Đặc điểm của ngành Caosu Đặc điểm về tổ chức quản lý:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư của các CÔNG TY NIÊM yết TRONG NGÀNH CAO SU ở VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của đề tà

2.1.1. Đặc điểm của ngành Caosu Đặc điểm về tổ chức quản lý:

Đặc điểm về tổ chức quản lý:

Ngành cao su Việt Nam hiện nay có hai khối quản lý chính: khối nhà nước và khối tư nhân. Trong đó, khối nhà nước chia thành các công ty trực thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam và các công ty do các đơn vị quân đội và địa phương quản lý.

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam hiện đang quản lý 45,83% tổng diện tích, chiếm 70% sản lượng và 90% công suất hệ thống các nhà máy sơ chế toàn ngành. Phần lớn diện tích cao su được trồng theo hình thức đại điền.

Các đơn vị Quân đội và doanh nghiệp địa phương hiện đang nắm giữ 13,56% diện tích toàn ngành.

Khối tư nhân và nông hộ hiện nay chiếm 40,29% toàn ngành. Phần lớn diện tích này là cao su tiểu điền từ vài hecta đến vài chục hecta.

Đặc điểm cơ cấu vùng

Việt Nam có điều kiện thiên nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, phù hợp cho phát triển ngành cao su tự nhiên và từ lâu trong nước đã hình thành các vùng trồng cao su tập trung quy mô lớn như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ…

- Đông Nam Bộ: chiếm 45% diện tích - Tây Nguyên: chiếm 30% diện tích. - Bắc Trung Bộ: chiếm 11% diện tích. - Tây Bắc: chiếm khoản 6% diện tích.

- Duyên Hải Nam Trung Bộ: chiếm 8% diện tích

Ngoài diện tích gieo trồng trong nước, thì trong những năm qua nhiều doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam cũng đã phát triển các rừng cao su tự nhiên trên đất các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia và tổng diện tích gieo trồng tại hai nước này bằng khoảng hơn 10% diện tích tại Việt Nam.

Đặc điểm về sản lượng và xuất nhập khẩu

Tổng sản lượng cao su khai thác trong nước được sử dụng cho các nhu cầu tiêu thụ chính như sau:

- Phần lớn nhằm mục đích xuất khẩu.

- Phần nhỏ còn lại được cung cấp cho các nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Giai đoạn 2008 – 2012: sản lượng khai thác tăng từ 711 nghìn tấn năm 2009 lên 915 nghìn tấn năm 2013, đến năm 2017, sản lượng khai thác cao su là 1.300 nghìn tấn.

Giai đoạn 2009 – 2012: giá trị nhập khẩu cao su tăng từ 409,5 triệu USD năm 2009 lên mức 673,5 triệu USD năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,2%/năm. Đến năm 2017, khối lượng nhập khẩu cao su trong lên đến 559 ngàn tấn, trị giá 1,09 tỷ USD. Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong năm 2017 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia và Thái Lan chiếm 54,5% thị phần.

Trong khi đó sản lượng xuất khẩu tăng từ 731 nghìn tấn năm 2009 lên 1.075 nghìn tấn năm 2013. Đến năm 2017 ngành cao su Việt Nam đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 2 tỷ USD, đạt 1,3 triệu tấn.

Hiện nay, cao su Việt Nam xuất khẩu tới 28 quốc gia trên thế giới, trong đó xuất sang các nước EU chiếm 7,4% và các nước Đông Nam Á chiếm 6,7%. Trung Quốc thị trường chủ lực chiếm 65% tỷ trọng đạt 896,2 nghìn tấn 1,4 tỷ USD, tăng 20,71% về lượng và 45,61% về kim ngạch so với 2016. Giá xuất bình quân tăng 20,62%, đạt 1612,80 USD/tấn. Tiếp theo là thị trường Malaysia, Ấn Độ đạt 77,7 và 43,3 nghìn tấn, nhưng so với năm 2016 tốc độ xuất sang hai thị trường này đều giảm, tương ứng 23,22% và 36,16%.

Tuy nhiên một thực tế, sản lượng xuất khẩu còn cao hơn cả sản lượng sản xuất cao su trong nước, ghi nhận khoảng 10% - 12% tổng sản lượng cao su khai thác trong nước là được tiêu thụ trong nước, như vậy để bù đắp cho sản lượng xuất khẩu thì một phần sản lượng cao su nhập khẩu sẽ được tái xuất sau khi đã trải qua công đoạn chế biến ban đầu. Đây là thực tế không bất ngờ khi nhiều doanh nghiệp trong nước đã phát triển các rừng cao su ở Campuchia, Lào, Myanmar…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư của các CÔNG TY NIÊM yết TRONG NGÀNH CAO SU ở VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)