Hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 38)

7. Bố cục của luận văn

1.5. Hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt

Hình tượng hoa sen trong tâm thc của người Vit

“Trong đồng gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Vị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Từ hằng ngàn năm qua, hoa sen đã trở thành biểu tượng văn hóa, cốt cách của người Việt, là loài hoa duy nhất tại Việt Nam đầy đủ ý nghĩa nhân sinh cao quý, ý chí sức sống mãnh liệt như dân tộc Việt. Dù có trải qua bao cuộc đổi thay, sen vẫn luôn giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng vươn mình tỏa sáng, gợi một tinh thần cao thượng. Với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, thuần khiết, tao nhã, hoa sen đã vươn lên đỉnh cao của các loài hoa, giữ được giá trị chân, thiện, mỹ, sắc sen kín

đáo, đằm thắm, dù màu sắc gì, hoa sen vẫn quyến rũ lòng người, chiếm một vị trí đặc biệt trong văn hóa Việt.

Cây sen được cho đại diện cho tính cách của người Việt, bởi cây sen sống trong bùn, đầy gian khó, sống nơi mà những loài hoa khác không thể sống được, vươn mình khoe sắc là biểu tượng của sức mạnh, thanh cao, nghị lực phi thường và trong sáng. Trong văn hóa Việt, hoa sen luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, cao quý nhất.

Tại Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy hình tượng hoa sen trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, được ví cho người có tâm hồn thanh cao, trong sạch, hiền nhân, không ham danh lợi, không ô uế bởi cám dỗ trần gian.

Hoa sen rất gần gũi với người Việt, đi suốt chiều dài lịch sử dân tộc, gắn với đời sống tinh thần của mỗi người Việt về giá trị thẩm mỹ, giá trị tinh thần, đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt.

Sen được xếp vào bộ “Tứ quý” gồm Sen, Lan, Cúc, Mai, xếp vào hàng “Tứ quân tử” gồm sen, tùng, trúc, cúc. Sen đã đi vào lòng người, bám rễ sâu vào tiềm thức, cuộc sống, và văn hóa của người Việt.

Hình tượng hoa sen trong Pht Giáo

Hoa sen là biểu tượng của linh thiêng, đỉnh cao của giá trị tâm linh, cho giá trịđạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, là trí tuệ dẫn đến cõi niết bàn.

Phật Giáo cho rằng hoa sen là sự giác ngộ như những con người tồn tại giữa chốn đời thường, khỏi sự tham lam, dục vọng, không bị ô nhiễm vẩy bẩn của dòng đời thường nhật. Sen mọc chốn nào, nước đục sẽ lắng trong, được ví như con người giác ngộ sẽ làm thay đổi hoàn cảnh sống. Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, gương sen cho hiện tại, hạt sen cho tương lai, sự tiếp nối liên tục luân hồi. Hoa sen cũng đại diện cho cuộc hành trình của con người từ đau khổ đến giác ngộ.

Hương sen thể hiện giá trị tinh thần, luôn gắn kết với thế giới tâm linh thiêng liêng Phật. Phật giáo đã lấy hình tượng hoa sen làm Phật Đài.

Cây sen còn thể hiện nên 3 tầng sống riêng biệt là: trong bùn tối, vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước, rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không. Biểu trưng cho 3 tầng sống trong Phật Giáo là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới trong quan niệm Phật Giáo.

Hoa sen tạo nguồn cảm hứng trong văn học

Sen là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Hiện chưa có ai có thể thống kê có bao nhiêu bài văn thơ có hình tượng sen, mô tả nét đẹp của sen.

Là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết đến câu ca dao:

“Tháp Mười đẹp nhứt bông sen Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ”.

Tác giả: Lệ Thành Bảo Định Giang Trích bài “Hương sen dâng Bác”

“Từtrong bùn đất ngời ngời

Vươn lên những đóa tươi thắm hồng Lung linh trong buổi rạng đông

Phẩy lên trời một ánh hồng sớm mai

Hương sen là chiếc cầu dài

Nối mênh mông nước mây trời xanh cao Trong thanh cao, giữa thanh cao”

Tác giả: Lệ Thành  Hình tượng hoa sen trong kiến trúc

Hình tượng hoa sen trở thành biểu tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín trong Phật Giáo.

Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen thể hiện rất phong phú, qua rất nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ lịch sử dân tộc, là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân trong sáng tác nghệ thuật xưa và nay. Sen xuất hiện dày đặc trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phù điêu, gốm sứ, gạch ngói, hoa văn bông gió, trần nhà, vât dụng như lư hương, chân đèn, bình hoa, chén, đĩa, tảng đá kê chân cột, bệ thờ tượng Phật, trong các nơi thờ tự, đình miếu, chùa, các công trình văn hóa công cộng, đặc biệt kiến trúc chùa Một Cột, một biểu tượng kiến trúc mang hình tượng hoa sen tuyệt vời trong thời kỳ vua Lý Thái Tông, nhìn từ xa như một hoa sen lớn, mọc lên từ hồ nước, lối kiến trúc kết hợp hài hòa hai yếu tố âm dương cầu mong sức sống trường tồn, sự phát triển sinh sôi nẩy nở.

Sen cũng xuất hiện trong kiến trúc Công Giáo, một điển hình tại nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình, hình tượng hoa sen được điêu khắc trên kèo nhà và Thập Tự Giá được trang trí bao quanh là hình tượng hoa sen [hình 1.6]

Hình tượng hoa sen trong văn hóa nghệ thut

Hình tượng hoa sen được thể hiện trong các nghệ thuật múa, trang phục sen mặc hàng ngày, trang phục múa, vật phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc, hội họa, nghệ thuật nhiếp ảnh, sản phẩm trang trí, sen trong sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm, gốm, sứ, chén, đĩa, bình, ngói, đèn, mang đậm nét văn hóa.

Hình tượng hoa sen được trang trí trong các đền thờ tự, các phù điêu bệ tượng Phật.

Hoa sen còn là hoa rất đặc biệt, được làm quà tặng thích hợp trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng được nhận.

Hình tượng hoa sen trong tuyên truyn, truyn thông và qung cáo

Với ý nghĩa tốt đẹp của hoa sen, hình tượng hoa sen được thể hiện trong các biểu tượng (logo) của các cơ quan chính quyền như Ủy ban mật trận tổ quốc, hoa sen cũng là biểu tượng TP. HCM, biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp, và trong các ngành văn hóa thể hiện trong các băng rôn tuyên truyền, hoa sen cũng luôn có mặt trong quốc huy, trong hình ảnh của Bác. Trong các kỳ Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp hoa sen luôn xuất hiện trong các áp phích tuyên truyền vận động bầu cử, hoa sen mang thông điệp thanh khiết, sáng suốt, cao thượng và hướng đến tương lai.

Trong ngoại giao, trang phục áo dài với hình ảnh và hoa văn hoa sen cũng luôn được trình bày, thể hiện. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Barack Obama - Tổng thống Hoa Kỳ, cô gái Việt Nam trong áo chiếc áo dài màu hồng hoa sen đã trao tặng đóa hoa sen cho ngài với ý nghĩa cao quý nhất. Cũng trong chuyến thăm này, ngài cũng được Tổng Bí Thư Đảng tặng bức tranh hình Chùa Một Cột và hoa văn sen.

Hình tượng hoa sen được thể hiện trong hằng ngàn doanh nghiệp khắp nơi trong Việt Nam. Tiêu biểu được nhiều người biết đến là biểu tượng du lịch Việt Nam [hình 1.1], và Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. [Hình 1.2]

Hình tượng hoa sen trở thành biểu tượng của tình Đồng Tháp [hình 1.3] và ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp [hình 1.4] thể hiện qua các logo của các doanh nghiệp, cơ quan.

Hoa sen là tính cách, lối sống, văn hóa và tâm hồn người Việt. Hiện hoa sen chưa được công nhận chính thức là Quốc hoa của Việt Nam, nhưng trong tâm thức mọi người Việt đều cho rằng hoa sen là Quốc hoa của Việt Nam. Ngày 12 tháng 06 năm 2011, tại công viên 23/ 09 TP. HCM, hoa sen đã được chính thức bình chọn là quốc hoa Việt Nam. Hiện đang chờ Thủ tướng chính phủ phê duyệt, trong tương lai hoa sen sẽ trở thành quốc hoa của Việt Nam.

Tiểu kết chương I

Trong quá trình học tập, tiếp cận các tài liệu, học viên đã trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khái niệm du lịch, khái niệm tài nguyên du lịch, khái niệm sản phẩm du lịch, khái niệm du lịch sinh thái, khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái, khái niệm cộng đồng, khái niệm cộng đồng địa phương, khái niệm du lịch cộng đồng.

Trình bày tổng quan các lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội văn hóa, tài nguyên du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng của địa bàn nghiên cứu, để làm cơ sở nghiên cứu thực hiện đề tài.

Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu các đặc tính sinh học và môi trường sống của cây sen, các giá trị vật chất, thành phần dinh dưỡng của hạt sen, củ sen, giá trị y học của cây sen, các giá trị hình tượng hoa sen trong văn hóa Việt, trong du lịch và nhận diện thương hiệu.

Xã Mỹ Hòa nói riêng và huyện Tháp Mười có vị trí trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, nằm liền kề nơi diễn ra hai Lễ hội Gò Tháp, đã thu hút trăm ngàn lượt khách viếng thăm, cơ sở hạ tầng giao thông bộ tương đối, giao thông đường thủy đều thuận lợi, kết hợp khí hậu, môi trường, đất đai, cảnh quan sinh thái Đồng Sen,

và dân cư địa phương hiền hòa hiếu khách, đó là điều kiện rất thuận lợi và thích hợp để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.

Qua cơ sở thực tiễn địa bàn nghiên cứu, tác giả nhận thấy khu du lịch sinh thái Đồng Sen có đầy đủ các yếu tố “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”, để phát triển du lịch trở thành điểm du lịch hấp dẫn.

Việc nghiên cứu thực trạng tài nguyên du lịch để phát triển du lịch tại xã Mỹ Hòa là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG II

HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG SEN TẠI XÃ MỸ HÒA, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. Sự ra đời của khu du lịch Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa.

Khu du lịch sinh thái Đồng Sen, nằm ven đê bao kênh Vành đai Gò Tháp, thuộc địa bàn xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, liền kề với khu di tích Gò Tháp. Nơi đây nguyên là vùng đất của Vương quốc Phù Nam mà dấu vết còn lại là khu di tích gồm quần thể di tích Gò Tháp, vùng đất này được lớp cư dân Việt từ Đàng ngoài cùng cư dân Ngũ Quảng vào khai hoang lập nghiệp theo chủ trương mở cõi từ những năm cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18.

Vùng đất này hiện vẫn còn nhiều vùng đất trũng ngập nước quanh năm. Cây sen đã có mặt ở khắp nơi vùng đất trũng ngập nước trong tự nhiên này từ xa xưa đến nay.

Theo lời của Ông Lê Tấn Phong, có bốn thế hệ sinh sống tại Đồng Tháp Mười cho biết:

Cây sen đã có mặt cảtrăm năm trước đây, mọc hoang tự nhiên khắp nơi trên

các vùng đất trũng ngập nước, trên kênh rạch nhỏ, không biết ai giống sen xưa từ đâu có, ai là người đầu tiên trồng sen trên mảnh đất này, ngạc nhiên hơn từ ngày

xưa và bây giờ Tháp Mười chỉ có sen hồng. Cây sen ngày xưa cho bông nhỏ, bông màu hồng đậm rất đẹp, gương nhỏ ít hạt nhưng hạt sen ăn rất thơm và bùi. Còn cây

sen bây giờ là giống được nhập từĐài Loan, hạt ăn không ngon bằng sen của mình.

Ông Lê Tấn Phong cũng cho biết thêm, theo lời kể ba của anh:

Trước đây, Đồng Tháp Mười thưa thớt người, hoang vắng, đất hoang khắp

nơi không ai canh tác. Mỗi năm mùa nước lũ về cũng là mùa sen, nước lũ đến đâu sen vươn đến đó, người ta chống xuồng ra hái bông sen đểchưng cúng bàn thờ, hái

gương sen để ăn chơi, nấu chè, lấy tim sen làm thuốc ngủ, hoặc hái làm quà biếu

mua, ai hái cũng được. Lúc bấy giờ cây sen được xem như thứ cỏ hoang, chỉđể làm

đẹp, làm cảnh ngắm chơi, chẳng có lợi ích kinh tếgì”.

Mãi đến những những năm 1980, Đồng Tháp Mười phát triển, nhiều người đến lập nghiệp sinh sống. Vì cây sen không có lợi ích kinh tế, dần dần cây sen nhường chỗ cho cây lúa phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nền kinh tế nước ta mở cửa, nhiều thương nhân đến Việt Nam làm ăn và lập gia đình sinh sống cùng với người Việt. Vào khoảng đầu năm 1998, các thương gia người Đài Loan đã đem giống sen hồng từ Đài Loan đến Tháp Mười trồng thử nghiệm, không ngờ cây sen thích hợp phát triển tốt tại vùng đất này, cho bông to, gương to nhiều hạt, hạt tròn, ít lép hạt, tinh bột nhiều, sắc hoa đẹp, cho năng suất vượt trội hơn những cây sen đang có ở Tháp Mười. Từ kết quả vượt trội đó, các doanh nhân Đài Loan đã ký hợp đồng với bà con nơi đây trồng sen, bao tiêu thu mua hạt sen để xuất đi Đài Loan, Hongkong và Singapore.

Hạt sen lần đầu tiên được “xuất ngoại” sau hằng ngàn năm “định cư” tại Tháp Mười. Lúc bấy giờ, bà con nông dân rất phấn khởi, nhiều hộ gia đình khá lên nhờ lợi nhuận trồng sen gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa.

Sau năm 2000, vì lợi ích kinh tế, bà con nông dân tại huyện Tháp Mười, mở rộng diện tích trồng sen trên các cánh đồng trồng lúa. Sen được trồng diện rộng, vào mùa hè bông sen nở rộ, tạo nên cánh đồng màu hồng mênh mông bát ngát với hương thơm nhẹ nhàng trong không gian yên tĩnh, đã làm say đắm, quyến rũ lòng người. Vào những ngày cuối tuần, nhiều sinh viên, học sinh, công nhân viên trẻ, du khách đến tham quan Lễ hội Gò Tháp, miếu Bà Chúa Xứ, đã phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp nơi đây, họ đã dừng chân chụp hình, thưởng ngoạn phong cảnh đẹp của các hoa sen hồng khoe sắc. Những tấm hình đẹp ấy ngày càng lan tỏa, thu hút mọi người đến đồng sen chụp hình, ngắm cảnh, trong đó có nhiều bạn trẻ đến từ TP. HCM bị “hút hồn” trước cảnh đẹp đồng sen bao la bát ngát.

Theo Ông Bùi Văn Kiệt Bảy Kiệt (còn gọi là Bảy Kiệt), chủ hộ Khu du lịch Sen Hồng Tháp Mười cho biết sự ra đời của hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa:

Ông Lương Văn Hà, Công ty Sự kiện Truyền thông Say Cheese và nhóm bạn trẻ

từ TP. HCM trong lần tình cờ đến tham dự Lễ hội Gò Tháp, chiêm ngưỡng cảnh

đẹp đồng sen đầy sắc hồng của hoa sen trong nền xanh của lá sen. Ông Hà, cùng nhiều du khách thỏa thích chụp lại những tấm hình đẹp nhất. Ông nắm bắt được nhu cầu, nhìn thấy được tiềm năng và tương lai của đồng sen sẽ thu hút du khách,

nên đã nẩy sinh ra ý định thành lập khu du lịch mang đậm dấu ấn của sen, mong muốn xây dựng cây sen trởthành thông điệp chính để thu hút phát triển du lịch Đồng Tháp.

Với tấm lòng yêu quê hương và quyết tâm của tuổi trẻ “nói là làm”, Say Cheese đã thuê mảnh đất diện tích 6ha đang canh tác trồng sen của Ông Bảy Kiệt tại xã Mỹ Hòa để thành lập khu du lịch. Tháng 09 năm 2013, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười chính thức ra đời, hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái với các dịch vụ như cho thuê xuồng dạo trên cánh đồng sen, cho thuê tắc ráng dạo kênh Vành Đai Gò Tháp, cho thuê trang phục sen để chụp hình, nhà hàng ăn uống phục vụ các món đặc sản Nam bộ, tum (chòi, lều) để ngắm cảnh, bắt cầu dạo trên đồng sen để phục vụ cho du khách.

Với lợi thế là công ty chuyên nghiệp về sự kiện và truyền thông có nhiều kinh nghiệm, đã áp dụng công nghệ truyền thông thông tin điện tử, các công cụ quảng cáo, trực tiếp tham gia các hội chợ thương mại và du lịch. Trong thời gian rất ngắn, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười được nhiều người biết đến, đã thu hút hàng ngàn lượt du khách khắp nơi đến đây ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 38)