Sự phát triển khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động trong xã hội. Những thay đổi này đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải luôn điều chỉnh chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế tri thức đang hình thành. Một khi phương tiện internet đã trở nên thông dụng, mọi thứ đều có thể trình diễn trên internet thì giáo dục từ xa là một hình thức học tập phổ biến cho tất cả mọi người.
Sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế, xã hội, công nghệ, các trường đại học phải điều chỉnh vai trò của mình như là trung tâm nâng cao tri thức để đáp
44
ứng nhu cầu nhận thức của mỗi quốc gia. Vai trò truyền thống của các trường đại học như là người canh giữ tri thức của nhân loại hay là người truyền thụ những kiến thức thu nhận được sẽ không còn phát huy được trong thời đại ngày nay. Nhiệm vụ của các trường đại học không chỉ đơn thuần là đào tạo nhân lực mà điều quan trọng hơn là đào tạo được các nhà chuyên gia giỏi và thích ứng nhanh, có khả năng làm chủ và điều khiển được các tình huống thay đổi đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường là động được hình thành, Người đi học và người sử dụng lao động có khả năng thu được lợi ích khi tham gia thị trường lao động. Vì vậy họ phải chia sẻ kinh phí cho hoạt động giáo dục đào tạo. Đó là cơ hội cho giáo dục đại học có thêm nguồn lực để phát triển. Như vậy cả người học lẫn người sử dụng đều phải đối mặt với bài toán chi phí – lợi ích. Tất cả điều đó ảnh hưởng đến quyết định động cơ học tập, việc lựa chọn ngành nghề, tác động đến quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội.
Trong bối cảnh này quyền tự chủ của các trường đại học và việc đảm bảo tự do học thuật phải được tôn trọng. Đây là điều cần thiết để cho các cơ sở giáo dục có thể hoàn thành sứ mệnh của mình, cho hệ thống giáo dục đại học hoạt động có hiệu quả, tăng cường khả năng thay đổi và đón trước. Ở cấp quốc gia, số lượng ngày càng nhiều cơ sở đào tạo hết sức đa dạng cần thiết để đáp ứng các xu hướng đang thay đổi về nhu cầu, sẽ không thể quản lý đúng đắn được chúng nếu không có các cơ chế mềm rẻo, một mức độ phân quyền nhất định. Chính những yếu tốt này ảnh tác động, hưởng đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam.