Cơ hội (Opportunities)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 75)

7. Bố cục của luận văn

3.1.3. Cơ hội (Opportunities)

Việt Nam đã hội nhập vào các tổ chức thế giới, tăng trưởng du lịch ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế xã hội, du khách ngày càng quan tâm đến thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nền chính trị xã hội Việt Nam ổn định, an toàn.

Việt Nam được xem như vùng đất “mới” trong bản đồ du lịch thế giới, điểm đến an toàn, du khách đang có xu hướng muốn đến khám phá và trải nghiệm. Số lượng du khách đến Việt Nam đều tăng hằng năm, trong đó có lượng du khách đến Đồng Tháp.

Du khách ngày càng quan tâm đến thiên nhiên, môi trường sinh thái, đang có trào lưu du lịch tìm hiểu về văn hóa bản địa, du lịch trải nghiệm làm dân bản xứ “homestay”, khu du lịch Đồng Sen có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch này phục vụ du khách.

Loại hình du lịch văn hóa tâm linh “Thiền học” đang được cộng đồng quan tâm, đây là hình thức thể dục trí tuệ mang lại sự tĩnh tâm, trí lực và sức khỏe cho người tập. Đồng Sen là nơi lý tưởng thu hút đối tượng khách này. Đồng Sen là nơi đầu tiên trong cả nước hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cảnh quan sinh thái đồng sen, đã được định hình phát triển. Trong khi khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, cánh đồng sen Tân Thạnh (tỉnh Long An) có điều kiện tương đồng đang mò mẫm tìm lối đi, hầu hết các đồng sen trong nước chỉ trồng sen thuần túy thu hoạch thương phẩm.

Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ đầu tư để phát triển các loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn. Đồng Sen là nơi hội đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch này.

Chính quyền Đồng Tháp đã triển khai Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020 và đã phê duyệt lập quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

Đồng bằng sông Cửu Long đang được Chính phủ đầu tư để phát triển các loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn. Đồng Sen Tháp Mười là nơi hội đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch này.

3.1.4. Thách thức (Threats)

Du lịch chịu nhiều ảnh hưởng tác động của các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, xã hội, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh. Với một biến động nhỏcũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch. Do đó, vốn đầu tư phát triển Đồng Sen là một thách thức lớn và đầy rủi ro.

Du lịch sinh thái Đồng Sen chưa được mọi người biết đến rộng rãi trong cả nước và nước ngoài.

Đồng Sen chưa được xem như một điểm du lịch chính trong chương trình du lịch của các hãng lữ hành.

Phần lớn du khách đến Đồng Sen là du khách nội địa ghé dừng chân rồi tiếp tục hành trình, rất ít du khách nước ngoài. Nên việc giữ chân và kéo dài thời gian sử dụng các dịch vụ là rất khó.

Đồng Tháp có rất nhiều dự án thu hút vốn đầu tư. Việc thu hút vốn phát triển Đồng Sen còn gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen rất dễ bắt chước, sao chép, cạnh tranh trực tiếp từ các điểm du lịch trong tỉnh và các tỉnh địa phương khác có cùng điều kiện tựnhiên và đồng sen tương đồng.

Đô thị hóa đang diễn ra nhanh, dễ làm phá vỡ môi trường sinh thái hoang sơ vùng Đồng Tháp Mười, ảnh hưởng đến sinh thái cảnh quan Đồng Sen.

Tình hình biền đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nước đang diễn biến phức tạp, đe dọa đến thiếu nước khu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Đồng Sen.

3.1.5. Bảng tổng hợp phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

S1: Hoa sen là hình ảnh quen thuộc, là biểu tượng của tỉnh Đồng Tháp, du khách đến Đồng Tháp đều mong đợi đến Đồng Sen.

S2: Nằm vị trí trung tâm của vùng

W1: Đồng Sen là điểm tham quan du lịch mới tại Đồng Tháp. Du khách luôn nghĩ Đồng Sen là nơi xa xôi hẻo lánh, hoang vu.

Đồng Tháp Mười, cửa ngõ của tỉnh Đồng Tháp, giao thông thuận lợi, dễ dàng kết liên kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

S3: Môi trường, cảnh quan còn hoang sơ, không khí trong lành giữ được nét mộc mạc, yên tĩnh, lãng mạn của vùng quê Đồng Tháp Mười. Còn giữ được bản sắc văn hóa địa phương, văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh qua các lễ hội.

S4: Điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, có gần 6 tháng mùa nước nổi, thuận lợi cho cây sen phát triển và tổ chức hoạt động du lịch quanh năm.

S5: Dân cư địa phương thân thiện, hiền hòa, hiếu khách.

S6: Cộng đồng tích cực tham gia hoạt động du lịch.

S7: Có đặc sản rượu sen, các sản phẩm chế biến từ sen và ẩm thực sen đang được du khách tin dùng.

S8: Lực lượng lao động trẻ và dồi dào, nhiệt tình.

W3: Chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn cho các hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen. W4: Hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như điện, nước sạch, phòng trưng bày bảo tàng giống sen, siêu thị, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú. W5: Sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu. Chưa có thị trường tiêu thụ ổn định. W6: Chưa có liên kết giữa các bên tham gia hoạt động du lịch: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp lữ hành, cộng đồng dân cư địa phương, các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh lân cận.

W7: Công tác quảng bá, tiếp thị, liên kết thu hút du khách còn hạn chế, chưa có trang website và các loại hình quảng cáo Đồng Sen đến với du khách. Du khách chưa biết Đồng Sen rộng rãi.

W8: Du khách đến tham quan chỉ nữa ngày. Chưa có cơ sở lưu trú. Khách nội địa chiếm đa số.

W9: Nguồn lao động phục vụ du lịch còn hạn chế về trình độ và tính chuyên nghiệp. Chưa có thuyết minh viên tại điểm du lịch Đồng Sen. Hầu hết không giao tiếp được bằng ngoại ngữ.

W10: Chưa có hệ thống xử lý nước thải, xử lý chất thải.

danh mục kêu gọi được nhà đầu tư. Việc triển khai dự án phát triển còn lâu.

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

O1: Số lượng du khách đến Việt Nam, Đồng Tháp đều tăng trưởng hằng năm. O2: Du lịch sinh thái ngày càng được cộng đồng quan tâm, Đồng Sen là điểm du lịch mới, đã tạo được điểm nhấn trong du lịch Đồng Tháp.

O3: Số lượng du khách đến Đồng Sen không ngừng gia tăng.

O4: Được sự ủng hộ của các doanh nghiệp lữ hành.

O5: Các nhà đầu tư đang quan tâm đến các dự án phát triển du lịch tại tỉnh Đồng Tháp, trong đó có Đồng Sen. O6: Môi trường đầu tư tốt, được chính quyền tạo điều kiện, khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển du lịch Đồng Sen.

O7: Hợp tác mở rộng liên kết hoạt động du lịch trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang được mở rộng.

O8: Chính quyền đang triển khai đề án Phát triển du lịch tỉnh, giai đọan 2015 - 2016, đã phê duyệt kế hoạch Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch sinh thái Đồng Sen, thành điểm du lịch trọng

T1: Chịu nhiều ảnh hưởng tác động của các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, xã hội, khủng bố, dịch bệnh.

T2: Du khách luôn đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ du lịch

T3: Cạnh tranh gay gắt ngay giữa các hộ trong Đồng Sen và các điểm du lịch trong tỉnh. Các điểm du lịch Gáo Giồng, Xẻo Quý, Tràm Chim, Trà Sư đều có trồng sen làm tiểu cảnh.

T4: Mô hình du lịch sinh thái Đồng Sen rất dễ bắt chước, sao chép từ các địa phương cùng điều kiện tương đồng. T5: Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái và môi trường nhân văn làm ảnh hưởng đến đời sồng dân cư địa phương là không tránh khỏi.

T6: Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Đồng Sen sẽ phá vỡ vẻ đẹp nguyên sơ của vùng Tháp Mười và làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên.

T7: Liên kết trong hoạt động du lịch giữa các hộ theo loại hình du lịch cộng đồng chưa rõ ràng.

T8: Vốn đầu tư lớn, khó huy động và nhiều rủi ro.

điểm của tỉnh Đồng Tháp. T9: Hạn hán, thiếu nước từ đầu nguồn sông Mekong đang diễn biến phức tạp.

3.1.6. Bảng tổng hợp chiến lược SO, ST, WO, WT

Chiến lược SO Chiến lược ST

1. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S6, S8 + O1, O2, O3, O4, O5, O6, O9: Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen. 2. Kết hợp S2, S4, S5, S8 + O1, O2, O3, O5, O6, O8: Lập dự án kếu gọi đầu tư vào phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

3. Kết hợp S2, S5, S7, S8 + O4, O5, O6, O7: Đẩy mạnh liên kết các tuyến điểm du lịch, đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ nhu cầu của du khách.

1. Kết hợp S3, S4 + T5, T9: xây dựng chương trình, phương án bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen.

2. Kết hợp: S1, S2, S3, S4, S7 + T2, T3, T4: Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện các sản phẩm du lịch đang khai thác, đáp ứng nhu cầu của du khách.

3. Kết hợp S4, S5, S6, S8 + T5, T6: Nêu cao nhận thức về phát triển du lịch phải đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái.

Chiến lược WO Chiến lược WT

1. Kết hợp W3, W6 + O5, O6, O7, O8: Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen phù hợp với tiêu chí phát triển bền vững theo định hướng phát triển du lịch tổng thể của du lịch tỉnh Đồng Tháp.

2. Kết hợp W2, W4, W5, W8, W10 + O3, O4, O5, O6, O7: Thu hút vồn đầu tư từ nhiều thành phần kinh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ du lịch và phát triển sản

1. Kết hợp W3, W5, W6 + T2, T3,T4: học tập trao đổi kinh nghiệm, lựa chọn chiến lược quản lý, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen.

2. Kết hợp W3, W6, W7, W9 + T2, T3, T7: Xây dựng chương trình đào tạo cho nhà quản lý du lịch, người tham gia hoạt động du lịch, thuyết minh viên và dân cư địa phương.

phẩm du lịch mới.

3. Kết hợp W9 + O1, O2, O3, O4, O5, O7, O8: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch sinh thái Đồng Sen, đào tạo thuyết minh viên, đào tạo ngoại ngữ và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động trực tiếp giao tiếp với du khách.

4. Kết hợp W5 + O3, O4, O6: Phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, sản phẩm quà tặng để thu hút khách đến tham quan và mua sắm. 5. Kết hợp W10 + O3, O4, O5, O8: Xây dựng hệ thống thu gom rác, xử lý rác, chất thải và xử lý nước thải.

6. Kết hợp W6, W7 + O4, O7, O8: tăng cường xúc tiến, quảng cáo du lịch sinh thái Đồng sen qua các công cụ quảng cáo, thông tin đại chúng, truyền thông điện tử.

Liên kết hoạt động du lịch sinh thái, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch du lịch, theo mô hình du lịch cộng đồng hướng đến phát triển bền vững.

4. Kết hợp W5, W7 + T2, T3: nâng cao quảng bá du lịch sinh thái Đồng Sen để thu hút du khách.

5. Kết hợp W3, W10 + T1, T2, T3, T5, T6: Có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý chất thải, rác, nước.

3.2. Quan điểmcủa chính quyền địa phươngvà xu hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Sen

Trong bối cảnh đất nước mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hội nhập với thế giới.

Bộ Văn hòa Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 194/ QĐ- BVHTTDL, ngày 23 tháng 1 năm 2015, về việc phê duyệt Đề án Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030, được trình bày ngày 29/1/2015 tại Hà Nội của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam đã nêu rõ:

Trên cơ sởđánh giá tiềm năng, hiện trạng, các yếu tố nguồn lực để phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề án nêu lên quan điểm phát triển, trong

đó tập trung vào phát triển du lịch sông nước, miệt vườn thành sản phẩm du lịch

đặc trưng của vùng và cả nước bên cạnh việc phát triển du lịch văn hóa, tâm linh,

du lịch sinh thái, du lịch biển đảo; gắn kết chặt chẽ phát triển du lịch với công tác

đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệmôi trường, đặc biệt coi trọng vấn đề biến

đổi khí hậu và nước biển dâng. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, tập trung phát triển du lịch sinh thái, miệt vườn, đất ngập nước, du lịch biển đảo và du lịch văn

hóa, lễ hội để góp phần khẳng định vị trí quan trọng của Đồng bằng sông Cửu

Long đối với du lịch Việt Nam. Nâng cao vị thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, góp phần quảng bá hình ảnh Đồng bằng sông Cửu Long với cảnước và quốc tế7.

Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020, đã xác định vai trò của sinh thái Đồng Tháp Mười trong phát triển du lịch Đồng Tháp, được thể hiện qua các văn bản của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch.

Quyết định số 03/ 2015/ QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp, ngày 15 tháng 1 năm 2015, Quyết định về việc ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp

Quyết định số 110/ KH-UBND, ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp, ngày 04 tháng 6 năm 2015, Quyết định về kế hoạch triển khai Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2015 -2020.

Trong đề án tỉnh Đồng Tháp sẽ tập trung khai thác hai loại sản phẩm du lịch đặc thù hình có thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp như:

7Tổng cục Du lịch (2016), Xây dựng Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, truy cập ngày25/ 02/ 2016

Phát triển sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng gắn với những giá trị cảnh quan sông nước và văn hóa bản địa. Đối với loại hình này, tỉnh sẽ phát triển sản phẩm du lịch thưởng ngoạn cảnh quan sông nước, tham quan di chỉ khảo cổ văn hóa Óc Eo.

Phát triển sản phẩm du lịch phục vụ du khách tìm hiểu cuộc sống cộng đồng dân cư vùng Đồng Tháp Mười và Vườn quốc gia Tràm Chim với các hoạt động của người dân trong mùa nước nổi;

Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề như xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở Làng hoa Tân Quy Đông, Làng Bè Bình Thạnh, gắn với các hoạt động du lịch trải nghiệm, quy trình sản xuất sản phẩm, tìm hiểu đời sống sinh hoạt truyền thống, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực địa phương tại nhà người dân để phục vụ du khách.

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, gồm phát triển sản phẩm du lịch sinh cảnh rừng tràm ngập nước, đồng ngập nước, cảnh quan đồng lúa, cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan đời sống nông thôn gắn với các hoạt động tìm hiểu giá trị di tích lịch sử địa phương, cảnh quan sinh thái, văn hóa ẩm thực đồng quê tại Khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu du lịch Đồng Sen Tháp Mười.

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đất ngập nước với các hoạt động tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) du lịch sinh thái đồng sen tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)