Điểm yếu (Weaknesses)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 72 - 75)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)

Giao thông đường bộ đã kết nối Đồng Sen đến với TP. HCM và các tỉnh lận cận trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất tốt. Nhưng trong tiềm thức của du khách vẫn nghĩ Tháp Mười là vùng sâu, vùng xa, nơi hẻo lánh “khỉ ho, cò gáy”, “muỗi kêu như sáo, đỉa lội như bánh canh”.

Du khách chưa biết đến Đồng Sen một cách rộng rãi.

Đồng Sen là điểm tham quan mới trong sản phẩm du lịch Đồng Tháp, được hình thành tự phát từ những nông dân địa phương, tài nguyên du lịch chủ yếu dựa vào cảnh quan Đồng Sen trong không gian yên tĩnh, lãng mạn của vùng quê Tháp Mười để khai thác phục vụ du khách.

Nhân lực đều chưa có những sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới có sức hấp dẫn lớn để thu hút du khách đến tham quan.

Quy mô diện tích khai thác quá nhỏ, cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu thốn, nghèo nàn.

Từ đường Tỉnh lộ ĐT845 vào Đồng Sen bằng bê tông khá nhỏ, xe trên 45 chỗ ngồi không thể vào đến tận Đồng Sen.

Thời gian du khách đến tham quan chỉ nữa ngày chiếm số nhiều. Lượng khách đến tự túc và khách nội địa là chủ yếu.

Sản phẩm dịch du lịch Đồng Sen rất đơn điệu, dựa vào cảnh quan để thu hút du khách. Sản phẩm dịch vụ du lịch chỉ có vài loại như đi dạo, ngắm cảnh, chụp ảnh, du thuyền, bắt cá. Chưa có loại hình dịch vụ vui chơi giải trí ban ngày, ban đêm phục vụ cho du khách, nhất là các loại hình du lịch thu hút trẻ em.

Lưới điện quốc gia chưa được dẫn đến Đồng Sen để phát triển du lịch và các hoạt động sản xuất. Đây là vấn đề vượt ngoài khỏi khả năng của các chủ hộ đang hoạt động du lịch tại Đồng Sen, và chính quyền xã Mỹ Hòa.

Không có hệ thống nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và phục vụ du khách. Đây là những vấn đề trở ngại lớn nhất, vượt khỏi khả năng của các hộ nông dân địa phương và chính quyền cấp cơ sở.

Cơ sở lưu trú là những tum trên Đồng Sen, không thể đáp ứng nhu cầu của du khách do thiếu tiện nghi và an toàn cho du khách. Và cũng chưa có cơ sởlưu trú vệ tinh kết nối loại hình “homestay”.

Ẩm thực địa phương chưa phong phú và đa dạng, chưa thể hiện hết nét độc đáo riêng của ẩm thực Nam bộ.

Các sản phẩm được chế biến từ sen đều nghèo nàn, đơn điệu, bao bì, mẫu mã, chất liệu kém, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hầu hết được sản xuất theo phương pháp thủ công, gia truyền, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khó bảo quản, hạn sử dụng ngắn. Nhìn chung chưa nâng cao được giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Các chất thải đều xả trực tiếp ra môi trường, môi trường sinh thái đang bị đe dọa. Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi phân bón trồng sen.

Nhà vệ sinh phục vụ du khách chưa được chú trọng, rất bẩn, chưa đáp ứng được nhu cầu cho du khách.

Còn hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như điện, nước sạch, phòng trưng bày bảo tàng giống sen, siêu thị, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú.

Hạt sen thương phẩm chủ yếu bán thô qua thương lái, chưa chế biến được các sản phẩm đặc trưng để nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Chưa có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sen đã chế biến và sản phẩm thương phẩm cho nông dân và các hộĐồng Sen. Giá cả thị trường thương phẩm sen hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, giá cả luôn biến động, biên độ dao động rất lớn, lợi nhuận bấp bênh, nhiều rủi ro.

Hệ thống phân phối các sản phẩm chế biến từ sen chưa có tại các địa phương trong nước, và thị trường xuất khẩu.

Môi trường văn hóa địa phương đang bị xâm hại, do du khách đem đến như nói to, nhậu nói lớn tiếng, cỡi trần tại các điểm tham quan, các nhà tum ngắm cảnh.

Văn hóa ứng xử của dân cư địa phương với du khách còn hạn chế, do trình độ và tạp quán lối sống sinh hoạt tại địa phương.

Người tham gia hoạt động du lịch có trình độ học vấn hạn chế, thiếu tác phong công nghiệp du lịch, vẫn còn phong cách sinh hoạt nông dân vào công việc, chưa có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên môn vể du lịch. Đáng lưu ý nhất, tất cả nhân lực đang phục vụ tại Đồng sen đều không giao tiếp được bằng tiếng Anh hay ngoại ngữ khác.

Chưa có trang website, các công cụ truyền thông quảng cáo để quảng bá du lịch sinh thái Đồng Sen.

Theo định hướng, du lịch sinh thái Đồng Sen hoạt động theo mô hình du lịch cộng đồng, nhưng thực tế các hộ tại Đồng Sen hoạt động riêng rẻ, theo mô hình kinh doanh hộ cá thể, các hộ chưa có liên kết hỗ trợ trong hoạt động du lịch. Chưa có một tổ chức, hiệp hội quản lý để thống nhất trong giá cả, dịch vụ, thiếu nhất quán trong định hướng để phát triển chung.

Chính quyền địa phương chưa lập phương án trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Đồng Tháp.

Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch, hộ kinh doanh du lịch Đồng Sen chưa có thông tin và số liệu thống kê lượng du khách đến Đồng Sen, nên nhà đầu tư chưa quan tâm, tin tưởng đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

Trình độ các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý tại địa phương còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm trong định hướng phát triển du lịch cộng động cho dân cư địa phương.

Công tác tuyên truyền, quảng bá Đồng Sen còn nhiều hạn chế, địa phương chỉ tập trung tuyên truyền, quảng bá ở các kênh báo chí, truyền thông tại Đồng Tháp, chưa phổ biến rộng rãi trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 72 - 75)