Nội dung điều chỉnh pháp luật đầu tư trong giáo dục đại họ cở

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 34 - 36)

Nam

- Quy định về chủ thể đầu tư

Quan hệ đầu tư nói chung cũng như quan hệ đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đề có tính xác định về cơ cấu chủ thể. Pháp luật quy định những chủ thể được tham gia quan hệ pháp luật đầu tư trong lĩnh vực giáo dục xuất phát tính chất của hoạt động đầu tư, để bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức và của toàn xã hội. Các chủ thể đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định để tham gia quan hệ đầu tư được coi là có năng lực pháp luật đầu tư. Hai nhóm chủ thể cơ bản của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học gồm nhà đầu tư và cơ quản lý nhà nước về đầu tư.

- Quy định về điều kiện đối với hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học

Một trong những đặc điểm đặc thù của hoạt động đầu tư trong GDĐH đó là “điều kiện đầu tư”. Nó thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm điều kiện đối với nhà đầu tư; hình thức đầu tư; thành lập tổ chức kinh tế; điều

36

kiện về vốn và cơ sở vật chất; điều kiện về chương trình giáo dục; mở cưa thị trường đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và rất nhiều điều kiện khác nữa.

Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện đầu tư trong giáo dục đại học theo hướng phân chia chủ thể đầu tư giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, pháp luật quy định về điều kiện đầu tư căn cứ vào thực tế hoạt động đầu tư và cam kết quốc tế trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Quy định về hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư là một vấn đề quan trọng, là cách tiến hành hoạt động đầu tư sinh lợi của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, không những thể hiện quyền lợi của nhà đầu tư mà còn nói lên thái độ của nhà nước đối với nhà đầu tư trong mỗi thời kỳ phát triển. Kết hợp tìm hiểu luật đầu tư và phạm vi đầu tư trong GDĐH để thấy được nhà nước đang tạo cơ hội cho nhà đầu tư được tiến hành các hoạt động đầu tư dưới những hình thức khác nhau.

Các quy định về hình thức đầu tư trong Luật đầu tư 2005 thể hiện một bước tiến rất lớn trong việc bảo đảm tính công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, cũng như bảo đảm tính toàn diện, thống nhất cho pháp luật đầu tư của Việt Nam, góp phần đưa pháp luật đầu tư của Việt Nam tiến gần hơn tới mức tiêu chuẩn của sự phù hợp xu hướng hội nhập. Theo quy định của pháp luật, hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư được phép tiến hành bao gồm hình thức đầu tư trực tiếp và hình thức đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thưc đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn và tham gia hoạt động quản lý (Khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư), thể hiện qua các hình thức cụ thể: thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh; ký kết hợp đồng BOT, BTO, BT, BCC; đầu tư phát triển kinh doanh; mua cổ phần hoặc sát nhập doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp. Đầu tư gián tiếp là đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,

37

các giấy tờ có giá, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các chế định tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư [14].

Trong điều kiện và môi trường GDĐH, hình thức đầu tư là cách thức mà pháp luật cho phép các nhà đầu tư sử dụng nguồn lực đầu tư, liên kết và thụ hưởng kết quả đầu tư.

- Quy định về thủ tục đầu tư

Theo quy định của Luật đầu tư 2005 thì thủ tục đầu tư được quy định khá đơn giản và thuận tiện cho các nhà đầu tư. Theo đó dự án đầu tư được phân chia thành hai loại: đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư. Đầu tư trong GDĐH là lĩnh vực đầu tư có điều kiện nên các dự án đầu tư phải tiến hành thủ tục thẩm tra đầu tư theo quy định chung. Dự án thuộc diện thẩm tra áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nội dung thẩm tra bao gồm các nội dung: Sự phù hợp quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; Nhu cầu sử dụng đất: tiến độ thực hiện dự án; Giải pháp về môi trường. Đối với dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì nội dung thẩm tra chính là thẩm tra các điều kiện mà dự án phải đáp ứng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 34 - 36)