Giải pháp cụ thể đối với pháp luật về đầu tư trong giáo dục đạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 89 - 100)

Việt Nam

- Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Luật Giáo dục 2005 được quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức hoạt động giáo dục. Trong quá trình thực hiện Luật Giáo dục 2005 đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực tuy nhiên trong quá trình triển khai đã nảy sinh một số điểm chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn.

Giải pháp ưu tiên cần phải tập trung sửa đổi Luật đầu tư, Luật Giáo dục và Luật GDĐH, từ đó rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo điều kiện thực hiện tự chủ đại học. Ngoài việc khắc phục những bất cập, mâu thuẫn đã nêu ở phần trên, cần làm rõ trách nhiệm giải trình của các trường, phân biệt trường hoạt động vì mục đích lợi nhuận và

91

không vì mục đích lợi nhuận để các trường hoạt động không vì mục đích lợi nhuận có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực của Nhà nước. Theo quan điểm cá nhân, những trường hoạt động theo nguyên tắc doanh nghiệp – quyết định dựa theo tỷ lệ phiếu của cổ đông và chia lợi tức cho cổ đông dưới bất kỳ hình thức nào – đều là trường hoạt động vì mục đích lợi nhuận.

Mặt khác trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế thế giới khiến nhu cầu sửa đổi bổ sung Luật giáo dục ngày càng cấp thiết. Trong tờ trình Quốc hội về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đã thuyết minh như sau: “ Giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt, được quy định trong Luật đầu tư, là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư. Việc sửa đổi bổ sung Điều 13 – Đầu tư cho giáo dục nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy định của Luật Giáo dục với Luật Đầu tư, tạo cơ sở cho việc xây dựng các văn bản dưới luật theo hướng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo hệ thống pháp luật chuyên ngành, phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 5 Luật đầu tư: “Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của Luật đó”. Quy định về đầu tư cho giáo dục của Luật giáo dục được hoàn thiện sẽ là cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

- Dành cho đầu tư phát triển giáo dục đại học nhiều ưu đãi hơn nữa. Ưu đãi là vấn đề nhà đầu tư nào cũng quan tâm. Dành cho nhà đầu tư những ưu đãi thích đáng sẽ thu hút được đáng kể nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

Ưu đãi được hy vọng nhiều nhất là ưu đãi về đất đai bởi hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tham gia đầu tư thành lập mới trường đại học gặp nhiều vướng mắc, như không có đất để triển khai hoặc khi được giao đất lại gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng. Vì vậy cần có những quy

92

định rõ ràng, thông thoáng hơn nữa cho nhà đầu tư được tiếp cận với chính sách ưu đãi về đất đai.

Ưu đãi về thuế cũng rất được quan tâm. Các quy định ưu đãi về thuế thu nhập, doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa công bằng và chưa khuyến khích các hoạt động xã hội hóa. Các cơ sở tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa theo quy định của Luật doanh nghiệp thì phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%; không được hưởng mức thuế 10% như quy định tại nghị định của Chính phủ, chính vì vậy cần xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các trường ngoài công lập; các tổ chức, các trung tâm thuộc các trường đại học tư thục thực hiện liên kết đào tạo, các cơ sở đào tạo thuộc doanh nghiệp, các tổng công ty, các tập đoàn kinhh tế, các trường tự chủ 100% kinh phí hoạt động. Theo đề xuất của các nhà quản lý thì nên thực hiện chính sách miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế; giảm 50% thuế thu nhập trong 5 năm tiếp theo với mức thuế là 10%. Chính sách thuế áp dụng chung, không phân biệt công lập và ngoài công lập.

Về chủ thể đầu tư, cần quy định cụ thể về điều kiện của chủ thể được thực hiện hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học. Thêm vào đó là nguồn gốc của vốn đầu tư. Mặc dù không trách được việc “rửa tiền” khi đầu tư vào giáo dục bởi vốn trên thị trường lưu thông khá tự do và chưa có điều kiện cụ thể về việc “thanh lọc” nguồn vốn đầu tư. Giải pháp đưa ra phải thành lập một ngân hàng theo hình thức tín dụng cho giáo dục, không nên để những chủ thể chỉ cần có tiền là có thể tham gia đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học này. Cũng có chủ thể không có khả năng tài chính nhưng có trình độ, có năng lực chuyên môn và cao hơn cả là tâm huyết với sự nghiệp phát triển giáo dục. Những chủ thể này không thể tham gia hoạt động đầu tư vì hiện nay, quan niệm đầu tư trong mọi lĩnh vực là bỏ ra những nguồn lực vật chất. Thực trạng người có tiền thì cứ đầu tư nhưng không có tâm dẫn đến chạy theo lợi nhuận

93

mà lơ là chất lượng giáo dục, ngược lại những người có “tâm” lại không thể góp cái vô hình đó vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục được. Chính vì vậy cần bổ sung thêm những hình thức đầu tư sao cho tận dụng được mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục đào tạo.

- Đặt ra những tiêu chuẩn để xếp hạng chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, vinh danh những cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao nhằm khuyến khích đầu tư vào chất lượng giáo dục. Mọi hoạt động đầu tư đều vì mục tiêu sinh lợi, nhưng hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học mang tính đặc thù, nó là hoạt động mang lại cho xã hội những giá trị quý báu, sản phẩm của giáo dục chúng ta có thể thừa hưởng lâu dài và sản sinh những giá trị vật chất và tinh thần khác. Vì vậy cần kích thích chất lượng giáo dục, bằng chính sách cho nhà đầu tư. Khi một cơ sở đào tạo có chất lượng giáo dục được xã hội công nhận, vinh danh xứng đáng thì sẽ là thương hiệu và ngày càng thu hút người học, càng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tâm lý thực dụng của con người là luôn tìm cho mình những dịch vụ tốt nhất, chấp nhận chi phí để hưởng thụ những sản phẩm có chất lượng cao. Người học cũng vậy, cũng tìm đến môi trường giáo dục tốt. Vì vậy cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích thích hợp, cho phép các cơ sở giáo dục đại học có quyền tự chủ hơn và có những đánh giá xếp hạng xứng đáng để nhà đầu tư không chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt mà còn phải chăm lo cho chất lượng và uy tín của cơ sở giáo dục.

- Cần xây dựng một môi trường đầu tư bình đẳng, hạn chế tối đa sự phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường bình đẳng cho các cơ sở giáo dục công lập, tư thục. Pháp luật cần có những quy định có tầm nhìn xa và ổn định bởi hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có thời hạn kéo dài, nếu chính

94

sách không ổn định sẽ khiến cho nhà đầu tư không an tâm khi bỏ ra nguồn vốn lớn cho đầu tư giáo dục.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng của hoạt động đầu tư, những yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học ở nước ta, cần có định hướng và những giải pháp mang tính tổng quát và cụ thể để bảo đảm thực hiện được chính sách đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Định hướng và những giải pháp nêu trên theo quan điểm cá nhân em là phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam, nâng cao hiệu quả các hoạt động đào tạo, hoàn thành mục tiêu giáo dục đào tạo nước nhà.

95

KẾT LUẬN

Giáo dục đại học vừa thực hiện chức năng phúc lợi xã hội vừa thực hiện chức năng dịch vụ, đồng thời GDĐH là sản phẩm mang lại lợi ích cho cá nhân và xã hội. Đầu tư cho giáo dục là việc làm cần thiết của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Để thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước cần phải có công cụ pháp lý mang tính đồng bộ, thống nhất và có tính phù hợp với tình hình thực tiễn, cũng như xu hướng phát triển tất yếu của thời đại là điều cần thiết.

Việc ra đời Luật Đầu tư 2005, Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục Đại học 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã một phần đáp ứng được yêu cầu của phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục đại học nói riêng. Tuy nhiên thực tiễn triển khai còn rất nhiều vấn đề bất cập, nổi cộm cần được khắc phục, nguyên nhân chính từ môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, rườm rà, lạc hậu,..

Việc xây dựng và hoàn thiện luật để phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng, hết sức cấp thiết nhưng cũng rất khó khăn, đòi hỏi chúng ta ngay từ bây giờ phải tập trung nguồn lực, công sức, trí tuệ để khẩn trương tổ chức, triển khai thực hiện. Từ những nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của hoạt động đầu tư trong GDĐH, cũng như đánh giá thực trạng pháp luật về đầu tư GDĐH ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư trong GDĐH ở Việt Nam trong luận văn. Học viên mong rằng kết quả nghiên nghiên cứu trên có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam và có giá trị tham khảo trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về pháp luật giáo dục.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

2. Báo cáo của Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ ngoài công lập tại Hội nghị Đánh giá 20 năm Phát triển Mô hình giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam 1993 – 2013,

3. Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ trong phụ lục của Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam là kết quả đàm phán giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các thành viên WTO.

4. Ngô Bảo Châu, Đại học Việt Nam đang tụt hậu (http://tuoitre.vn/Giao- duc/620953/dai-hoc-viet-nam-dang-tu%CC%A3t-ha%CC%A3u.html). 5. Nguyễn Thị Kim Dung (2002), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho giáo

dục Đại học nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. Luận án Tiến sỹ Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Trần Khánh Đức (2010), Giáo trình Giáo dục Đại học Việt Nam và Thế giới dùng cho các khóa bồi dưỡng giảng viên cao đẳng, đại học về nghiệp vụ Sư phạm đại học theo chương trình của Bộ GD&ĐT, Hà Nội.

7. Điều lệ Trường Đại học tư thục (Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục).

8. Giáo trình Luật đầu tư, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2008.

97

9. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.

10. Hiến pháp 2013

11. Thanh Hà, Mô hình ĐHQGHN: khẳng định bản chất của giáo dục đại học hiện đại. (http://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N15249/Mo-hinh-

dHQGHN:-khang-dinh-ban-chat-cua-giao-duc-dai-hoc-hien-dai.htm). 12. Trần Việt Hùng, Nguyên tắc chi phí và lợi ích đầu tư cho giáo dục đại

học của Việt Nam (http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh- luan/Nguyen-tac-chi-phi-va-loi-ich-dau-tu-cho-giao-duc-dai-hoc-cua- Viet-Nam/26672.tctc).

13. Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009;

14. Luật Đầu tư 2005 (Luật số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

15. Luật Giáo dục 2005 (Luật số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009.

16. Luật Giáo dục đại học 2012 (Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XI từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005).

17. Chi Mai, 24.000 tiến sỹ Việt nam đang làm gì?

(http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/164238/24-000-tien-si-viet-nam-dang- lam-gi-.html).

18. Bùi Đức Nam, Tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập-Những vấn đề cần tháo gỡ (http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Tai-

98

chinh-doi-voi-co-so-giao-duc-dai-hoc-cong-lap-Nhung-van-de-can-thao- go/45949.tctc).

19. Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

20. Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

21. Nghị định số 75/2006/NĐCP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

22. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

23. Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

24. Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ : Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

25. Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

26. Nguyễn Nhã, Xây dựng giải pháp đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới (http://vietbao.vn/Giao-duc/Xay-dung-giai- phap-dua-giao-duc-dai-hoc-Viet-Nam-hoi-nhap-khu-vuc-va-the-

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 89 - 100)