Bảng 2.4: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC của các công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư của các CÔNG TY NIÊM yết TRONG NGÀNH CAO SU ở VIỆT NAM (Trang 40 - 45)

MÃ DN 2017 2016 2015 2014 2013BRC 9% 15% 10% 11% 7% BRC 9% 15% 10% 11% 7% BRR 31% 5% 17% 20% CDR 2% 2% 3% 2% CSM 2% 10% 10% 14% 16% DPR 32% 25% 24% 34% 54% DRC 5% 15% 16% 14% 18% DRI 44% 8% 0% HRC 6% 13% 36% 36% 17% HRG 1% 0% 0% 0% MH3 188% 185% 194% 204% 74% PHR 24% 22% 20% 20% 27% RBC 1% 0% -2% 0% 1% RCD 15% 9% 3% 2% 4% RTB 79% 32% 14% 17% 29% SRC 4% 9% 10% 9% 8% TNC 43% 40% 15% 27% 27% TRC 48% 24% 19% 37% 48% VHG -4665% -3% 12% 26% 46% VRG 12% -40% -14% 36% 0%

Nguồn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Theo bảng 2.47 cho thấy trong giai đoạn 2014 - 2017 lợi nhuận đầu tư tương đối tốt ở đa số các công ty, tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của các đơn vị này đến từ khai thác gỗ chứ không phải từ mủ. Bên cạnh đó, một số nhóm ngành đầu tư khác cũng mang lại doanh thu khá khả quan.

Riêng 2 công ty làm ăn thua lỗ nhất trong ngành là VHG và VRG. Năm 2017, VHG xuất hiện khoản chi phí tài chính đột biến lên tới 842 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Trong tháng 12/2017, VHG đã ra nghị quyết thoái vốn khỏi CTCP Phát triển Bất động sản Tây Hồ Tây, đây là khoản đầu tư có giá trị ghi sổ lên tới 729 tỷ đồng. Sau đấy, VHG liên tục thực hiện đầu tư, thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp với giá trị khá lớn và đa phần đều thua lỗ nặng nề. Trong giai đoạn đầu năm 2017, VHG đã liên tiếp báo lỗ do thanh lý các khoản đầu tư vào CTCP Thủy sản Viễn Đông, CTCP Cao su miền Nam… Cuối tháng 12/2017, VHG đã tham gia góp vốn hơn 100 tỷ đồng vào CTCP sản xuất ứng dụng công nghệ cao Thái Sơn. Tuy nhiên, thông tin về những doanh nghiệp trên khá mù mờ. Còn VRG đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ gần 2.600 tỉ đồng. Đầu tư ngoài ngành của VRG chủ yếu là thủy điện, ximăng, thép, chứng khoán... nhưng hầu hết đều thua lỗ. Như vậy, nguyên nhân xuất phát từ việc vung vãi tiền đầu tư vào nhiều công ty ngoài ngành nghề kinh doanh chính nhưng thua lỗ, không được chia cổ tức hoặc nguy cơ mất vốn hoàn toàn. Bên cạnh đó là công ty mẹ, công ty con cùng sai phạm điển hình là đầu tư sang Campuchia nhưng chưa được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra còn đốt tiền vào công ty "sân sau" và gây ra những hậu quả nặng nề.

2.3. Đánh giá thực trạng về quyết định đầu tư và thực trạng đầu tư củacác công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam

Tính từ năm 2007 đến nay, có 9 công ty thực hiện đầu tư 9 dự án tại 6 tỉnh, với quy mô theo dự án được duyệt là 63.500 ha với tổng mức đầu tư 11.600 tỷ đồng, trong đó vốn Tập đoàn 7.300 tỷ đồng vốn vay và vốn của người dân góp quyền sử dụng đất 4.300 tỷ đồng. Tổng diện tích cao su của các công ty đầu tư thêm tính đến cuối năm 2017 là 28.622 ha bằng 45% diện tích theo dự án; tổng vốn đã đầu tư ở khu vực là 4.285 tỷ đồng, bằng 37% tổng mức đầu tư dự án trong đó Vốn chủ sở hữu là 3.800 tỷ đồng, vốn vay 458 tỷ đồng và vốn ngân sách cấp cho xây dựng hạ tầng 29 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2017, các công ty đang quản lý quỹ đất tổng cộng 32.816 ha, quỹ đất để thực hiện dự án chủ yếu đất góp của người dân, diện tích 27.704 ha

chiếm 85% tổng diện tích, còn lại 5.112 ha địa phương cho thuê để trồng cao su. Với đất thuê các công ty quản lý theo mô hình chung, riêng đất do người dân góp, hình thức tổ chức sản xuất là công ty chịu toàn bộ vốn đầu tư, thu tuyển người lao động có góp đất thành công nhân công ty và quản lý theo hình thức đại điển. Người góp đất ngoài nhận lương theo công việc, được phân chia 10% giá trị sản phẩm trên diện tích đất góp khi có sản phẩm. Mối quan hệ giữa các công ty với người dân được xác lập thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, đến nay công ty đã thực hiện ký hợp đồng với người dân được 6.271 ha cho 4.860 hộ, bình quân 1,04 ha/hộ; chưa ký hợp đồng với người dân 21.433 ha của 20.708 hộ, bình quân 1,04 ha/hộ.

Diện tích trồng mới tập trung vào giai đoạn 2009-2015, từ năm 2013 khi những dự báo về thị trường không thuận lợi trong những năm tới bắt đầu rõ nét, các công ty đã giảm dần diện tích trồng mới và đã chấm dứt việc mở rộng diện tích từ năm 2015, chỉ tập trung trồng lại, trồng dặm những vườn cây bị ảnh hưởng rét từ năm 2011 và năm 2016 chỉ trồng vét trên những diện tích mà người dân đã góp đất diện tích 255 ha, từ năm 2017 chỉ chăm sóc các vườn cây đã trồng, xây dựng nhà máy chế biến để chế biển sản phẩm khai thác với tổng vốn còn phải đầu tư khoảng 3.670 tỷ đồng. Như vậy tổng vốn đầu tư hoàn chỉnh cho khu vực là 7.995 tỷ đồng, bằng 51% so với dự kiến ban đầu. Bắt đầu tư năm 2016 một số diện tích vườn cây sẽ đưa vào khai thác và tăng nhanh trong những năm tiếp theo: năm 2017: 300ha; 2018: 7.000 ha; 2019: 12.700 ha; năm 2020: 17.000 ha và sản lượng cao su cũng tăng dần, đạt mức khoảng 15.00 tấn vào năm 2020.

Việc đầu tư vào diện tích trồng cây cao su cũng mang lại nhiều thành quả. Mặc dù vườn cây cao su chưa khai thác những những khoản thu nhập từ tiền lương chăm sóc vườn cây cao su cũng đã đem lại mức thu nhập ổn định, cao hơn mức lương tối thiểu cho người lao động. Qua đời sống của người nông dân ở các địa phương phát triển trồng cây cao su, có thể nhận định rằng cây cao su ở khu vực đã đem đến sự tác động tích cực và sâu rộng đến thu nhập, đời sống, ý thức của nfười dân ở khu vực và góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng núi. Trong những năm tới, dù giá mủ thấp khi vườn cây đưa vào khai thác, có sản phẩm, có doanh thu thì thu nhập của người lao động sẽ cao hơn thời gian qua vì ngoài khoản tiền lương

được trả khi thu hoạch mủ luôn cao hơn tiền lương chăm sóc cao su, người dân còn được chia 10% sản phẩm, chương trình này sẽ tiếp tục đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của khu vực nông thôn có cây cao su. Ngoài ra, các dự án đầu tư trong lĩnh vực cao su đã gây dựng được nhân sự quản lý và kỹ thuật khá đồng đều ở các địa bản, đào tạo được hàng ngàn nông dân làm quen với tác phong sản xuất nông nghiệp có kỷ luật lao động, quy trình kỹ thuật tiên tiến và quy mô lớn, là tiền đề để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp kỹ thuật, năng suất cao ở các địa phương.

Tuy nhiên bên cạnh đó các dự án đầu tư trong ngành cao su cũng gặp nhiều khó khăn, như thiệt hại do đợt rét đậm rét hại ở các vùng núi phía Bắc năm 2010- 2011, vườn cây bị thiệt hại nặng, chất lượng không đồng đều và phải trồng dặm lại tương đối lớn.

Tính đến cuối năm 2015, suất đầu tư đã thực hiện cho 1ha trồng cây cao su đã lên đến 146 triệu đồng/ha, và vẫn phải tiếp tục chăm sóc, xây dựng nhà máy chế biến để hoàn thành các dự án. Tính đến cuối năm 2017, suất đầu tư trung bình đã lên đến 180 triệu đồng/ha, và cá biệt có những công ty lên đến 200 triệu đồng/ha. Mặc dù các công ty đã có những giải pháp để giảm suất đầu tư từ năm 2015 đến nay nhưng suất đầu tư khi hoàn thành dự án vẫn cao hơn suất đầu tư ở các khu vực truyền thống trên 50%, điều đó dẫn đến khấu hao, chi phí lãi vay tăng và làm tăng giá thành sản phẩm.

Nhìn chung về mặt hiệu quả, với năng suất khá thấp và suất đầu tư cao, giá thành bình quân đi đạt năng suất lên đến 34 triệu đồng/tấn (so với giá thành kế hoạch năm 2016 là 25 triệu đồng/tấn). Với đặc điểm cây cao su năng suất những năm đầu khai thác khá thấp (khoảng 0,6 tấn/ha) và tăng dần đến năm thứ 4, thứ 5 mới đạt năng suất thiết kế và giá mủ từ nay đến năm 2020 không vượt quá 40 triệu đồng/tấn thì những năm đầu kinh doanh các công ty sẽ hết sức khó khăn, nhiều công ty bị thua lỗ.

Ngoài ra, để hoàn thành các dự án đầu tư, cần thêm 3.670 tỷ đồng, với số vốn chủ sở hữu có hạn thì các công ty phải sử dụng thêm vốn vay. Tuy nhiên vấn đề này

khá là khó khăn vì đất là của dân góp nên không thể sử dụng để thế chấp và giá cao su có xu hướng giảm, các ngân hàng sẽ e ngại hơn trong việc cho vay.

2.4. Nghiên cứu các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến quyết định đầu tư củacác công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

2.4.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu

Mẫu dùng để nghiên cứu gồm các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên sàn Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí Minh (HSX). Mẫu nghiên cứu gồm 20 công ty thuộc ngành cao su.

• Tiêu chí chọn mẫu:

- Những công ty đã niêm yết kể từ năm 2015.

- Có báo cáo tài chính đầy đủ cho các năm 2015-2017. • Nguồn dữ liệu.

- Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên website Bloomberg và các websites khác như cafeF, cophieu68, HSC...

2.4.1.2. Mô hình nghiên cứu

Phương trình hồi quy được sử dụng:

Biến nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước về quyết định đầu tư, trong đó có mô hình q của Tobin và các nghiên cứu của Erickson & Whited (2000), Gomes (2001), Saquido (2003), Ninh LK và cộng sự (2007), Carpenter và Guariglia (2008), Bokpin và Onumah (2009), Li và cộng sự (2010), Ruiz - Porras và Lopez - Mateo (2011) và Nair (2011). Biến phụ thuộc là biến đại diện cho sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư của công ty và biến độc lập là các yếu tố có tác động đến quyết định đầu tư cùa một doanh nghiệp. Các biến độc lập được sử dụng trong

nghiên cứu bao gồm: Dòng tiền (Cash Flow), đòn bầy tài chính (TDTA), tăng trưởng doanh thu (REVG), Tobin q, quy mô (SIZE), tỷ lệ tải sản cố định (TANGB), rủi ro kinh doanh (RISK) và hai biến vĩ mô là GDP và lạm phát (INF).

Các biến nghiên cứu trong mô hình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư của các CÔNG TY NIÊM yết TRONG NGÀNH CAO SU ở VIỆT NAM (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)