Yếu tố tâm lý xã hội, ý thức xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 44 - 45)

Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương rất đúng đắn: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và cũng đã có những biện pháp cụ thể cải cách giáo dục. Tại sao ngành giáo dục vẫn loay hoay lúng túng, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục? Tại sao khi ta cởi trói cho nông dân và cho các nhà doanh nghiệp, thì nông nghiệp và doanh nghiệp phát triển? Tại sao

46

chúng ta không cởi trói cho giáo dục để giáo dục phát triển? Ai trói buộc và ai sẽ cởi trói cho giáo dục?

Chính là tư tưởng bao cấp, quan liêu và cào bằng, xa rời thực tế, duy ý chí, phân biệt đối xử cũng như việc lẫn lộn chức năng của cơ quan này với cơ quan khác hiện phổ biến ở nhiều nơi đang tự trói buộc chúng ta. Chẳng hạn như chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục đang lẫn lộn với chức năng thực hành giáo dục của các cơ sở giáo dục. Như hiện nay Bộ đang làm công tác tuyển sinh thay cho các trường đại học trong khi mỗi trường đại học có những yêu cầu khác nhau, lại có một đội ngũ tri thức lớn, làm sao Bộ thay thế nổi.

Những việc cần làm thì chưa làm, hay làm chưa tốt, trong khi lại lấn sân sang công việc của các cơ sở giáo dục, khiến ách tắc, rối bời, làm cho tê liệt tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, làm tăng gấp bội “tinh thần nặng óc khoa cử, luyện thi trong xã hội”, “bệnh thành tích”, “bệnh đối phó”, “bệnh đấu đá”, “bệnh thiếu trung thực” đang tràn lan khắp nơi, ở mọi người kể cả thầy lẫn trò mà hiện tượng quay cóp đang hoành hành, trở thành quốc nạn!

Như một thầy thuốc cần chẩn đoán đúng bệnh và cho đúng thuốc, thuốc đắng giã tật, bệnh nặng đến đâu cũng chữa được! Phải thẳng thắn nhìn vào sự thật những căn bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam nói trên. Và phải biết trị tận căn, mới mong chất lượng giáo dục của Việt Nam được cải thiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)