Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 27 - 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 697.000ha, trãi rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Địa hình toàn vùng Đồng Tháp Mười giống như lồng chảo, xung quanh cao.

Theo Nguyễn Hữu Hiếu, Tên gọi Đồng Tháp Mười, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Tháp, giải thích địa danh Đồng Tháp Mười với các giả thiết như:

Giả thuyết I: Ngày xưa, cánh đồng này thuộc một vương quốc giàu có. Trong nước có 10 đời Quốc Vương, mỗi ông xây cho mình một ngôi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng; ngôi tháp của ông vua thứ 10 là ngôi tháp mà chúng ta đang nói. Từ đó, có lời đồn là trong Tháp Mười có vàng.

Giả thuyết II: Cho rằng đây là cái chùa - tháp thứ 10, tính từ Lục Chân Lạp xuống, nối liền các chùa - tháp này là các con đường lót đá.

Giả thuyết III: Đây là cái tháp 10 tầng của Chân Lạp; có lẽ, theo thuyết này nên chính quyền Ngô Đình Diệm, vào năm 1958, cho xây lại một cái tháp 10 tầng cao 42m, theo kiểu tháp chùa Thiên Mụ (Huế), một loại hình kiến trúc Trung Quốc.

Giả thuyết IV: Đây là tháp canh thứ 10 (tính từ Ba Sao vào Gò Tháp), hoặc 10 tầng (còn gọi là thang trong) của nghĩa quân Thiên Hộ Dương để canh chừng giặc Pháp.

Còn tư liệu thành văn cho thấy vùng đồng Tháp Mười (chữ đồng không viết hoa) lần lượt có tên gọi:

Sách Gia Định thành thông chícủa Trịnh Hoài Đức (hoàn thành khoảng 1820): ở tập Thượng, vùng đồng Tháp Mười được gọi là Vô- tà - ôn (tr.14), chằm lớn, với tư cách là một danh từ chung (tr.63) là Lâm Tẫu (tr.69).

Sách Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Nam Việt(hoàn thành sau Gia Định

thành thông chí vài chục năm): ở tập Trung, vùng này, được gọi là chằm Mãng Trạch (tr.9) và là hồ Pha Trạch (tr.20).

Bản đồ của Pháp vẽ năm 1862 (để thi hành Hòa ước Nhâm Tuất), vùng này được ghi là Plaine inondée couverte d’herbe tức Cánh đồng ngập nước đầy cỏ), sau đó họ ghi gọn lại là Plaine des Joncs (tức Đồng Cỏ Lát hay Đồng Cỏ Bàng) [10].

Tỉnh Đồng Tháp là một trong mười ba tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong tọa độ địa lý từ 105011'15” đến 105056'42” kinh độ Đông và từ 100

7'15”đến 10058'18” vĩ độ Bắc. Ranh giới của tỉnh Đồng Tháp:

- Phía Bắc giáp Campuchia, có biên giới chung dài 48,7km, từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Sở Thượng và Thường Phước.

- Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long.

- Phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

- Phía Tây giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.

Tỉnh Đồng Tháp có 12 huyện, thị xã, thành phố, gồm 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; 2 thị xã: Sa Đéc, Hồng Ngự; 1 thành phố Cao Lãnh (tỉnh lỵ). Tỉnh Đồng Tháp được chia thành 2 khu vực là vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía Nam sông Tiền.

Diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Tháp: 3.374km2.

Dân số của tỉnh Đồng Tháp: gần 1.674.840 người (2007), trong đó nam giới là 711.230 người, nữ giới là 767.264 người, mật độ 496 người/ km2. Trong đó khu vực thành thị 193.239 người, khu vực nông thôn 1.285.255 người1.

Đồng Tháp có hệ thống đường Quốc lộ QL30, QL80, QL54 cùng với Quốc lộ N2, kết nối tỉnh Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

Quốc lộ QL30 giáp Quốc lộ QL1A tại ngã ba An Hữu (Cái Bè - tỉnh Tiền Giang) chạy dọc theo bờ Bắc sông Tiền, Quốc lộ QL80 từ cầu Mỹ Thuận nối Hà Tiên đi qua các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang.

Quốc lộ QL54 chạy dọc theo sông Hậu nối Đồng Tháp với Vĩnh Long và Trà Vinh.

Các Tỉnh lộ ĐT851, ĐT852, ĐT853, đi đến thị xã Sa Đéc với các tỉnh An Giang, Vĩnh Long.

Mạng giao thông đường thủy thuận lợi. Sông Tiền, sông Hậu kết nối Đồng Tháp với các tỉnh trong Đồng Bằng sông Cửu Long và TP. HCM, thuận tiện trong giao thương với các tỉnh vùng và mở rộng đến Campuchia.

Huyện Tháp Mười là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, được tách ra từ huyện Cao Lãnh. Phía Bắc giáp huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) và huyện Tân Hưng (tỉnh Long An), phía Đông giáp huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), phía Tây giáp huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), phía Nam giáp huyện Cao Lãnh và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang).

Huyện có thị trấn Mỹ An và 12 xã gồm: Đốc Binh Kiều, Hưng Thạnh, Láng Biển, Mỹ An, Mỹ Đông, Mỹ Hoà, Mỹ Quý, Phú Điền, Tân Kiều, Thạnh Lợi, Thanh Mỹ, Trường Xuân. Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160km, và cách Thành phố Cần Thơ khoảng 95km.

Diện tích tự nhiên huyện Tháp Mười: 52.800ha, chiếm gần bằng 17% diện tích của tỉnh Đồng Tháp, chiếm 8,22% diện tích tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười, trong đó đất nông nghiệp chiếm 45.774ha và đất phi nông nghiệp chiếm 7.026ha.

Dân số huyện Tháp Mười: 136.876 người (2010)2

Về giao thông đường bộ, huyện Tháp Mười có 5 trục giao thông chính: Quốc lộ N2 nối liền với Quốc lộ QL622 xuyên qua khu vực Đồng Tháp Mười, trục đường kết nối từ tỉnh Long An - huyện Tháp Mười - huyện Cao Lãnh, là một phần của tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc Nam.

Tỉnh lộ ĐT844, kết nối huyện Tháp Mười với huyện Tam Nông và tỉnh Long An.

Tỉnh lộ ĐT847, là tuyến đường chính kết nối giữa huyện Cao Lãnh, Thành phố Cao Lãnh và huyện Tháp Mười.

2Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tháp Mười đến năn 2020.

Tỉnh lộ ĐT846, kết nối Gò Tháp với xã Đốc Binh Kiều - tỉnh Tiền Giang và xã Mỹ Quý - Quốc lộ QL30 với huyện huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, và xã An Hữu (huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang).

Tỉnh lộ ĐT845 từ xã Mỹ An, xã Trường Xuân, kết nối tỉnh lộ ĐT844 đến huyện Tam Nông và Quốc lộ QL30.

Ngoài ra còn có các tuyến đường huyện và hệ thồng đường bê tông nông thôn liên xã.

Huyện Tháp Mười nằm ở vùng thấp, tương đối bằng phẳng, nhưng vùng đất phía Nam và phía Tây có độ cao hơn phía Đông, phía Bắc. Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến từ 1 đến 2m so với mặt nước biển. Huyện Tháp Mười đáng chú ý là hai gò: gò Động Cát thuộc xã Mỹ Quý và gò Tháp Mười thuộc xã Mỹ Hòa và xã Tân Kiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)