7. Bố cục của luận văn
3.4.1. Với cộng đồng dân cư địa phương
Cần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tự hào là con cháu của các anh hùng dân tộc Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều, tự hào quê hương in đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa, tâm linh, xứ sở của nền văn hóa Óc Eo. Từ niềm tự hào tựhào quê hương của “Xứ sở sen hồng”, cộng đồng địa phương hiểu được giá trị văn hóa, truyền thống và ý thức bảo vệ giá trị văn hóa địa phương, giá trị cảnh quan sinh thái Đồng Sen trong phát triển du lịch, văn hóa, kinh tế địa phương.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa địa phương, các phong tục tạp quán, bảo vệ cảnh quan đồng sen tự nhiên.
Nâng cao văn hóa ứng xử, thân thiện và luôn mở nụ cười với du khách. Nêu cao ý thức bảo vệ du khách, báo cáo trực trực tiếp các cơ quan quản lý địa phương trong trường hợp lừa gạt, chặt chém, cướp giật tài sản của du khách.
3.4.2. Với những người tham gia hoạt độngdu lịch Đồng Sen * Với người tham gia lao động
Luôn ý thức phục vụ du khách chu đáo không chỉ trách nhiệm, lợi ích kinh tế mà là niềm tự hào, tình yêu quê hương, tự hào dân tộc. Luôn niềm nở thân thiện với du khách.
Người lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch phải sẵn sàng hỏi học kinh nghiệm, tiếp nhận các kiến thức, học hỏi qua các lớp nghiệp vụ và tự trang bị nâng cao kiến thức du lịch, công việc đang phụ trách, phải học và áp dụng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam - VTOS vào phục vụ du khách. Thuyết minh viên phải có đầy đủ kiến thức về du lịch sinh thái, có khả năng giao tiếp và truyền tải thông tin hấp dẫn tiếng Việt và ngoại ngữ.
Chuyên môn hóa và phân công nhiệm vụ công việc rõ ràng từng bộ phận gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi. Tránh phụ trách đa năng công việc như hiện nay.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về du lịch, an toàn tính mạng du khách, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.
* Với nhà quản lý
Tạo đồng thuận trong liên kết hợp tác phát triển du lịch Đồng Sen hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, loại hình du lịch cộng đồng, hướng đế phát triển bền vững.
Nhà quản lý nâng cao trình độ quản lý, áp dụng các kỹ thuật khoa học vào hoạt động kinh doanh.
Liên kết các điểm tham gia cung cấp dịch vụ du lịch, nhằm tạo hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong hoạt động du lịch.
Nhà quản lý gặp gỡ tiến hành trao đổi liên kết với các công ty lữ hành, các điểm du lịch liên kết tạo thành chuỗi tuyến điểm du lịch.
3.4.3. Với các hãng lữ hành địa phương và các doanh nghiệp đối tác
Các hãng lữ hành, đối tác, doanh nghiệp hỗ trợ kiến thức, giúp đỡ làm cầu nối giữa du khách với khu du lịch sinh thái Đồng Sen.
Phối hợp với Đồng sen trong xây dựng chương trình du lịch kết nối với các điểm du lịch trong tỉnh và các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cần tăng cường hợp tác tiếp thị, quảng bá kết hợp du lịch sinh thái Đồng Sen và hãng lữ hành đến với du khách qua thông qua các hội chợ du lịch, lễ hội, các kênh truyền thông điện tử, các trang website của công ty, báo, đài, tờ gấp và quảng bá tại các điểm du lịch trọng yếu trong nước, sân bay quốc tế, bến xe.
Các doanh nghiệp du lịch địa phương như Công ty cổ phần du lịch Đồng Tháp, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Du lịch Đồng Tháp Mười, cần có sự hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện giúp đỡ Đồng Sen về mọi mặt để đưa Đồng Sen đi lên thành điểm du lịch quan trọng, hấp dẫn tại địa phương.
Cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa Đồng Sen với khu di tích Gò Tháp và các điểm du lịch khác ở Đồng Tháp, chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch, quảng bá, giới thiệu khách cho nhau.
3.4.4. Với khách du lịch
Bên cạnh những ưu điểm cảnh quan sinh thái, sức hấp dẫn của Đồng sen, nhưng vẫn cò nhiều hạn chếnhư cơ sở vật chất phục vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, người tham gia hoạt động du lịch tại Đồng Sen đều là những nông dân chân chất, trình độ hạn chế, thói quen sinh hoạt nông dân, mới tham gia hoạt động du lịch sinh thái, chưa có kinh nghiệm, do đó du khách cảm thông, chia sẻ sự thiếu thốn cơ sở vật chất và các tiện nghi phục vụ.
Du khách cần tôn trọng văn hóa địa phương, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái như không xả rác, bẻ cành, bẻ cây, bẻ hoa trong khu vực dân cư và khu vực tham quan.
Ngoài ra du khách cần có văn minh ứng xử với các loại tài nguyên du lịch như làm ồn, nhậu, ăn mặc thiếu lịch sự trong khu vực tham quan, nơi công cộng tại địa phương.
3.4.5. Với Chính quyền, các Sở, Ban ngành của tỉnh Đồng Tháp
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp sớm triển khai nguồn vốn đã phê duyệt cho Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 - 2020, nhằm hoàn thiện các hạng mục công trình phục vụthu hút du khách đến với Đồng Tháp, trong đó có khu du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa.
Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười sớm triển khai thực hiện quy hoạch phân khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười đã phê duyệt. Tiến hành khảo sát đánh giá đúng tiềm năng và thực trạng, phân tích sâu các giá trị của Đồng Sen, để thể hiện đầy đủ trong Đề án phát triển khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.
Ủy Ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp nên giao quyền cho cộng đồng dân cư địa phương trong việc lập dự án, kêu gọi đầu tư. Giúp đỡ tư vấn hoàn thành thủ tục, cũng như xây dựng các quy tắc, điều lệ hợp tác trong phân chia trách nhiệm, lợi ích trong liên kết hoạt động du lịch cộng đồng tại Đồng Sen.
Xây dựng quy chế ưu đãi thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân trong ngoài nước, theo cơ chế“thông thoáng” và có lợi cho nhà đầu tư.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tiến hành thành lập trung tâm thông tin du lịch giới thiệu du lịch Đồng Tháp trong đó có du lịch sinh thái Đồng Sen tại các sân bay quốc tế, tại TP. HCM, thành phố Cao Lãnh.
Sớm ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, để tạo hình ảnh tốt đẹp trong lòng du khách.
Chính quyền cần có những chính sách khuyến thích người dân tham gia nhiều hơn nữa về loại hình du lịch cộng đồng này, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, hướng đến giàu có bền vững.
Chính quyền, cơ quan Công an cần quan tâm tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn cho du khách tham quan tại địa phương.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, hình ảnh du lịch địa phương, phát triển du lịch không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm, vì lòng tự hào của quê hương xứ sở.
Tuyên truyền nâng cao văn hóa ứng xử trong quá trình tổ chức phục vụ du khách đến, cũng như bảo vệ phong tục văn hóa địa phương, môi trường sinh thái, lịch sự, văn minh.
Định hướng cộng đồng dân cư địa phương xây dựng sản phẩm du lịch “đặc thù” dựa trên thế mạnh cảnh quan Đồng Sen, để trở thành điểm du lịch trọng điểm cùa Đồng Tháp, có bản sắc riêng biệt với các sản phẩm du lịch khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hỗ trợ kinh phí trong việc đào tạo và liên kết với các trường đại học, các trường nghiệp vụ du lịch, xây dựng chương trình đào tạo cho nhân lực phục vụ du lịch sinh thái Đồng Sen phù hợp với điều kiện tài nguyên và trình độ nhân lực tại địa phương.
Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư với cơ chế “đặc thù” riêng để kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch Đồng Sen với sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, ưu tiên đầu tư các hạng mục cấp bách như hệ thống điện, nước, đê bao, thoát nước, xử lý môi trường, hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới.
Hỗ trợ nguồn vốn ngân phát triển cơ sở hạ tầng cho Đồng Sen như hệ thống điện, cấp nước, thoát nước, đường, bờ bao, cống cấp thoát nước.
Hỗ trợ kinh phí quảng bá du lịch sinh thái đồng Sen qua các kênh quảng cáo, truyền thông, các hội chợ du lịch trong và ngoài nước.
Tiểu kết chương III
Du lịch sinh thái Đồng Sen, không chỉ đơn giản sự hấp dẫn của cảnh quan, thưởng thức ẩm thực đơn thuần, mà còn thỏa mãn các nhu cầu như giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, các hoạt động trải nghiệm cuộc sống.
Dựa vào tài nguyên sinh thái, các giá trị văn hóa địa phương kết hợp với sự nhạy bén, sáng tạo, tự học hỏi rút kinh nghiệm, ý chí vươn lên vượt khó, vượt nghèo “dám nghĩ, dám làm” của cộng đồng dân cư địa phương, từng bước hoàn thiện sản phẩm du lịch sinh thái của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.
Cộng đồng dân cư địa phương đã phát hiện những lợi thế riêng để tạo ra sản phẩm du lịch riêng, đã giải quyết được công ăn việc làm cho dân cư địa phương, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ hội cho cộng đồng dân cư địa phương giao lưu văn hóa với du khách, tạo được dấu ấn trong lòng du khách,
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Đồng Sen đã góp phần định vị được sản phẩm du lịch của tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, khơi dậy giá trị văn hóa miệt vườn, giữ gìn và phát huy phục hồi được nét văn hóa truyền thống địa phương.
Du lịch sinh thái Đồng Sen tuy có quy mô còn nhỏ, khởi điểm xuất phát hình thành tự phát, còn có nhiều hạn chếnhư thiếu định hướng, cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, trình độ chuyên môn hạn chế, nguồn vốn không có, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Từ những tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, trong chương này tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tổng hợp các quan điểm phát triển du lịch của chính quyền địa phương. Từ những thông tin thu thập, phân tích, xử lý, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị với cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, các nhà quản lý du lịch, các doanh
nghiệp lữ hành, du khách và chính quyền địa phương để phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thực tế tại xã Mỹ Hòa.
Các giải pháp và kiến nghị của tác giả có tầm nhìn chiến lược dài hạn, có quy lớn, được thu thập từ các điểm du lịch nổi tiếng, nhằm phát huy hết tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương, để tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm du lịch khác trong vùng và các nước trong khu vực.
Các đề xuất nếu được đầu tư đúng mức sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Đồng Tháp phát triển chung với du lịch cảnước.
PHẦN KẾT LUẬN
Xu hướng du lịch sinh thái đang phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, được nhiều du khách quan tâm trong đó có Việt Nam. Mặc dù, hoạt động du lịch sinh thái mới thực sự tham gia trong vài thập kỷ gần đây, nhưng đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế, du lịch và phục hồi sức khỏe cho cộng đồng. Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong trong đời sống sinh hoạt của con người.
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia, các dân tộc trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có du lịch. Du lịch sinh thái đã làm cho con người có cơ hội tìm hiểu các nền văn hóa, các cảnh quan thiên nhiên, giữa các vùng miền, giữa các quốc gia với nhau.
Việt Nam được xem là vùng đất “mới” trong bản đồ du lịch thế giới, lượng du khách đến Việt Nam ngày càng tăng qua hằng năm, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Phát triển du lịch sinh thái là phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam.
Đồng Tháp Mười được xem như vùng đất đã có người định cư rất sớm. Qua các khảo cổ di tích Gò Tháp đã tìm thấy nền văn hóa Óc Eo, là tài sản vô giá không chỉ của địa phương mà cả của nhân loại. Mỹ Hòa, được thừa hưởng các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn này.
Đồng Sen vốn là một vùng đất ngập nước của Đồng Tháp Mười hoang sơ hẻo lánh, cây sen được xem là “thứ cỏ hoang”, nét đẹp sắc sen hồng chỉ làm đẹp cho quê hương, hạt sen chỉ làm món ăn dân dã. Nhưng hôm nay, Đồng Sen đã rút ngắn khoảng cách vùng xa xuôi hẻo lánh “khỉ ho cò gáy” đến với mọi người, đến với du khách trong và ngoài nước.
Sen hồng đã tạo được niềm tin vào sự phát triển kinh tế, du lịch, đời sống văn hóa tinh thần của dân cư xã Mỹ Hòa, cũng như thúc đẩy các lĩnh vực khác kinh tế, nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất tại địa phương phát triển, đã đóng góp trực tiếp và gián tiếp nguồn thu cho ngân sách địa phương. Mặc dù có nhiều thành tựu,
nhưng du lịch sinh thái Đồng Sen phát triển chưa xứng với tiềm năng thế mạnh và thương hiệu du lịch Đồng Tháp.
Khách quan nhìn nhận thì các hoạt động của du lịch sinh thái Đồng Sen có quy mô quá nhỏ bé, sản phẩm đơn điệu, cơ sở vật chất phục vụ du lịch thiếu thốn, các hoạt động đơn giản, được hình thành dựa vào cảnh quan vùng quê Đồng Tháp Mười, sắc hồng của hoa sen, môi trường trong lành để hoạt động du lịch.
Việc khai thác hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế do những nguyên nhân như cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch là những nông dân, hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đủ khả năng tổ chức, quản lý, chưa đủ khả năng liên kết với các hang lữ hành, chưa đủ tầm nhìn chiến lược, thiếu định hướng trong khai thác hoạt động du lịch. Trước hết phải kể đến việc thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, chưa có mô hình để học tập, chưa sáng tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù riêng gắn với sản phẩm sen, thiếu những giải pháp, chiến lược trung và dài hạn xuyên suốt và đồng bộđể thực hiện những mục tiêu phát triển.
Tuy nhiên, trong thời gian ngắn tham gia hoạt động du lịch sinh thái, nhưng cộng đồng dân cư Mỹ Hòa đã đưa Đồng Sen lên đỉnh cao mới, đóng góp đáng ghi nhận cho ngành du lịch Đồng Tháp, bước đầu đã thu hút được sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đưa vùng đất hoang sơ thành tài nguyên du lịch thu hút du khách.
Du lịch sinh thái Đồng Sen cũng có những nét khởi sắc mới lạc quan, đang dần trở thành một điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và chọn lựa. Đồng Sen đang có những bước đi đúng hướng, phù hợp với chủtrương phát triển của Chính quyền địa phương, đã góp phần tạo hình ảnh chủ đạo, nhận diện cho du lịch Đồng Tháp, góp phần đưa du lịch Đồng Tháp có vị trí mới trong tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong luận văn, tác giả chỉ phân tích các hoạt động, các số liệu cảm tính từ người tham gia hoạt động du lịch và các số liệu khảo sát, phỏng vấn từ du khách và