Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 87 - 89)

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp theo hướng xác định rõ nội dung, thẩm quyền quản lý vĩ mô của Chính phủ và thẩm quyền quản lý nhà nước của từng bộ, cơ quan ngang bộ. Chính phủ tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô về kinh tế - xã hội bằng pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật; xác lập cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý. Các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan ngang bộ tập trung vào việc xây dựng, ban hành thể chế, kế hoạch, thực hiện quản lý bằng pháp luật trong lĩnh vực đó. Luật hóa việc phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Mọi hoạt động quản lý nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên của Chỉnh phủ.

- Tăng cường xã hội hóa hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học bằng chính sách, công cụ pháp luật.

89

Tăng tính tự chủ cho các trường đại học: Trường đại học phải được xem là những thực thể pháp nhân có quyền tự chủ cao; vừa là đơn vị công ích, vừa là đơn vị hạch toán chi phí hiệu quả. Trường đại học cần có sự dịch chuyển từ chỗ là đơn vị sự nghiệp thuần túy, thụ động tiếp nhận ngân sách và các nguồn lực tài chính khác được nhà trường cung cấp cho toàn bộ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học theo kế hoạch hàng năm sang là những đơn vị sự nghiệp có thu và thực hiện hạch toán kinh tế theo cơ chế công ty, tuân thủ nguyên tắc bù đắp chi phí để tái tạo và mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao. Trường đại học cần có sự thay đổi căn bản về nội dung quản trị và cần được định hướng tới khách hàng thông qua cơ chế chủ động xác định các ưu tiên trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, các hoạt động nghiên cứu và bố trí kế hoạch chi tiêu, sử dụng ngân sách và nguồn lực phù hợp với các ưu tiên. Trường đại học cần được tự chủ lựa chọn cách thức xử lý mối quan hệ với cá nhân, đơn vị trong nội bộ nhà trường và các đối tác bên ngoài nhà trường; cần cạnh tranh về nội dung, phương pháp đào tạo và mở rộng cả về không gian và thời gian tổ chức các hoatj động này một cách công khai, minh bạch và theo hướng tập trung, đơn giản hóa. Trường đại học phải có trách nhiệm giải trình trước xã hội về việc đảm bảo quyền lợi của người học và lợi ích của cộng đồng, dân tộc, chấp hành và thực thi luật pháp và việc sử dụng nguồn ngân sách, nguồn lực của nhà nước cung cấp…

Xây dựng nền tảng pháp lý về học phí, lệ phí, chế độ học bổng chính sách, trợ cấp và hỗ trợ sinh viên dưới hình thức cho vay để duy trì sự bình đẳng cả về cơ hội và quyền được học đại học; chú trọng đến các khía cạnh để phân phối lại qua phúc lợi xã hội cho các sinh viên thuộc các đối tượng chính sách, bảo đảm cho mọi thành viên xã hội được thực hiện trách nhiệm ngang nhau khi cùng tiếp nhận các dịch vụ giáo dục đại học như nhau. Ban hành các

90

văn bản quy phạm pháp luật về chế độ làm việc, tiền lương, tiền công của đội ngũ giảng viên, cán bộ phục vụ, quản lý và cán bộ nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng phù hợp với đổi mới nội dung quản trị nhà trường…

Ngoài ra pháp lý hóa mối quan hệ giữa Nhà nước và trường đại học. Nhà nước thay đổi từ chức năng quản lý và kiểm soát trực tiếp sang giám sát, chỉ đạo, kiểm tra, điều phối, điều chỉnh; thiết lập và quy chế hóa một số khuôn khổ mới về xác lập tư cách pháp lý của các cơ sở giáo dục đại học, trên nguyên tắc tạo thêm sự tự chủ cho các trường đại học để các trường vận hành đảm bảo không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu thị trường lao động, mà còn hoàn thành các kế hoạch theo quy định của chính phủ. Nhà nước bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu trong lĩnh vực đầu tư giáo dục đại học,..Thực hiện nhất quán một mặt bằng pháp lý và điều kiện hoạt động cho các cơ sở đào tạo không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)