- Thách thức: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, ngành caosu và doanh
3.3. Khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước
- Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp cao su trong nước phát triển: hiện nay lượng sản phẩm cao su thiên nhiên tiêu thụ trong nước còn thấp, phát triển ngành công nghiệp cao su là một giải pháp quan trọng nhằm mở rộng và phát triển thị trường cao su nội địa. Để đẩy mạnh nền công nghiệp cao su trong nước, theo chúng tôi:
+ Chính phủ cần thành lập một tổ nghiên cứu dự án phát triển ngành cao su trong nước, nhằm: đánh giá hiện trạng sản xuất công nghiệp cao su tại Việt nam; Nghiên cứu và khảo sát thị trường trong và ngoài nước, xác định những ngành công nghiệp cao su mà ta có lợi thế để định hướng phát triển; Đề xuất các giải pháp vĩ mô tham mưu cho chính phủ nhằm kích thích phát triển có hiệu quả ngành công nghiệp cao su trong nước.
+ Có các chính sách ưu tiên về tín dụng, thuế cho các dự án dầu tư vào ngành công nghiệp cao su tại Việt nam. Đặc biệt cần thu hút các dự án liên doanh hay các dự án được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài.
- Thứ hai, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập và mở rộng các thị trường mục tiêu:
+ Tích cực chủ động đàm phán, đưa nền kinh tế Việt nam gia nhập tổ chức WTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), PPTPP, từ đó để hàng hóa Việt nam nói chung và cao su Việt nam nói riêng được hưởng các ưu đãi về thuế quan và cạnh tranh bình đẳng. Đặc biệt, Chính phủ cần sớm đàm phán với các Chính phủ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, NICS... tiến tới ký kết các Hiệp định thương mại song phương dể phát triển hình thức buôn bán chính ngạch giữa hai bên. Tạo điều kiện thuận lợi lâu dài cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt nam nói chung và cao su nói riêng.
+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cấp chính phủ thông qua các cơ quan ngoại giao, thương vụ trong và ngoài nước. Tổ chức giúp các doanh nghiệp khảo sát, thăm dò thị trường nước ngoài, tham gia các hội chợ quốc tế và khu vực...
+ Thành lập quỹ bình ổn giá cao su nhằm hỗ trợ ngành cao su trong nước ổn định sản xuất kinh doanh khi thị trường cao su thế giới biến động bất lợi.
- Thứ ba, thiết lập chính sách về đầu tư: các công ty cao su thuộc khu vực Tây nguyên. Duyên hải miền trung, Khu Bôn cù; các công ty công nghiệp cao su mới thành lập còn gặp nhiều khỏ khăn. Đề nghị Nhà nước cho hưởng các ưu đãi đầu tư, như: miễn giảm thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và một số nghĩa vụ tài chính khác... theo luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi.
Cần có chính sách hấp dẫn khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực trồng và chế biến cao su tại Việt nam
- Thứ tư, thiết lập chính sách thuế:
+ Đề nghị miễn thuế xuất khẩu các sản phẩm cao su, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
+ Đề nghị thống nhất áp dụng mức thuế đất nông nghiệp trồng cây cao su từ đất hạng 2 xuống đất hạng 4, hạng 5 tùy từng vùng như đối với một số loại cây công nghiệp dài ngày khác.
+ Đề nghị tăng thuế nhập khẩu các loại sản phẩm mà công nghiệp chế biến cao su trong nước sản xuất được, như: săm, 1ốp xe đạp, xe gắn máy, máy cày, máy kéo; các loại giày, dép... để bảo hộ và phát triển công nghiệp trong nước.
- Thứ năm, tổ chức hiệp hội cao su Vỉệt nam: đây là việc làm cần thiết nhằm quản lý và thực hiện các chiến lược và chính sách chung của ngành. Vì chúng ta có chủ trương là đa dạng hóa các loại hình kinh tế trong trồng trọt, chế biến kinh doanh cao su.
KẾT LUẬN
Từ những kết qua nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau đây. Quyết định đầu tư của công ty niêm yết ngành cao su chịu tác động của các yếu tố tài chính bên trong, và môi trường vĩ mô bên ngoài.
Đối với các yếu tố tài chính của công ty, kết quả thực nghiệm cho thấy tất các yếu tố nghiên cứu đều có tác động mạnh đến quyết định dầu tư của công ty. Trong đó, các yếu tố có tác động tích cực đến đầu tư gồm dòng tiền, tăng trưởng doanh thu, đòn bẩy, tỷ lệ tài sản cố định. Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố có tác động tiêu cực đến đầu tư như quy mô công ty, Tobin q và rủi ro kinh doanh.
Đối với các yếu tố đại diện cho kinh tế vĩ mô được nghiên cứu trong bài như GDP và lạm phát thì chỉ có GDP là có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP có tác động rất tích cực đến đầu tư của công ty.
Bên cạnh những kết quả đạt được bài nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như mẫu nghiên cứu chưa lớn, thời gian nghiên cứu ngắn và các biến trong mô hình nghiên cứu vẫn chưa bao quát hết được các yếu tố tác động đến quyêt định của doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu chưa thực hiện các mô hình để loại bỏ hiện tượng nội sinh giữa các biến nên có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.