Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Mỹ Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Mỹ Hòa

Điều kin t nhiên

Xã Mỹ Hòa thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, được thành lập từ trước năm 1975, bao gồm xã Mỹ Hòa và xã Tân Kiều ngày nay. Đến năm 1984 tách ra thêm xã Tân Kiều, theo Quyết định số 36-HĐBT, ngày 06 tháng 03 năm 1984 của Hội Đồng Bộ Trưởng, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giải thể 4 xã gồm xã Mỹ Hoà, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thanh Mỹ, để thành lập 6 xã và một thị trấn gồm xã Mỹ Hoà, Tân Kiều, Đốc Binh Kiều, Phú Điền, Thanh Mỹ, Mỹ An và thị trấnMỹ An.

* V trí địa lý

Vị trí xã Mỹ Hòa, phía Đông Bắc giáp với xã Tân Kiều, phía Tây Bắc giáp với xã Trường Xuân, phía Nam giáp với xã Mỹ Đông và thị trấn Mỹ An, phía Tây giáp với xã Mỹ Quý. Mỹ Hòa cách thành phố Cao Lãnh khoảng 39km, cách thị trấn Mỹ An khoảng 11km.

* Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mỹ Hòa: 3.800ha. Trong đó diện tích đất trồng lúa 3.064ha, đất phi nông nghiệp 560ha, 418ha trồng rừng, 96ha cây màu,

trong đó có 22,5ha trồng dưa hấu, 78ha trồng sen, trong đó có 20ha trồng sen hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen3.

Đất đai xã Mỹ Hòa có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, đất xám, nhóm đất cát pha sét.

Mỹ Hòa nói riêng và huyện Tháp Mười nói chung nằm trong vùng đất trũng ngập nước rất phù hợp cho trồng lúa nước, cây ăn trái, hoa kiểng.

Trong các nhóm đất ở Mỹ Hòa, nhóm đất phù sa trũng ngập nước rất thuận lợi phù hợp cho cây sen phát triển.

* Khí hu

Mỹ Hòa có khí hậu gần như đồng nhất chung của khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau, thời tiết gần như đồng nhất chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.

Nhiệt độ bình quân trong năm 26,9oC, độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ ngày, lượng mưa trung bình từ 1,410mm, chiếm 90 - 95% lượng mưa cảnăm. Từtháng 06 đến tháng 11 là mùa nước lũ, nước từ thượng nguồn Mekong tràn về, mực nước ngập trung bình từ 1m trở lên trên các cánh đồng nước ngập sâu đến 1m trở lên.

Những đặc điểm về khí hậu như trên rất thuận lợi cho phát triển cây nông nghiệp, cây nhiệt đới, lúa, các loại cây thủy sinh như cây sen, cây súng, cây củ ấu, cây lục bình phát triển.

* Địa hình

Địa hình xã Mỹ Hòa tương đối bằng phẳng, nằm khu vực Gò Tháp Mười, có độ cao khoảng 2m đến 5m so với mực nước biển, là nơi tập trung nhiều giồng cát quanh co như uốn lượn, có kích thước tương đương nhau với chiều dài khoảng 500m, ngang 200m, tạo thành cụm gò nổi. Gò Tháp Mười về mùa nước nổi ít khi bị ngập, trừ những năm có lũ lụt lớn. Ngoài phần đất gò, đất đồng bằng là vùng đất

3Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

trũng ngập nước. Đất trũng ngập nước này là môi trường rất thích hợp cho các loài cây thủy sinh phát triển, vẫn giữ nguyên nét hoang sơ của Đồng Tháp Mười xưa.

* Nguồn nước

Mỹ Hòa được thừa hưởng chung nguồn nước sông Tiền, sông Sở Thượng, sông Sở Hạ ở Hồng Ngự, sông Vàm Cỏ đổ vào với hệ thống kênh rạch chằng chịt của Đồng Tháp Mười.

Nguồn nước bề mặt khá dồi dào, nước ngọt quanh năm, hầu hết không bị nhiễm mặn, chỉ còn một vài vùng đất nhỏtrũng sâu bị nhiễm phèn nhẹ. Nguồn nước từ các kênh rạch là nguồn nước ngọt chính sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và tưới tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn.

Nguồn tài nguyên nước ngầm tại xã Mỹ Hòa không lớn như các vùng khác trong Đồng Tháp Mười.

* Thảm động - thc vt

Động vật nơi đây khá phong phú, đa dạng, có nhiều loài như rắn, rùa, cá, cua đồng, các loài chim nhiều loại bò sát. Tiêu biểu như: các lóc, cá rô, các sặt, cá trê, cá kèo; chim có nhiều loài như trích cồ, trích nước, dòng dọc, có ốc, cò trắng,cò lửa, vạc, diệc lửa, le le, vịt trời, sáo, bìm bịp, cu cưỡng, cồng cộc.

Nguồn rừng có quy mô nhỏ, cây tràm chiếm diện tích nhiều nhất, tập trung tại khu vực Gò Tháp. Ngoài ra, còn có các loại cây cổ thụ như cây trôm, cây sao dầu, cây thao lao, gừa, sộp, cà ná, cây trôm, cây trâm bầu, tre. Các khu đất trũng có nhiều loài thủy sinh như cỏ năn, cỏ lát, cây súng, cây sen, cây sậy, bèo, cây lục bình, cỏ óng.

Cây sen mọc hoang rải rác khắp nơi trong các vũng đất trũng có nước ở Mỹ Hòa, sen mọc hoang tự nhiên còn rất ít, thay vào đó là cây sen được trồng trên các cánh đồng.

* H thống giao thông đường b

Hệ thống giao thông đường bộ xã Mỹ Hòa rất thuận tiện gồm có:

Tỉnh lộ ĐT844, ĐT845 kết nối hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều với các đường Tỉnh lộ và Quốc lộ đến các xã trong huyện Tháp Mười, các huyện trong tỉnh Đồng Tháp và đến các tỉnh Tiền Giang, Long An, An Giang và Campuchia.

Tỉnh lộ ĐT845 kết nối với Tỉnh lộ ĐT844 đến khu bảo tồn sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông.

Tỉnh lộ ĐT845 kết nối với Quốc lộ N2 và Quốc lộ QL62 đến tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long An đến cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa, Tỉnh Long An) đi TP HCM (huyện Bình Tân, Củ Chi) và Campuchia.

Tỉnh lộ ĐT845 kết nối Tỉnh lộ ĐT844 và Quốc lộ QL30 đến Long Xuyên, Châu Đốc (tỉnh An Giang) và Campuchia.

Ngoài ra, các khu dân cư đều có đường bê tông rộng từ 2,4m theo tiêu chí nông thôn mới.

* H thng giao thông đường thy

Hệ thống giao thông đường thủy xã Mỹ Hòa rất thuận lợi, thông suốt từ kênh Vành Đai Gò Tháp kết nối xuyên suốt với các kênh Thanh niên, kênh Trường Xuân, kênh An Phong, các kênh này kết nối với kênh Tư Mới, kênh Nguyễn Văn Tiếp A, Nguyễn Văn Tiếp B, kênh Đường Thét, kênh K307, kênh Một, kênh Đồng Tiến, kênh Phước Xuyên đến các huyện trong tỉnh, sông Tiền, và sông Vàm Cỏ.

* H thng điện lưới quc gia

Lưới điện quốc gia đã dẫn điện đến hầu hết các cụm đông dân cư dọc các tuyến đường Tỉnh lộ và đường nông thôn. Riêng khu vực du lịch sinh thái Đồng Sen được thành lập năm cuối năm 2013, nên hiện vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Đây là vấn đề lớn mà Chính quyền địa phương đang triển khai thực hiện, dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2016.

* H thng nước sch

Hệ thống nước sạch đã dẫn đến hấu hết các cụm dân cư đông đúc dọc các tuyến đường tỉnh lộ, khu vực chợ, khu di tích Gò Tháp.

Một vài nơi trong xã có ít dân cư, trong đồng ruộng sâu, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ nguồn nước giếng, nguồn nước từ kênh lắng trong bằng phèn, nước uống và nấu ăn sử dụng bằng nước đóng chai.

Khu vực du lịch sinh thái Đồng Sen vẫn chưa có hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. Nước dùng cho sinh hoạt vẫn dùng nước giếng và nước lắng phèn từ

nước của kênh Vành Đai Gò Tháp. Nước dùng cho ăn uống được sử dụng bằng nước lọc đóng chai.

Điều kin kinh tế - xã hi * Dân s

Toàn xã có 10.474 người, mật độ dân số 257 người/ km2 (2010). Dân cư chủ yếu là người Kinh, một số ít người Việt gốc Hoa.

Xã Mỹ Hòa gồm có 05 ấp, được chia thành 69 tổ dân phòng liên kết gồm:

- Ấp 1 diện tích: 980 hecta, có 612 hộ, 2.662 nhân khẩu.

- Ấp 2 diện tích 361 hecta, có 442 hộ, 1.962 nhân khẩu.

- Ấp 3 diện tích 1.472 hecta, có 716 hộ, 2.997 nhân khẩu.

- Ấp 4 diện tích 615 hecta, có 375 hộ, 1.640 nhân khẩu.

- Ấp 5 diện tích 372 hecta, có 264 hộ, 1.249 nhân khẩu.

* Kinh tế - xã hi

Số người trong độ tuổi lao động 5.334 người, chiếm 53,16% dân số toàn xã, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 4.304 người, chiếm khoảng 80,7%, lao động trong lĩnh vực công nghiệp khoảng 936 người chiếm 17,8% và 393 người làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch đạt 9,5%.

Toàn xã có 2.409 hộ, trong đó có 286 hộ giàu, chiếm 11,87%; 756 hộ khá, chiếm 31,38%; 775 hộ trung bình, chiếm 32,17%; 334 hộ nghèo, chiếm 13,81% và 257 hộ cận nghèo, chiếm 10,66%4.

* Lĩnh vực giáo dục

Xã có bốn trường học gồm trường Mẫu giáo Mỹ Hòa, trường Tiểu học Mỹ Hòa 1, trường Tiểu học Mỹ Hòa 2, trường Trung học Cơ sở Mỹ Hòa, đã phổ cập 99,83% học sinh trong độ tuổi đến trường.

Mỹ Hòa có có một trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2009.

1.2.3. Tài nguyên du lịch xã Mỹ Hòa

Tài nguyên du lch sinh thái t nhiên

4Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, Báo cáo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên xã Mỹ Hòa chủ yếu là các tài nguyên du lịch sông nước, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái nông nghiệp như vườn cây ăn trái, rừng tràm, vào mùa hoa tràm nở, ong về đây làm tổ rất nhiều, mật ong cũng là một trong những đặc sản của địa phương. Ngoài ra còn có sự đa dạng sinh học với nhiều loài chim, cò, các loài cá, rắn, rùa.

Xã Mỹ Hòa còn lưu giữ cảnh quan thiên nhiên với môi trường sinh thái còn mang nhiều nét hoang sơ, với các cánh đồng lúa bát ngàn, vườn cây ăn trái và các cánh đồng sen, đồng lúa.

Tài nguyên du lch nhân văn

Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp, thuộc địa bàn 2 xã Mỹ Hòa và Tân Kiều. Đây là khu di tích đặc biệt cấp Quốc gia, được Bộ Văn hóa thông tin công nhận năm 1998, mang đậm dấu ấn nền văn hóa Óc Eo.

Quần thể di tích Gò Tháp gồm có năm di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ anh hùng Thiên hộ Dương (Võ Duy Dương) và Đốc Binh Kiều (Nguyễn Tấn Kiều), miếu Bà Chúa Xứ.

Trong khu vực Gò Tháp, các nhà khảo cổ đã khai quật di chỉ Gò Tháp vào các năm 1984, 1993, đã phát hiện nhiều di vật dưới lòng đất cát pha sét, là những nét kiến trúc bằng gạch là các đền thần Mặt Trời Surya, đền thần Vishnu và đền thờ thần Shiva, có nhiều di vật cổ gồm tượng thần Vishnu của Hindu Giáo, các mẫu vật sành sứ, nữ trang, có niên đại cách đây khoảng 1500 năm của nền văn hóa Óc Eo, hiện được trưng bày tại bảo tàng Đồng Tháp. Người ta cho rằng, nền gạch đó là dấu vết sàn nhà của một cụm dân cư cổ tập trung sinh sống trong vùng rốn nước lũ trước đây.

Gò Tháp Mười là nơi cao nhất trong tất cả các gò nằm trong khu vực thuộc di tích Gò Tháp. Từ Gò Tháp đi về phía Bắc cách 100m là Tháp Cổ Tự, tương truyền ngôi chùa này được xây từ đời vua Thiệu Trị (1841-1847). Giữa gò Tháp Mười và Tháp Cổ Tự là miếu Hoàng Cô, theo người dân địa phương kể lại, miếu này thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, em gái của vua Gia Long.

Lễ hội Gò Thápdiễn ra hằng năm, mỗi năm hai lần, mục đích lễ hội cầu cho quốc thái, dân an. Mỗi kỳ lễ hội, có hằng trăm ngàn lượt khách hành hương từ khắp

nơi về Gò Tháp, để thưởng ngoạn sinh hoạt văn hóa đặc sắc, độc đáo như “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân sư rồng”, “múa bóng rỗi”. Trong lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh và trình diễn dân gian, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhân dân tại địa phương và du khách khắp nơi.

Giá trị tâm linh Gò Tháp hòa quyện với cảnh quan Đồng Sen sẽ là món quà quý giá mà xã Mỹ Hòa ban tặng cho du khách, níu kéo bước chân du khách về với quê hương “Đất Sen Hồng”.

Lượng du khách hành hương này có tác động tích cực đến các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

* Văn hóa nghệ thut

Vốn dĩ xuất phát là vùng đất “sen hồng” thơ mộng, nơi đã sản sinh ra hằng trăm điệu lý, câu hò sâu lắng, mượt mà, mênh mang đậm tình đất, tình người, nên vùng đất này đã tạo ra điệu hò Đồng Tháp. Hò Đồng Tháp là nét văn hóa riêng, với giai điệu du dương, sâu lắng tâm tư tình cảm của con người. Đặc trưng của hò Đồng Tháp là chỉ hò một mình, không có đối đáp, theo hình thức tâm tình, tự sự của con người về tình duyên, số phận, buồn vui của cuộc đời. Hò Đồng Tháp đã nổi tiếng và trở thành di sản văn hóa phi vật thể.

* Các đặc sn m thc

Ẩm thực xã Mỹ Hòa nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang sắc thái phong phú của ẩm thực Nam bộ. Mỹ Hòa còn có ẩm thực riêng mang màu sắc thái của “quê hương sen hồng” như cơm lá sen, lẩu sen, bánh phồng tôm Sa Giang xúc gỏi ngó sen, hạt sen rang muối, ngó sen xào, súp sen, chè sen, mứt sen, bột sữa sen uống liền, còn có rất nhiều món được chế biến từ sen phong phú về sắc thái và giàu dinh dưởng. Riêng đặc sản Mỹ Hòa nổi tiếng nhất là rượu Hồng Sen, được chế biến từ củ sen, hạt sen, tim sen theo phương pháp lên men gia truyền; nước thanh nhiệt Sen Tháp Mười đóng chai, được chế biến từ củ sen và tâm sen; sữa sen đóng chai Tháp Mười được chế biến từ hạt sen; hạt sen rang bơ. Các sản phẩm đều có giá trị dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe, đang được mọi người tin dùng.

1.2.4. Khái quát du lịch sinh thái Đồng sen tại xã Mỹ Hòa

Đồng Sen là vùng sinh thái trong nhóm hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước ngọt đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, rất thích hợp cho cây thủy sinh phát triển trong đó có cây sen. Dân cư địa phương dựa vào điều kiện thuận lợi đất đai và khí hậu, để canh tác trồng sen nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp.Quy mô diện tích đồng sen phụ thuộc điều kiện đất đai và kinh tế của dân cư địa phương, có thể có một hộ trồng riêng rẻ hay nhiều hộ canh tác liền kề với nhau.

Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, là hoạt động du lịch sinh thái dựa cảnh quan sắc thái hoang sơ của các cánh đồng sen bạt ngàn kết hợp với văn hóa địa phương tại xã Mỹ Hòa, để khai thác thu hút khách du lịch với sự tham gia, tổ chức, quản lý của dân cư địa phương theo mô hình du lịch cộng đồng, nhằm để phát triển du lịch địa phương, chia sẽ lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch cũng như nâng cao thu nhập cho dân cư địa phương, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hướng đến phát triển du lịch bền vững.

1.4. Giá trị vật chất của cây sen

Thành phần dinh dưỡng ca sen

Củ sen và hạt sen có ít chất béo, chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm đường, protein, kali, calcium, phốt pho, đồng, sắt, mangan, kẽm, magiê, natri, vitamin A, B6, C, axit pantothenic, chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe. [Bảng 1.1].

Sen trong m thc

Từ những giá trị văn hóa của hoa sen trong đời sống tình thần, giá trị dinh dưỡng, y học của sen, kết hợp với sự sáng tạo của người Việt, đã đưa sen lên đỉnh cao văn hóa ẩm thực.

Xa xưa, sen đã xuất hiện trong các món ăn cung đình, sen là món ăn hấp dẫn bổ dưỡng, các món ăn được chế biến từ sen đã làm tăng thêm dinh dưỡng, phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)