẽ được gửi đi tham khảo ý kiến của công chức, sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn thử 50 công chức để kiểm tra mức độ rõ ràng về ngữ nghĩa và tính hợp lý. Sau đó, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh lần cuối cùng.

hành khảo sát chính thức.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Xác định tổng thể chung: Chi cục Thuế TP Nha Trang có số lượng công chức là 171 người, do dựa vào yêu cầu đủ số lượng để phân tích, số lượng mẫu cần được chọn là 150. Khảo sát được phân phát và thu thập liên tục cho đến khi số lượng mẫu cần thiết để thực hiện nghiên cứu đạt yêu cầu.

Trong đề tài này, phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, bất kỳ trong Chi cục Thuế mà không phân tầng hay cấp bậc để chọn lọc trả lời khảo sát. Việc chọn mẫu phụ thuộc lớn vào kinh nghiệm, mối quan hệ và khả năng nhìn vào tổng thể của người nghiên cứu. Tuy nhiên với số lượng chọn 150 trong 171 công chức tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang thì sai số trong việc chọn mẫu là khá ít và phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung là toàn bộ công chức tại Chi cục Thuế vẫn thực hiện được.

Không những thế, phương pháp chọn mẫu này lại tiết kiệm về thời gian và chi phí cho nghiên cứu (Cooper và Schindler, 1998). Theo phương pháp này, nghiên cứu chọn mẫu thuận tiện trên sự thuận lợi và dễ tiếp cận của đối tượng trả lời khảo sát. Bảng khảo sát đã được gửi đến công chức, chờ phản hồi đến khi thu thập đủ số lượng câu trả lời khảo sát đạt mức yêu cầu trong chọn mẫu.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập

Để thu thập dữ liệu, luận văn gửi bảng khảo sát trực tiếp đến từng người đồng thời khảo sát trực tuyến qua kênh mạng xã hội (facebook và zalo) bằng công cụ Google Forms. Bảng khảo sát được gửi đến các công chức tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang. Đối với khảo sát trực tuyến, tác giả liên hệ qua facebook, zalo từng công chức để nhờ họ dành thời gian từ 5 đến 10 phút khảo sát. Khi nhận được sự đồng ý, tác giả gửi đường dẫn bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến.

3.3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu phân tích

Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua hai giai đoạn trong nghiên cứu định lượng:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 50 công chức thuế, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thể hiện trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thứ tự

phân tích

Kĩ thuật

phân tích Tiêu chí đánh giá Nguồn

Bước 1 Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Giá trị Cronbach’s Alpha: > 0,6 Nunnally &

Burnstein (1994) Bước 2 EFA

Giá trị KMO nằm trong khoảng (0,5; 1); và giá trị Sig: < 0,5

Hệ số tải: > 0,5

Phương sai trích lũy kế: > 50%

Nguồn: Dữ liệu tổng hợp của tác giả

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu nghiên cứu là n = 150 công chức. Trình tự các bước thực hiện, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thực hiện như sau:

Bước 1: Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phương pháp phân tích nhân tố có mục đích chính giúp thu gọn các biến quan sát lại thành các biến chung hơn, có ý nghĩa hơn trong việc trả lời câu hỏi nghiên cứu. Các tiêu chuẩn được áp dụng đánh giá khi tiến hành phân tích EFA bao gồm:

-Hệ số kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu chung của mẫu thông qua chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin). Nếu chỉ số này nằm trong khoảng 0,5 và 1 thì được xem là chỉ số thích hợp (Garson, 2002). Trong trường hợp chỉ số này nhỏ hơn 0,5 thì phương pháp phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu đã được thu thập.

- Trị số Eigenvalue trong phân tích EFA đóng vai trò khá quan trọng, chỉ số Eigenvalue > 1 thì nhân tố đó được tiếp tục giữ lại trong mô hình phân tích. Ngược lại, nếu nhân tố đó có Eigenvalue < 1 thì lập tức bị loại khỏi mô hình (Garson, 2003).

- Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát thông qua Bartlett’ test, để xem các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong mỗi nhân tố hay không. Nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức tại chi cục thuế thành phố nha trang (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)