Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong giáo dục đạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 36)

Pháp luật đầu tư cho giáo dục nói chung và pháp luật đầu tư cho GDĐH chỉ thực sự được xây dựng sau khi Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII (họp từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 12 năm 1997) chính thức đưa “xã hội hóa giáo dục” vào đời sống. Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và Nghị định 73, Chính phủ đã quyết định ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh và nâng cao

38

chất lượng xã hội hóa trong các lĩnh vực nói trên trong đó có giáo dục nhằm thống nhất hơn nữa về nhận thức và chủ trương, có cơ chế, chính sách cụ thể, có giải pháp bước đi thích hợp. Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 (đã hết hiệu lực), đã ghi nhận “xã hội hóa giáo dục” tại Điều 12, coi giáo dục là sự nghiệp của nhà nước và toàn dân. Như vậy chủ trương xã hội hóa giáo dục đã đi dần vào đời sống, được pháp luật ghi nhận và đã trở thành một khái niệm quen thuộc. Theo cách hiểu chung nhất thì chính là khuyến khích sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng, nhân lực, vật lực, tài lực trong và ngoài nước, phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lực này để phát triển giáo dục. Thực hiện xã hội hóa nhằm hai mục tiêu lớn; thứ nhất là phát triển tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, hhhuy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.

Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa là nhà nước nó phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở đó ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội.

Tuy còn nhiều cách hiểu khác nhau về chủ trương này nhưng đây thực sự là nền tảng cho các quy định pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục phát triển và hoàn thiện.

Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc Hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định tại điều 36.

“Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

39

Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: Giáo dục mầm mon, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác…”[9].

Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 39 khẳng định quyền và nghĩa vụ học tập của người dân và Điều 61 thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc phát triển giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đã khái quát được hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các cấp học, các loại hình nhà trường; phát triển giáo dục đồng đều giữa các vùng miền, ưu tiên những vùng ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; quan tâm đến đối tượng là người khuyết tập và người nghèo. Ngoài ra, xã hội hóa giáo dục cũng ưu tiên thực hiện nhằm huy động được những nguồn lực khác trong xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo [10].

Trong pháp luật đầu tư, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng được quy định là lĩnh vực được ưu đãi đầu tư từ rất sớm (Khoản 2, Điều 15 Luật khuyến khích đầu tư trong nước – sửa đổi năm 1998 – đã hết hiệu lực). Cùng thời điểm đó, Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 quy định về xã hội hóa giáo dục và đầu tư cho giáo dục trên cơ sở phù hợp với chủ trương của Đảng và pháp luật về đầu tư.

Điều 12 Luật Giáo dục 1998 quy định Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.

Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

40

Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”.

Có thể thấy, các văn bản pháp luật đầu tư và pháp luật về giáo dục đã bước đầu quy định về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là hoạt động quan trọng và được khuyến khích, ưu đãi.

Luật đầu tư 2005 ra đời là kết quả của quá phát triển các quy định pháp luật về đầu tư. Luật đầu tư 2005 thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo Luật đầu tư 2005 thì “phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo” là lĩnh vực ưu đãi đầu tư (Khoản 6 – Điều 27), và là lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điểm h – Khoản 1 – Điều 29). Cùng năm 2005, Luật Giáo dục mới ra đời, quán triệt tinh thần phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu (Điều 9), Luật Giáo dục 2005 quy định về đầu tư cho giáo dục tại Điều 13 như sau:“ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục”[15].

Mục 2, Chương VII Luật Giáo dục 2005 cũng quy định về đầu tư cho giáo dục, từ Điều 101 đến Điều 106. Các quy định này thể hiện chính sách phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu, huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ sự đóng góp, đầu tư từ những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay vì sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Mục 3, Chương VII Luật Giáo dục 2005 (từ Điều 107 đến Điều 110) quy định về hợp tác quốc tế về giáo dục, với tinh thần mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Theo quy định của mùa này thì tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được

41

nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư về giáo dục đại học ở Việt Nam, được bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong Luật đầu tư và Luật Giáo dục đều căn cứ vào vai trò, chức năng của Chính phủ, giao cho chính phủ việc quy định chi tiết các vấn đề về hợp tác đầu tư trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng của các nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. Thời gian qua, chính phủ với nhiệm vụ của mình đã có những hoạt động tích cực, hiệu quả trong việc ban hành những văn bản dưới luật, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học. Trong hệ thống các văn bản dưới luật, cũng có rất nhiều văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, cụ thể hóa quy định về đầu tư trong Luật Đầu tư 2005 và Luật giáo dục 2005.

Luật Giáo dục đại học 2012 (GDĐH) Việt Nam, được ban hành và có hiệu lực từ 1-1-2013, đã xác định rõ chủ trương của Nhà nước về xây dựng một hệ thống GDĐH có tính chất đa dạng, với những loại trường khác nhau nhằm thực hiện những sứ mạng khác nhau và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xã hội. Trong ba loại trường ĐH (nghiên cứu, ứng dụng và thực hành), trường ĐH nghiên cứu có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sự ưu tú, tạo ra những kiến thức mới, ý tưởng mới, sáng tạo mới nhằm dẫn dắt tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy sự giàu mạnh của quốc gia. Do vai trò đặc biệt đó, trường ĐH nghiên cứu cần có những đặc quyền, không chỉ về nguồn lực, mà còn là một môi trường hỗ trợ nhằm bảo đảm cho nó thực hiện được những nhiệm vụ trọng yếu của mình.

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012, chính thức có hiệu lực năm 2013 (Điều 64) quy định rõ về nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học bao gồm ngân sách nhà nước; học phí và lệ phí tuyển sinh; thu từ các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước

42

ngoài; Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật[16].

Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học.

Nghị định của chính phủ số 06/2000 ngày 06/03/2000 về việc hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục [21];

Thông tư liên tịch Bộ giáo dục và Đào tạo – Bộ kế hoạch và Đầu tư số 14/2005/TTLT – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 14 tháng 04 năm 2005 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2000/NĐ- CP ngày 06/03/2000 của chính phủ về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Đối với việc thu hút đâu tư trong nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành những văn bản quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài quốc dân. Việc tổ chức và thành lập các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ngân sách nhà nước này hoạt động theo quy chế riêng, theo điều lệ tương ứng với cấp học và bậc học.

Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục [33].

43

Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Trường đại học [34].

Từ những văn bản quy quạm pháp luật trên, hoạt động góp vốn thành lập các cơ sở giáo dục nói chung và các cơ sở giáo dục đại học nói riêng của các nhà đầu tư trong nước chủ yếu được quy định chi tiết ở các bản quy chế, điều lệ. Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu điều chỉnh của các quy định về hợp tác quốc tế trong Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn. Trong hệ thống các văn bản quy phạp pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục không thể không kể đến những điều ước quốc tế, những bản cam kết mà Việt Nam đã ra nhập. Tiêu biểu nhất là Biểu cam kết cụ thể về thuwong mại dịch vụ - là kết quả đàm phám quan trọng giữa Cộng hòa xã hội Việt Nam với các thành viên WTO và là phụ lục của Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam. Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: Cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN) [3].

1.4. Các yếu tố chi phối pháp luật đầu tƣ trong giáo dục đại học

1.4.1. Yếu tố kinh tế

Sự phát triển khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động trong xã hội. Những thay đổi này đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải luôn điều chỉnh chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế tri thức đang hình thành. Một khi phương tiện internet đã trở nên thông dụng, mọi thứ đều có thể trình diễn trên internet thì giáo dục từ xa là một hình thức học tập phổ biến cho tất cả mọi người.

Sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế, xã hội, công nghệ, các trường đại học phải điều chỉnh vai trò của mình như là trung tâm nâng cao tri thức để đáp

44

ứng nhu cầu nhận thức của mỗi quốc gia. Vai trò truyền thống của các trường đại học như là người canh giữ tri thức của nhân loại hay là người truyền thụ những kiến thức thu nhận được sẽ không còn phát huy được trong thời đại ngày nay. Nhiệm vụ của các trường đại học không chỉ đơn thuần là đào tạo nhân lực mà điều quan trọng hơn là đào tạo được các nhà chuyên gia giỏi và thích ứng nhanh, có khả năng làm chủ và điều khiển được các tình huống thay đổi đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Kinh tế hàng hóa phát triển, thị trường là động được hình thành, Người đi học và người sử dụng lao động có khả năng thu được lợi ích khi tham gia thị trường lao động. Vì vậy họ phải chia sẻ kinh phí cho hoạt động giáo dục đào tạo. Đó là cơ hội cho giáo dục đại học có thêm nguồn lực để phát triển. Như vậy cả người học lẫn người sử dụng đều phải đối mặt với bài toán chi phí – lợi ích. Tất cả điều đó ảnh hưởng đến quyết định động cơ học tập, việc lựa chọn ngành nghề, tác động đến quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội.

Trong bối cảnh này quyền tự chủ của các trường đại học và việc đảm bảo tự do học thuật phải được tôn trọng. Đây là điều cần thiết để cho các cơ sở giáo dục có thể hoàn thành sứ mệnh của mình, cho hệ thống giáo dục đại học hoạt động có hiệu quả, tăng cường khả năng thay đổi và đón trước. Ở cấp quốc gia, số lượng ngày càng nhiều cơ sở đào tạo hết sức đa dạng cần thiết để đáp ứng các xu hướng đang thay đổi về nhu cầu, sẽ không thể quản lý đúng đắn được chúng nếu không có các cơ chế mềm rẻo, một mức độ phân quyền nhất định. Chính những yếu tốt này ảnh tác động, hưởng đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam.

1.4.2. Yếu tố chính trị

Cũng như trong các lĩnh vực đầu tư khác, pháp luật đầu tư GDĐH tồn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)