6. Kết cấu của đề tà
2.2.1. Khái quát về đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành caosu ở Việt Nam
cao su ở Việt Nam
2.2.1. Khái quát về đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao suở Việt Nam ở Việt Nam
Quỹ đất là yếu tố tiên quyết để có thể đầu tư trồng cao su. Tại Việt Nam, diện tích trồng đã tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn 2005-2017 với gần 800 ngàn ha được trồng mới, chiếm 50% diện tích trồng cao su của cả nước. So với quy hoạch phát triển cao su của Chính phủ, diện tích trồng cao su hiện đã vượt quy hoạch đề ra. Có thể thấy, ngành cao su Việt Nam đã trải qua giai đoạn mở rộng về diện tích, quỹ đất để phát triển đã tới hạn. Do đó, cơ hội cho các nhà đầu tư trồng cao su nhìn chung là không còn nhiều. Các cơ hội tiềm năng mở ra nhiều hơn trong ngành cao su chế biến khi nhu cầu tiêu thụ nội địa đang tăng nhanh qua các năm. Đây là một lĩnh vực hấp dẫn khi mà mức tiêu thụ nội địa chỉ mới chiếm khoảng 17% sản lượng. Trong thời gian qua, lĩnh vực này đã thu hút được nhiều dự án chế biến để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước. Một hình thức khác có thể đầu tư vào các công ty trồng cao su là đầu tư gián tiếp vào các công ty niêm yết. Trên thị trường chứng khoán hiện có 20 công ty cao su đang niêm yết trong đó VRG là cổ đông lớn nhất và nắm tỷ lệ chi phối ở hầu hết các Công ty lớn trong ngành.
Bảng 2.3: Mức đầu tư của VRG
Mã CK TÊN CÔNG TY CỔ ĐÔNG LỚN TỶ LỆ SỞ HỮU
HRC CTCP Cao su Hòa Bình VRG 55% DPR CTCP Cao su Đồng Phú VRG 57% PHR CTCP Cao su Phước Hòa VRG 69% TNC CTCP Cao su Thống Nhất VRG 51% TRC CTCP Cao su Tây Ninh VRG 62%