Toàn cầu hóa và quốc tế hóa đã trở thành xu hướng không thể đảo ngược trong cuộc sống xã hội hiện đại. Thực hiện tốt quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa giáo dục đại học có thể sẽ mang lại ý nghĩa quyết định cho những thành công về giáo dục của đất nước.
Theo Avis et al. (1996), trong xu thế toàn cầu hóa, để không bị mất độc lập và chủ quyền kinh tế, lãnh thổ quốc gia, chính phủ cần duy trì quyền kiểm soát giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, nếu đóng cửa trong hoạch định chính
48
sách phát triển GDĐH sẽ tạo ra sự lạc hậu của hệ thống. Hơn mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, lĩnh vực GDĐH cần phải hướng ra thế giới bên ngoài, tiếp cận những tinh hoa của thế giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.
Mở rộng cửa ra thế giới bên ngoài và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, trao đổi quốc tế thực chất là quá trình thực hiện quốc tế hóa nền GDĐH, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng, uy tín và sức cạnh tranh với hệ thống giáo dục thế giới. Nó có vai trò thúc đẩy quá trình hiện đại học và nâng vị thế của cả hệ thống GDĐH. Nó cũng là phương tiện tốt nhất để tạo ra thế chủ động trong việc chống lại chủ nghĩa thực dân mới trong học thuật. Thông qua hội nhập và mở cửa hợp tác quốc tế để từng bước điều chỉnh cấu trúc và cải cách GDĐH theo hướng cạnh tranh quốc tế; phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng đào tạo và học thuật.
Tuy nhiên, vị thế giáo dục đại học nước ta trong thế giới toàn cầu hóa và quốc tế hóa không có nhiều lợi thế. Điều này có nghĩa là giáo dục đại học Việt Nam có thể sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn vào các siêu cường học thuật nếu không có những giải pháp hợp lý. Trong nước các trường đại học mạnh luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phân phối kiến thức, trong khi các cơ sở và các hệ thống yếu hơn với nguồn lực ít ở và các chuẩn mực học thuật thấp hơn đành phải chấp nhận sự phụ thuộc.
Vì vậy, hội nhập đồng nghĩa với việc tạo ra áp lực không nhỏ đối với các nhà quản lý, các nhà làm luật, và chính người học. Làm sao tạo môi trường đầu tư thông thoáng, công bằng, dân chủ để khuyến khích đầu tư? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nước đáp ứng nhu cầu hội nhập? Làm sao để giám sát được chất lượng tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập?...Các văn bản quy phạm pháp luật về hoặc động đầu tư cũng như
49
trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng cần phải được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với hội nhập quốc tế.
Kết luận chƣơng 1
Trong quá trình phát triển của xã hội với trình độ khoa học kỹ thuật, ngày càng cao, vai trò của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ngày càng trở nên quan trọng đối với cá nhân và đối với cả xã hội.
Đầu tư cho giáo dục đại học là việc làm cần thiết không chỉ đối với nhà nước ta mà nó còn ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ cuộc qua nào trên thế giới. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước ta.
Tuy nhiên, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố chính trị, kinh tế, phong tục, tập quán, ý thức xã hội và yếu tố hội nhập quốc tế.
Những nguyên tắc trong đầu tư giáo dục nói chung và đầu tư giáo dục đại học nói riêng phải được giữ vững. Chính vì vậy việc hình thành, xây dựng, bổ sung điều chỉnh chính sách, pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định đến mục tiêu giáo dục nước nhà.
50
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƢ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM